Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

           - Kiến thức:

               +  Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.

               +  Những nội cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

               + THGDMT: Nhắc lại các văn bản liên quan trực tiếp đến môi trường. 

         - Kĩ năng:  + Tiếp cận một văn bản nhật dụng.

                            + Tổng hợp và hệ thống há kiến thức.

         - Thái độ:  Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh cuộc sống của em.

   2. phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.

               - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.

               - Năng lực thẩm mĩ

                - Năng lực hợp tác

                - Năng lực tự học

                - Năng lực học nhóm

doc 18 trang Khánh Hội 17/05/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 15/02/ 2019
Tuần dạy: 27	
Tiết dạy: 134,135, 136,137,138,139,140
Tiết 134:	 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
	- Kiến thức:
 + Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
 + Những nội cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
 + THGDMT: Nhắc lại các văn bản liên quan trực tiếp đến môi trường. 
 - Kĩ năng: + Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
 + Tổng hợp và hệ thống há kiến thức.
 - Thái độ: Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh cuộc sống của em.
 2. phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
 - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
 - Năng lực thẩm mĩ
 	- Năng lực hợp tác
	- Năng lực tự học
 	- Năng lực học nhóm
II. Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, giáo án.
- Trò: ĐDHT, bài cũ, bài soạn, SGK.
III. Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3.Nội dung bài mới:(33p)
* Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Kể tên các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình đã học trong chương trình ngữ văn THCS các lớp 6, 7, 8, 9:
Bước 2: Hs lên bảng trả lời
Bước 3: Hs nhận xét
Bước 4: HS trình bày xong, đánh giá, cho điểm. GV dẫn dắt vào bài: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: Ôn lại KN VB nhật dụng. (8p)
7
4.Cổng trường mở ra 
5. Mẹ tôi . 
6. Cuộc chia tay của những con búp bê 
7. Ca Huế trên sông Hương 
- Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái. Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người.
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái.
- Tình cảm thân thiết của hai anh em và nỗi đau chua xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh . 
- Vẻ đẹp của sông Hương VH và những con người tài hoa xứ Huế .
-Giáo dục, nhà trường gia đình, trẻ em.
- nt 
- nt 
- Văn hoá dân gian
TS,MT,TM,NL, BC .
TS,MT , NL, BC.
TS,NL, BC .
TM,NL, TS, BC .
8
8.Thông tin về ngày trái đất năm 2000
9.Ôn dịch thuốc lá
10. Bài toán dân số 
- Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông với môi trường
- Tác hại của thuốc lá đến kinh tế và sức khoẻ.
- Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội .
- Môi trường
- Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá 
- Dân số và tương lai nhân loại .
NL, TM
 TM,NL,BC. 
TM,NL.
9
11.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 
12. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
13.Phong cách Hồ Chí Minh 
- Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em của cộng đồng quốc tế .
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hoà bình thế giới.
- Vẻ đẹp của phong cách HCM, tự hào, kính yêu về Bác
- Quyền sống con người.
-Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
-Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
NL,TM, BC. 
NL,BC.
NL, BC.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học VB nhật dụng. (20p)
- Những vấn đề trên có đạt các yêu cầu của một văn bản nhật dụng không? Có mang tính cập nhật không ? Có ý nghĩa lâu dài không? Có giá trị văn học không? 
- Hs khá giỏi: Ta có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng? 
- Hs yếu kém: Gv gợi ý.
- Gọi HS đọc 5 nội dung khi học VB nhật dụng.
- Nhấn mạnh 5 yêu cầu.
- Có
- Hs khá giỏi: Có thể kết hợp các phương thức biểu đạt của văn bản.
- Học sinh đọc ở SGK 
- nghe.
III . PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG 
+ Lưu ý nội dung các chú thích của văn bản nhật dụng. 
+ Liên hệ các vấn đề trong văn bản nhật dụng . 
+ Có ý kiến, quan điểm riêng trước vấn đề đó .
+ Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra trong văn bản nhật dụng.
+ Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu hiện để phân tích một văn bản nhật dụng.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3’)
- Học bài.
	- Rút ra được phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho hiệu quả.
 	- Chuẩn bị bài chương trình địa phương (phần tiếng việt) theo nội dung câu hỏi sgk.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC (3’)
- Thế nào là văn bản nhật dụng? 
- Phương pháp học văn bản nhật dụng?
* Đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: 
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 135
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức:
 	+ Mở rộng vốn từ ngữ địa phương.
 	+ Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương. 
- Kĩ năng: Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại.
- Thái độ: Có ý thức sử dụng từ địa phương phù hợp.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
 	- Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực trình bày, tổng hợp, tư duy
II. CHUẨN BỊ
 	- Giáo viên: sgk, giáo án.
 	- Học sinh: sgk, chuẩn bị bài. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 	Em hãy nêu các điều kiện để sử dụng hàm ý. Cho ví dụ.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (3’)
Mục đích: Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập (giúp hs ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới)
Tìm  câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ngữ địa phương?
- Tìm và phát biểu
- Lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn tập về từ ngữ địa phương (3’)
- Thế nào là từ địa phương?
- Cách sử dụng từ địa phương?
- Hs trả lời
- HS trả lời
I. Ôn tập về từ ngữ địa phương
1. Khái niệm:
- Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một địa phương nhất định.
2. Cách sử dụng từ địa phương:
- Hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương khi giao tiếp với người nơi khác
- Không sử dụng trong các văn bản khoa học, các bài viết văn khi không có mục đích.
Hoạt động 3: Luyện tập
1) Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích và chuyển thành từ ngữ toàn dân (5’)
Mục đích: Hs tìm từ ngữ địa phương và chuyển sang từ ngữ toàn dân.
 Cho HS đọc kĩ đoạn văn sau và chỉ ra những từ ngữ địa phương được sử dụng trong đoạn văn và chuyển những từ ngữ đó thành từ ngữ toàn dân tương ứng.
* Đoạn 1: Nằm trong nhà bên kia kinh, chú Hai Các lắng tai theo dõi cuộc họp. Chừng nghe thím Hai nói huỵch toẹt bậy bạ, chú chạy lịch phịch ra bến, quát lên inh ỏi:
- Nè, đừng có ong óng cái miệng nói bá láp bá xàm nghe. Tao đã nói chuyện không đáng mà cứ làm rùm beng mất lòng chòm xóm. Thời kì giặc giã, cái mạng sống không lo giữ, đi giữ cây tràm 
 Thím Hai bỏ đứng dậy đi về, miệng lầm bầm:
- Không nói thì cằn rằn sao không nói, nói thì rầy nói bá láp bá xàm. Riết rồi không biết đường nào theo cho vừa ý (Lê Vĩnh Hòa - Những người cùng xóm)
* Đoạn 2: Mùa sa mưa, bọn trẻ chúng tôi mang trâu lên cầm trên những cánh đồng cỏ mênh mông ngút ngàn. Thời gian rảnh rỗi là đi lượm trứng chim, còĐất quê tôi đâu đâu cũng đầy chim, cò. Có những buổi đờn ca không có mồi nhậu, mấy tay thanh niên trong làng xách đèn pin và giàn thun đi một tiếng đồng hồ là quảy về năm bảy con cò, vạc để nấu cháo đậu xanh. Cụm rừng chồi sau nhà tôi nhỏ xíu chừng nửa công đất mà cò ráng, cò nhà cũng về làm tổ, đẻ trứng
 (Phan Trung Nghĩa – Miền chim hát)
- Đọc đoạn văn
- Xác định những từ ngữ địa phương trong đoạn văn.
- Tìm từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân.
1) Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn văn:
* Đoạn a:
Từ địa phương
Từ toàn dân
- kinh
- huỵch toẹt
- lịch phịch
- ong óng
- bá láp bá xàm
- chòm xóm
- cằn rằn
- rầy
* Đoạn b:
Từ địa phương
Từ toàn dân
- cầm
- rảnh rỗi
- đờn
- xách
- giàn thun
- quảy
- 
2) Hướng dẫn HS làm bài tập 1 và 2 SGK trang 97,98 (5’)
Mục đích: Hs nhận xét các từ ngữ địa phương và chuyển TN địa phương sang TN toàn dân tương ứng.
- GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm một phần.
- Gọi HS đọc và làm BT 2 theo yêu cầu.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Đứng tại chỗ trả lời.
2) Hướng dẫn HS làm BT 1,2
* Bài tập 1: Nhận xét các từ ngữ địa phương. Chuyển TN địa phương sang TN toàn dân tương ứng.
* Đoạn a:
- thẹo - sẹo
- lặp bặp - lắp bắp
- ba - bố, cha
* Đoạn b:
- ba - bố, cha
- má - mẹ
- kêu - gọi
- đâm - trở thành
- đũa bếp - đũa cả
- (nói) trổng - (nói) trống không.
* Bài tập 2: Đối chiếu
a) kêu: từ toàn dân - nói to.
b) kêu: từ địa phương - gọi.
3) Tìm từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng (7’)
Mục đích: Hs tìm được từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng 
- Gọi HS lên bảng điền vào bảng
- Lên bảng điền vào bảng
Phạm vi
Từ địa phương
Từ toàn dân
Phạm vi
Từ địa phường
Từ toàn dân
Chỉ: người, con vật, sự vật
cha
Chỉ: hoạt động, trạng thái, tính chất
đá bóng
mẹ
tiêu dùng
con ngan
gọi
con lợn
buồn
giun
vào
lạc
lúi húi
vừng
say
ngô
xấu hổ
sắn
may rủi
lốp xe
giả vờ
chăn
một mình
bút
nghiện
3. Tìm từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng
Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng
1) Sưu tầm, bổ sung thêm một số từ ngữ địa phương và điền vào bảng (5’)
Mục đích: Hs sưu tầm, bổ sung thêm một số từ ngữ địa phương và điền vào bảng 
- HS làm tìm thêm từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng.
- Điền vào bảng
Từ địa phương
Từ toàn dân
vô
vào
thẹo
sẹo
lặp bặp
lắp bắp
..
..
2) Hướng dẫn HS về nhà đọc các tác phẩm văn học viết về Bạc Liêu để phát hiện thêm các từ ngữ địa phương và cho biết ý nghĩa của chúng (3’)
Mục đích: Hướng dẫn HS về nhà đọc các tác phẩm văn học viết về Bạc Liêu để phát hiện thêm các từ ngữ địa phương và cho biết ý nghĩa của chúng
- Cho HS Đọc các tác phẩm văn học viết về Bạc Liêu để phát hiện thêm các từ ngữ địa phương và cho biết ý nghĩa của chúng.
- Đọc các tác phẩm văn học viết về Bạc Liêu để phát hiện thêm các từ ngữ địa phương và cho biết ý nghĩa của chúng.
5. Đọc các tác phẩm văn học viết về Bạc Liêu để phát hiện thêm các từ ngữ địa phương và cho biết ý nghĩa của chúng
3) Hướng dẫn HS về sưu tầm, phân loại từ ngữ địa phương Bạc Liêu và ghi vào sổ tay của cá nhân (3’)
Mục đích: HS về sưu tầm, phân loại từ ngữ địa phương Bạc Liêu và ghi vào sổ tay của cá nhân
- Hướng dẫn HS về sưu tầm, phân loại từ ngữ địa phương Bạc Liêu và ghi vào sổ tay của cá nhân
- Về sưu tầm, phân loại từ ngữ địa phương Bạc Liêu và ghi vào sổ tay của cá nhân
6. Sưu tầm, phân loại từ ngữ địa phương Bạc Liêu và ghi vào sổ tay của cá nhân.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3’)
- Sưu tầm thêm những từ ngữ địa phương được sử dụng trong các tác phẩm văn học.
 	- Chuẩn bị viết bài viết số 7.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC (3’)
- Thế nào là từ ngữ địa phương? 
- Sử dụng từ ngữ địa phương như thế nào?
* Đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: 
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 136, 137
VIẾT BÀI VIẾT SỐ 7
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức:
+ Làm được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hoàn chỉnh. 
- Biết cách vận dụng các kiến thức kĩ năng về kiểu bài nghị luận, về một tác phẩm văn học đã được học ở các tiết đó trong thực hành.
+ Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác, phân tích, giải thích, chứng minh, bình giảng ... để làm tốt bài văn nghị luận tác phẩm văn học.
 	- Kĩ năng: Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt thành một bài văn hoàn chỉnh. 
- Thái độ: Trung thực, nghiêm túc và ham thích bộ môn.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực trình bày, tổng hợp, tư duy,năng lực tu duy.
II.CHUẨN BỊ
 	- Giáo viên: sgk, giáo án.
 	- Học sinh: chuẩn bị kiểm tra. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ 
 	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới
 a) Đề bài: 
Đề 1: Nêu cảm nhận của em về bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương. 
Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
b) Đáp án - thang điểm:
Đề 1
 A. Mở bài: Nêu được 2 ý (1,5 điểm)
- Giới thiệu bài thơ viếng lăng Bác.
- Bài thơ nói lên một cách cảm động tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Bác.
 B. Thân bài: Nêu được các ý sau:
- Đoạn mở đầu thiêng liêng, thành kính, gợi không khí ấm áp, gần gũi (1,25 điểm)
- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre-biểu hiện của đất nước, con người Việt Nam. (1,25 điểm)
- Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh. (1,5 điểm)
- Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ thể hiện ở khổ thơ cuối. (1,5 điểm)
- Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác. (1,5 điểm)
 C. Kết bài
 	Khẳng định lại giá trị bài thơ, suy nghĩ của bản thân. (1,5 điểm)
Đề 2
A. Mở bài (1 điểm)
Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát. 
(Gợi ý: bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ).
2. Thân bài:
Học sinh có thể trình bày cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh... cụ thể:
a. Khổ 1: (3 điểm)
- Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: 
- Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
+ Khứu giác (hương ổi) -> xúc giác (gió se) -> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) -> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuângqua các từ  “bỗng”, “hình như".
=> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.
b. Khổ 2: (3 điểm)
- Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.
- Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".
- Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.
c. Khổ 3: (2 điểm)
- Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.
- Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa.
- Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.
- Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiếu về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
- Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
C. Kết bài (1 điểm)
- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
- Nêu cảm xúc khái quát.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (2’)
- Đọc trước văn bản “Bến quê”
- Chuẩn soạn bài “Bến quê” theo câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC (2’)
- Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
- Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
* Đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: 
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 138 BẾN QUÊ
 ( Hướng dẫn đọc thêm)
	- Nguyễn Minh Châu -
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 
- Kiến thức:- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
	- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
- Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
	- Nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng.trong truyện
- Thái độ : - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên
	- Trân trọng giá trị của cuộc sống
2. Phẩm chất , năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 
 Hình thành cho học sinh năng lực đọc, hiểu và cảm thụ văn bản.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Kế hoạch dạy học, SGK, Chuẩn KTKN, 
- Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 6’ Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go
3. Nội dung bài mới: 34’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động I(1’) gtb
- Mục đích: HD đọc thêm
 - Nội dung: Đọc và cảm thụ văn bản Bến Quê
 - Kết luận: Thông qua Nhĩ, tác giả muốn gửi người đọc cấn trân trọng những giá trị gần gũi và bền vững của con người.
Nghe
Hoạt động II(20’): Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Mục đích: Hướng dẫn đọc và nắm khái quát về tác giả ,tác phẩm.
- Nội dung
Hướng dẫn hs đọc: Giọng đọc đúng với suy nghĩ và tâm trạng nhân vật
- GV đọc trước một đoạn
- Yêu cầu (2 hs yếu) đọc tiếp
- Giải một vài chú thích
Văn bản được viết theo thể loại gì
 Hãy tóm tắt lại văn bản này
Kết luận: Học sinh đọc và nắm được tác giả và tác phẩm.
Đọc
- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989).. Là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu thời kháng chiến chống Mĩ
- Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VH-NT năm 2000 
I. Tác giả - tác phẩm
1.Đọc
2.Chú thích
 a) Tác giả 
- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989).. Là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu thời kháng chiến chống Mĩ
- Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VH-NT năm 2000 
 b) Tác phẩm
- Văn bản “Bến quê” in trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1985.
3. Thể loại: Truyện ngắn
4.. Tóm tắt
Hoạt động III(8’):HDTH
- Mục đích: Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản.
 - Nội dung
 Theo em tình huống truyện này là gì ?, tác dụng?
Trong truyện này nhân vật Nhĩ được đặt trong tình huống như thế nào
Tình huống ấy giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề của tác phẩm?
Hoàn cảnh của Nhĩ dẫn đến những tình huống nào
- Gọi hs đọc phần đầutruyện
 Qua cái nhìn của Nhĩ em thấy cảnh vật thiên nhiên được miêu tả theo trình tự nào, tác dụng?
 Cụ thể từng cảnh được miêu tả như thế nào?
Em có nhận xét gì về màu sắc các cảnh?
- Yêu cầu hs đọc đoạn cuối đoạn đối thoại giữa Nhĩ và vợ
 Qua thái độ im lặng né tránh của Liên, người đọc thấy anh đã nhận ra điều gì về bản thân?
Nhĩ cảm nhận như thế nào về vợ?
 Nhĩ đã nảy sinh khao khát gì, vì sao?
Một quy luật nào nữa được rút ra?
Hãy phân tích những hành động kỳ quặc của Nhĩ ở đoạn cuối truyện, điều đó có ý nghĩa gì?
 Em có nhận xét gì về nhân vật Nhĩ?
Kết luận:, Triết lí cuộc đời và mang tính chiêm nghiệm: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những vòng vèo hay chùng chình”
- Là hoàn cảnh xảy ra và làm điều kiện cho câu chuyện phát triển. Là hoàn cảnh sống và hoạt động của các nhân vật, góp phần thể hiện tình cảm nhân vật và chủ đề của tác phẩm
II.Đọc - tìm hiểu VB
1. Tình huống truyện
- Đưa ra nhiều tình huống trớ trêu:
+ Nhĩ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; bị bệnh và liệt toàn thân
+ Mọi hđ phải nhờ vào vợ là chủ yếu
+ Nhĩ đi khắp mọi nơi trên trái đất nhưng còn một nơi gần gũi, thân quen – bãi bồi bên kia sông Hồng thì Nhĩ chưa từng đặt chân tới -> Nhờ con trai mình thực hiện khao khát của mình nhưng không được.
- Đưa ra các tình huống trớ trêu nghịch lí, tác giả khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời và mang tính chiêm nghiệm: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những vòng vèo hay chùng chình”
2. Suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Nhĩ
a. Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong ngày đầu thu.
- Cảnh vật được Nhĩ cảm nhận từ gần đến xa
- Cảnh vật được miêu tả qua cái nhìn riêng; không gian, cảnh sắc rất quen thuộc, rất gần gũi nhưng lại rất mới mẻ như lần đầu tiên Nhĩ cảm nhận được
b. Suy ngẫm của Nhĩ từ hoàn cảnh của mình đến triết lí ở đời.
- Biết thời gian của cuộc đời mình không còn được bao lâu nữa.
- Cảm nhận về vợ: Sự tần tảo, đức hi sinh, tình yêu thương và lòng biết ơn.
- Khao khát được đặt chân lân bãi bồi bên kia sông Hồng -> là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống. Những giá trị dễ bị người ta bỏ qua, lãng quên, lúc nhận thức được thì quá muộn, chỉ còn ân hận và xót xa.
Hoạt động 4(5’) hdhs Luyện tập
- Mục đích: Học sinh thực hành.
 - Nội dung: Đọc và nhận xét NT miêu tả
 - Kết luận: Học sinh nắm được nội dung văn bản
III.Luyện tập
Đọc đoạn đầu và nhận xét NT miêu tả
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp ( 2’ )
 - Mục đích: Đọc thêm, nắm nội dung văn bản
 - Nội dung:+ Qua nhân vật Nhĩ, hiểu những giá trị bền vững của cuộc đời.
 + Chuẩn bị ôn tập Tiếng Việt.
 - Kết luận: Đọc rõ ràng, bộc lộ tâm trạng day dứt, nuối tiếc.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( 2’ )
- Kiểm tra: Nhĩ được giới thiệu trong hoàn cảnh như thế nào? Hoàn cảnh ấy nó liên quan gì đền diễn biến tâm trạng qua miêu tả nhân vật?
- Đánh giá giờ học
IV. Rút kinh nghiệm
..........................................................................
..................................................................................................
 -----------------------------------------
Tiết 139
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 - Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
 - Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá một số kiến thức về phần tiếng việt
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản
 - Thái độ : - Có ý thức trau dồi tiếng việt
2. Phẩm chất , năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 
- Hình thành hệ thống kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt ở lớp 9 ở học kỳ II.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Kế hoạch dạy học, SGK, Chuẩn KTKN, 
- Trò: Đọc trước bài, soạn bài.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ :1’
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới: 39’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động I(1’) gtb
 - Mục đích; ôn tạp các kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt được học ở học kỳ II lớp 9.
 - Nội dung
 Trong hkII chúng ta đã học các nội dung tp Khởi ngữ,các tp biệt lập,hôm nay chúng ta sẽ ôn tập
Kết luận: ôn về khái niệm và làm bài tập.
Hoạt động II(12’): Hướng dẫn ôn tập Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
 - Mục đích: Học sinh nắm lại về TP khởi ngữ, các tp biệt lập
 - Nội dung
 Nêu khái niệm khởi ngữ( Hs yếu)
 Nêu những dấu hiệu nhận biết khởi ngữ?
Có những thành phần biệt lập nào?
- Gọi hs đọc bài tập 1
- Chia nhóm thảo luận
- Yêu cầu xác định và điền vào bảng mẫu
- Nhận xét
- Treo bảng phụ đáp án
- Nhắc lại khái niệm
- Đọc bài tập
- HĐ nhóm ( 3nhóm)
- Thảo luận
- Đại diện nhóm lên điền vào bảng 
- Quan sát, so sánh
I. khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1. Khởi ngữ
- Khái niệm (SGK/8)
- Nhận diện (SGK/8)
2. Các thành phần biệt lập
- Phân loại:
 Tình thái; Cảm thán; Gọi đáp; Phụ chú
3. Bài tập
1.(sgk)
Khởi ngữ	Thành phần biệt lập
	Tình thái	Gọi đáp	Cảm thán	Phụ chú
Xây cái lăng ấy	Dường như	Thưa ông	Vất vả quá	Những người con gái ấy sắp xa ta biết..như vậy
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2
- Yêu cầu thảo luận bàn
- Nhận xét
Kết luận: Nắm khái niệm và thực hiện được các bài tập.
- Đọc
- Thảo luận bàn
- Trình bày
- Nghe
2.(sgk)
Truyện ngắn “ Bến quê”của Nguyễn Minh Châu là Truyện ngắn hay nói về những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời,trân trọng những giá trị gần gũi chúng ta nhất.Dường như trong truyện chất chứa những ân hận của một con người đã từng trải,bôn ba khắp các ngõ hẽm...đó là nhân vật Nhĩ
Hoạt động III(13’): Hướng dẫn hs làm bt liên kết câu và liên kết đoạn văn
 - Mục đích: củng cố kiến thức qua việc làm bài tập.
 - Nội dung
 Hs đọc y/c bài tập
 Hs đọc y/c bt 2
- Kết luận: Học sinh thực hiện các yêu cầu bài tập
Đọc bài tập
Hs trả lời
- HĐ nhóm ( 3nhóm)
- Thảo luận
- Đại diện nhóm lên điền vào bảng 
- Quan sát, so sánh
II. liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Bài tập 
 a. Phép nối 
 b. Phép thế
 c. phép thế
	Phép liên kết
	Lặp từ ngữ	Đồng nghĩa, trái nghĩa	Thế	Nối
Từ ngữ tương ứng	Cô bé	Nó, thế	Nhưng rồi, và
Hoạt động IV :13’
 - Mục đích: Học sinh nắm khái niệm, làm bài tập
 - Nội dung
- Gọi hs đọc bài tập 1
? Nêu hàm ý của các câu in đậm
- Gọi hs làm bài tập 2
- Yêu cầu thảo luận bàn
- Nhận xét
Dành cho HS khá: ví dụ về tình huống sử dụng hàm ý.
 - Kết luận: nắm khái niệm và điều kiện sử dụng hàm ý.
- Nhắc lại khái niệm
- Đọc
- Trả lời
- Đọc bài tập 2
- Thảo luận bàn
- Trình bày
- Nhận xét
- Nghe
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
Bài tập 1:
- Hàm ý : Địa ngục là chỗ của các ông
Bài tập 2:
a. Hàm ý: Đội bóng huyện chơi không hay hoặc Tớ không muốn bàn luận về chuyện này
 -> Vi phạm phương châm quan hệ
b. Hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn -> Vi phạm phương châm về lượng
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp ( 2’ )
 - Mục đích: Hệ thống kiến thức, kĩ năng phần Tiếng Việt học ở HK II lớp 9.
 - Nội dung:+ Nhắc lại khái niệm và làm bài tập.
 + Chuẩn bị luyện nói.
 - Kết luận: Học sinh nắm được khái niệm , vận dung kiến thức làm bài tập.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( 2’ )
- Kiểm tra: Chúng ta đã ôn tập Tiếng Việt gồm những nội dung nào?
- Đánh giá giờ học
IV. Rút kinh nghiệm
..........................................................................
 -------------------------------------------- 
Tiết 140
LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 - Kiến thức: - Thực hiện được những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể
 - Kỹ năng: - Rèn kĩ năng lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh gia của mình về một đoạn thơ, bài thơ
 - Thái độ : - Có ý thức trau dồi khả năng nói
2. Phẩm chất , năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 
 Hình thành kỹ năng nói, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Kế hoạch dạy học,Chuẩn KTKN, SGK.
 - Trò: Đọc trước bài, soạn bài.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 1’ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới: 41’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động I(1’) gtb
 - Mục đích: Nói là một trong những kỹ năng cần phải rèn luyện để học tập và giao tiếp tốt.
 - Nội dung: Thực hành nói theo chủ đề.
 - Kết luận: Đảm bảo các yêu cầu khi nói.
Nghe 
Hoạt động II(1’)
 - Mục đích: hs biết cách lập dàn bài chi tiết để có thể dựa vào để nói trước lớp.
 - Nội dung
 Yêu cầu nhắc lại đề bài
Yêu cầu hs đưa ra dàn ý đã chuẩn bị 
 Giáo viên nhắc nhở nội dung nói
- Kết luận: Thể hiện đạo lí về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
- Nhắc lại đề bài
- Trình bày dàn ý, bổ sung
- Lắng nghe, ghi nhớ
H.ả bếp lửa ở làng quê VN thời thơ ấu
Kỉ niệm về thời thơ ấu
Kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng
Hình ảnh bếp lửa từ biểu tượng quê hương, đất nước
 Thể hiện đạo lí về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại
-> Tất cả đều có dẫn chứng
 Lưu ý cách nói, cách dẫn đề
I.Chuẩn bị bài ở nhà
Lập dàn ý và tập luyện nói .
Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời. Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hoạt động III(39’) hdhs luyện nói
 - Mục đích: hs biết nói trước lớp, không đọc.
 - Nội dung
 Hs đọc ví dụ trang 112 sgk
- Yêu cầu hs nói trước lớp 
- Yêu cầu các em khác nhận xét
- Nhận xét
- Kết luận: Nói đúng yêu cầu và sát chủ đề .
- HĐ nhóm lớn
- Đại diện trả lời, tập nói trước lớp
- Nhận xét
- Nghe
Bằng Việt thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kccM,ông viết bài thơ vào tuổi 19(1963) khi đang du học.Cảm xúc dạt dào,lời thơ đẹp,giọng thơ thiết tha,bồi hồi.hình tượng thơ độc đáo,sáng tạo đặc sắc.Nhắc lại kí ức tuổi thơ một thời gian khổ đói nghèo,chiến tranh loạn lạc.Qua hình tượng bếp lửa đứa cháu ca ngợi đức hi sinh sự tấn tảo và tình thương bao la của bà,đồng thời nói lên lòng biết ơn bà,thương nhớ bà khôn nguôi.
II. Luyện nói trên lớp
Đọc ví dụ 4sgk
-Phương pháp lựa chọn qua so sánh
-Nêu ấn tượng
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp ( 2’ )
 - Mục đích: rèn kỹ năng nói trước lớp.
 - Nội dung: Bài thơ bếp lửa của Bằng Việt
 + Đọc trước và chuẩn bị bài Những ngôi sao xa xôi.
 - Kết luận: Kỹ năng nói theo chủ đề có dàn ý .
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( 2’ )
- Kiểm tra: Không
- Đánh giá giờ học
IV. Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 27 : ngày tháng 02 năm 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc