Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Giúp HS:- Củng cố tri thức về yêu cầu , về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) đã học ở các tiết trước .

2. Kỹ năng :- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững , thành thạo thêm kĩ năng tìm ý , lập ý , kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).

3. Thái độ :-  Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học văn.

                    - Làm tốt bài viết số 6 ở nhà.

II. Chuẩn bị :

- Thầy: SGK, giáo án.

- Trò: ĐDHT, bài cũ, bài soạn.

III.Các bước lên lớp :

1.Ổn định lớp : (1p)

2. Kiểm tra bài cũ:(5p)

           - Nêu dàn bài của bài NL về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ?

3. Nội dung bài mới:(30p)

doc 16 trang Khánh Hội 17/05/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 22/01/2019
Tuần dạy: 25	
Tiết dạy: 121,122,123,124,125,126.
Tiết 121:	 LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
 VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) ;
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (LÀM Ở NHÀ)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Giúp HS:- Củng cố tri thức về yêu cầu , về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) đã học ở các tiết trước .
2. Kỹ năng :- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững , thành thạo thêm kĩ năng tìm ý , lập ý , kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
3. Thái độ :- Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học văn.
 - Làm tốt bài viết số 6 ở nhà.
II. Chuẩn bị :
- Thầy: SGK, giáo án.
- Trò: ĐDHT, bài cũ, bài soạn.
III.Các bước lên lớp :
1.Ổn định lớp : (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
	- Nêu dàn bài của bài NL về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ?
3. Nội dung bài mới:(30p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. ( 5p) 
- Nhắc lại các bước làm bài văn NL về TP truyện hoặc đoạn trích; yêu cầu các phần MB, TB, KB ?  
- HS phải đọc truyện « Chiếc lược ngà ».
- Nhắc lại lí thuyết.
- Đọc ở nhà.
I. Chuẩn bị ở nhà :
1. - Các bước làm bài văn NL về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) : THĐ và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa. 
 - Dàn bài :
2. Đọc truyện  « Chiếc lược ngà ».
Hoạt động 2: HD HS làm luyện tập. ( 25p)
- Nhắc lại cách tìm hiểu đề và tìm ý.
 - Xác định yêu cầu và tìm ý để trình bày cảm nhận về đoạn trích.
 - HĐ nhóm: Lập dàn ý cho từng phần của đề bài.
 - Gọi HS trình bày.
- Gv cùng HS nx, bổ sung.
- Viết phần Mở bài, phần Kết bài và các đoạn phần Thân bài.
- Đọc lại các đoạn văn.
 - Phát hiện các lỗi và đề xuất cách sửa.
 Nhận xét cách trình bày của HS.
- HS nhắc lại theo yêu cầu của GV.
- XĐ yêu cầu và tìm ý.
- HĐ nhóm : HS lập dàn ý.
- Trình bày.
- Nx, bổ sung.
- HS viết phần Mở bài, phần Kết bài và các đoạn phần Thân bài.
- Đọc.
- NX về đv của bạn.
- Nghe nx.
II. Luyện tập trên lớp :
Đề : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện « Chiếc lược ngà » của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
 a) Yêu cầu :
 - Tính chất: Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện .
 - Nội dung : Cảm nhận về đoạn trích truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng .
 - Phạm vi kiến thức : Truyện ngắn "Chiếc lược ngà".
 b) Tìm ý :
- Hoàn cảnh ông Sáu phải xa nhà.
- Nhận xét về nv ông Sáu và bé Thu.
- Đặc điểm cụ thể của tình cha con trong từng nv.
- NX về nghệ thuật của TP.
 2. Lập dàn bài :
 a) Mở bài :
 Giới thiệu truyện ngắn " Chiếc lược ngà " với những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật .
 b) Thân bài : 
- Hoàn cảnh chiến tranh , ông Sáu đi chiến đấu xa nhà nên bé Thu không gặp được cha .
- Tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trải qua nhiều chịu đựng , thử thách , niềm tin , nghị lực :
+ Dù đã lâu không gặp nhau , nhưng khi cha trở về Thu nhất định không nhận cha -> ông Sáu rất buồn .
+ Sự mất mát tình cảm ấy là do chiến tranh . -> Ông lại phải lên đường để chiến đấu .
+ Ở chiến khu : niềm thương con , tình cha con là nguồn động viên tiếp thêm niềm tin cho ông Sáu .
+ Bé Thu với tình yêu cha -> tiếp nối con đường mà cha đã lựa chọn .
- Đặc điểm cụ thể của tình cảm cha con biểu hiện ở từng nhân vật : cử chỉ, hành động, lời nói, tâm trạng..
+ Ông Sáu : Công phu, tỉ mỉ làm chiếc lược cho con gái,...
+ Bé Thu : Bất ngờ khi nhận ba ở giờ phút chia li cuối cùng...
- Một số nét tiêu biểu về nghệ thuật :
+ Tình huống éo le , thử thách .
+ Chi tiết đặc sắc .
+ Người kể chuyện .
 c) Kết bài : 
- Tình cảm cha con sâu sắc , cảm động của ông Sáu và bé Thu là nét ấn tượng nổi bật nhất của truyện .
 3. Viết bài :
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa :
- Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
- Liên kết, mạch lạc.
4.Củng cố: (3p)
	- Tác dụng của bước đọc lại bài viết và sửa chữa là gì?
5.Hướng dẫn HS tự học, làm BT và soạn bài mới ở nhà:(6p) 
- Hoàn thành các đv của bài.
- Chuẩn bị bài : Sang thu.
- Viết bài TLV số 6: 
	* Đề bài: 
Đề 1: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
* Yêu cầu của đề bài:
- Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện.
- Nội dung: Những chuyển biến trong tình cảmPháp.
	* Đáp án:
1.Mở bài:
- Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và hoàn cảnh sáng tác Làng.
- Sơ lược nội dung và dẫn dắt vấn đề nêu ở đề bài.
 2. Thân bài:
- Truyện ngắn Làng thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dânPháp. Điều đó được tập trung khắc họa ở nhân vật ông Hai  
 - Ông Hai là người yêu làng:
+ Tự hào về làng: Có phong trào kháng chiến, có tinh thần Cách mạng.
+ Xa làng nhớ làng, nhớ anh em da diết.
- Tình yêu làng gắn với tình yêu nước
+ Nghe tin làng theo giặc-> Tâm trạng tủi hổ, nặng nề => Nỗi ám ảnh thường xuyên trong tâm hồn ông. (Dẫn chứng)
+ Tâm sự với đứa con Út cho vơi nỗi lòng.
+ Không muốn về làng “Làngthù”-> dứt khoát, rạch ròi.
- Tâm trạng khi nghe tin đính chính, nhà bị tây đốt-> vui mừng như xưa.
=> Tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước=> Là nét chuyển biến mới của người nông dân thời chống Pháp.
3. Kết bài:
- Nhận xét thành công về nội dung và nghệ thuật truyện.
- Khẳng định nét chuyển biếnPháp.
	Đề 2: Phân tích diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
* Yêu cầu của đề bài:
- Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện ( Phân tích nv).
- Nội dung: diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha.
	* Đáp án:
1.Mở bài:
- Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và hoàn cảnh sáng tác Chiếc lược ngà.
- Sơ lược nội dung và dẫn dắt vấn đề nêu ở đề bài.
2. Thân bài:
	* Diễn biến hành động:
	- Thái độ hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha: Gặp lại con sau nhiều năm xa cách ông Sáu rất vui mừng, vồ vập nhưng bé Thu lại lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách, bướng bỉnh, ương ngạnh....
	- Khi nhận ra ông Sáu là cha: Thu thay đổi hoàn toàn, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
	* Đánh giá: 
	- Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi, cứng cỏi, ương ngạnh nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con.
	- Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em, miêu tả sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
	- Tác phẩm gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra.
3. Kết bài:
- Nhận xét thành công về nội dung và nghệ thuật truyện.
- Suy nghĩ về tình cảm cha con trong chiến tranh. Liên hệ bản thân, nêu suy nghĩ.
* Thang điểm
- Điểm 9-10: Thực hiện tốt các yêu cầu về hình thức và nội dung, sai không quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
	- Điểm 7-8: Nội dung đạt khá tốt, sai không qua 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
	- Điểm 5-6: Cơ bản đạt yêu cầu về nội dung, sai không quá 6-7 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
	- Điểm 3-4: Nêu được ý nhưng chưa sâu sắc, sai không quá 8-9 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
	- Điểm 1-2: Viết sơ sài, lỗi chính tả dùng từ, diễn đạt quá nhiều.
	- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.
IV. Rút kinh nghiệm :
GV :................................................................................................................................................................HS:.................................................................................................................................................................
Tiết 122:	 Bài 24: Văn bản: SANG THU
 (Hữu Thỉnh)
I. Mục tiêu:
	Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
 1. Kiến thức: Vẻ đeph của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
 - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ: - Đồng cảm với những cảm xúc của nhà thơ.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, giáo án.
- Trò: ĐDHT, bài cũ, bài soạn, SGK.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(6p)
- Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác. Nêu ý nghĩa của bt.
- Phân tích khổ thơ thứ hai?
3.Nội dung bài mới:(32p)
	Giới thiệu bài: (2p) Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ; ông viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. Bt “Sang thu” có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HD HS Đọc – tìm hiểu chung về VB. ( 8p)
- Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích:
- Đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, phù hợp với cảm xúc sâu lắng của nhà thơ.
- Giới thiệu vài nét về tg?
- Bt st năm nào?
- HS khá giỏi: Nhan đề bt thể hiện điều gì?
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- Gọi HS đọc chú thích.
-Nghe -> Đọc bài thơ.
- Nêu tg.
- Năm 1977.
- HS khá giỏi: Những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày ĐN thống nhất đọng lại trong những vần thơ Sang thu lắng sâu cảm xúc.
- Đọc chú thích
I. Đọc- tìm hiểu chung.
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung.
- Hữu Thỉnh: nhà thơ trưởng thành trong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ; ông viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
- Bt st năm 1977.
Hoạt động 2: HD HS đọc – hiểu văn bản. ( 20p)
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
- HS khá giỏi:Tâm trạng nhà thơ trước sự giao mùa?
- Thảo luận: Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu?
- Nx về sự cảm nhận của tg?
- HS khá giỏi:Theo em, nét riêng của thời gian giao mùa thể hiện qua hình ảnh nào?
- Suy nghĩ của em về ý nghĩa của 2 dòng thơ cuối?
- Thảo luận: Tìm hiểu NT của bt?
- Nx về h.a thơ trong bt?
- Việc sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt?
- HS khá giỏi:Nêu ý nghĩa của bt.
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- GV khái quát nd bài học.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Thơ 5 chữ
- Từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi.
- HS khá giỏi:ngỡ ngàng, bâng khuâng:bỗng, hình như.
- Thảo luận: Cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế.
+ Bỗng, phả
 + chùng chình, hình như
 + dềnh dàng, vội vã
 + vắt nửa mình
 + vơi dần
 + bớt bất ngờ
- cảm nhận tinh tế.
- HS khá giỏi:Nêu ý kiến về câu thơ cụ thể.
- Tả thực: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa.
->Tính ẩn dụ: như SGK.
- Thảo luận.
- h.a đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ-thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- sáng tao, phép nhân hóa ( sương chùng chình, sông được lúc dềnh dàng..), phép ẩn dụ (sấm, hàng cây đứng tuổi)
- HS khá giỏi:Nêu ý nghĩa.
- Nghe.
- Đọc.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:
- Tín hiệu: ngọn gió se mang theo hương ổi.
- Tâm trạng: ngỡ ngàng bâng khuâng ( bỗng, hình như).
2. Cảm nhận của nhà thơ:
- Huơng ổi phả vào trong gió se.
- Sương: chuyển động nhẹ nhàng, chầm chậm.
- Dòng sông trôi thanh thản; cánh chim vội vã.
- Mây: “vắt nửa mình sang thu”.
- Nắng: nhạt dần, bớt mưa, ít sấm.
-> Tinh tế, chuyển mùa rõ rệt.
3. Những suy nghĩ sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả.
Khi con người đã từng trải thì vững vàng hơn trước những tác động bất thường của cuộc đời.
4. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ; phép nhân hóa, ẩn dụ.
5. Ý nghĩa: 
Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.
* Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 3: Hướng dẫn phần luyện tập. (2p)
- HD HS làm luyện tập.
- Nghe -> viết đv.
III. Luyện tập
4. Củng cố: (3p) 
- Đọc diễn cảm bài thơ. Nêu ý nghĩa.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm BT và soạn bài mới ở nhà: (3p)
- Học thuộc bt; PT, cảm nhận những h.a thơ hay, đặc sắc trong bài; làm luyện tập.
- Sưu tầm đoạn thơ, bt viết về mùa thu.
- Soạn bài Nói với con (Y Phương)
IV. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS:..
Tiết 123:	NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I.Mục tiêu:
	- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
	- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
	- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
- HS khá giỏi : Thêm bài tập nâng cao.
2. Kĩ năng: 
	- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
	- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
	- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ:Có ý thức sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, giáo án.
- Trò: ĐDHT, bài cũ, bài soạn, SGK.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(không)
3.Nội dung bài mới:(38p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HD HS Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.( 15p)
* HD HS phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý.
- Đọc VD.
- HD HS tìm hiểu câu hỏi SGK
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
* HD kết luận
 - Thế nào nghĩa tường minh ? Thế nào là hàm ý ?
 - Đọc phần Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS lấy VD về nghĩa tường minh và hàm ý.
=> VD1 : Hàm ý dùng chung ( hàm ý thông dụng) : nhóm có 5 bạn cùng đi xem xiếc, trong đó A và B chuẩn bị vé cho cả nhóm. 
- A hỏi : Mua được vé chưa ? 
- B : Mua được ba vé rối. -> hàm ý « còn hai vé chưa mua được. »
=> VD2 : Hàm ý dùng riêng ( hàm ý đặc dụng) : An và Bình là bạn cùng học và trọ ở TP. Mẹ Bình ở quê lên chơi và tối hôm sau phải về. An gặp Bình và hai người nói chuyện :
- An : Tối mai đi ca nhạc với mình nhé !
- Bình : Tối mai mẹ mình về quê. -> Hàm ý không đi được.
- An : Đành vậy. -> Giải đoán được hàm ý.
- Đọc ví dụ (SGK) ;
- Thảo luận câu hỏi (SGK).
- Trình bày ý kiến.
- Nêu ý kiến.
-HS đọc ghi nhớ.
- lấy VD.
- Theo dõi VD của GV.
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
 * Ví dụ : 
- “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”-> thời gian trôi nhanh quá : anh rất tiếc . -> muốn che dấu tình cảm của mình => Hàm ý.
-“Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này”: không có ẩn ý gì => Tường minh.
 * Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2: HD HS làm luyện tập. ( 23p)
* Bài tập 1
 - HĐ nhóm;
 - Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
* Bài tập 2
 - Xác định hàm ý trong câu.
* Bài tập 3
 - Đọc đoạn trích ; tìm câu có chứa hàm ý.
* Bài tập 4
 - Đọc đoạn trích ; dựa vào đặc điểm của hàm ý để giải thích.
* Lưu ý :
- Hàm ý phải được người nghe nhận thấy .
- Nói bị ngắt lời , nội dung chưa nói hết không gọi là hàm ý .
- HS khá giỏi : Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, trong đó có câu văn chứa nghĩa hàm ý.
- HS HĐ nhóm làm BT1.
- Đọc đv -> trả lời.
- HS làm BT2.
- HĐ độc lập ;
-HĐ nhóm 
- Nghe.
- HS khá giỏi : Viết đoạn văn.
II . LUYỆN TẬP :
 BT 1.
a) “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” -> Tặc lưỡi .
 b) “mặt đỏ ửng” (ngượng); “nhận lại chiếc khăn” (miễn cưỡng); “quay vội đi”->quá ngượng. 
 => Cô gái có ý định để lại chiếc khăn làm kĩ vật cho anh thanh niên nhưng anh không hiểu nên trả lại. 
 BT2.Hàm ý:“Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đấy”.
 BT3. Câu chứa hàm ý :
 - “Cơm chín rồi!” -> Ông vô ăn cơm đi ! 
 BT4. Các câu in đậm không chứa hàm ý :
a) “Hà , nắng gớm , về nào ...”: -> nói lảng => nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn.
 b) “Tôi thấy người ta đồn ...”: Câu nói bị bỏ dở.
4.Củng cố:(3p)
 - Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Lấy VD.
5.Hướng dẫn HS tự học, làm BT và soạn bài mới ở nhà: (3p)
 - Học bài vừa học; liên hệ thực sử dụng hàm ý một cách hợp lí, hiệu quả.
 - Chuẩn bị bài : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
IV. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS :
Tiết 124: Văn bản: NÓI VỚI CON
 (Y Phương)
I. Mục tiêu:
	Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của “người đồng minh” và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.
1. Kiến thức: 
- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
 - Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn yêu gia đình , tự hào quê hương , dân tộc. 
II. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, giáo án.
- Trò: ĐDHT, bài cũ, bài soạn, SGK.
III.Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(6p)
 	- Đọc thuộc lòng bài Sang thu? Nêu ý nghĩa bt.
- Cảm nhận của nhà thơ trước sự biến đổi của đất trời sang thu ntn?
3. Nội dung bài mới:(32p)
	Giới thiệu bài: (2p) Y Phương là nhà thơ miền núi (dân tộc Tày), với hồn thơ chân thật, mạnh mẽ và trong sáng. Bài thơ Nói với con nằm trong cảm hứng rộng lớn, phổ biến về tình cảm gia đình, quê hương: Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người VN ta suốt bao đời nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HD HS Đọc – tìm hiểu chung về VB. ( 12p)
- HD đọc: Giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm ấp và tin cậy; cách nói, cách diễn tả tình cảm của người dân miền núi.
- GV nhận xét và sửa cách đọc.
- Nêu những nét khái quát về tác giả, đặc điểm thơ của Y Phương ? 
- Nêu vị trí của bt?
- Thảo luận: Bài thơ có bố cục như thế nào? Nêu nội dung của từng phần trong bố cục? 
- HD HS xem các chú thích.
- HS đọc
- nghe.
- Tự tìm hiểu phần Chú thích
- Nêu vị trí.
-Đ1: Từ đầutrên đời.-> con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lđ nên thơ của q.hương.
-Đ2: còn lại-> lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ,bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của q.hương và niềm mong ước con kế tục truyền thống ấy.
- Xem chú thích.
I . Đọc- tìm hiểu chung:
 1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
 - Y Phương (1948): nhà thơ miền núi (dân tộc Tày), với hồn thơ chân thật, mạnh mẽ và trong sáng.
 - Bài thơ nằm trong cảm hứng rộng lớn, phổ biến về tình cảm gia đình, quê hương.
Hoạt động 2: HD HS đọc – hiểu văn bản. ( 20p)
- Học sinh đọc đoạn đầu .
- Bốn câu thơ đầu thể hiện điều gì?
-Thảo luận: Hãy phân tích hình ảnh thơ để thấy con được trưởng thành trong cuộc sống lao động , trong thiên nhiên thơ mộng , nghĩa tình của quê hương . 
- Hs khá giỏi Em hiểu gì về hình ảnh: “Đan lờ hát” ? 
- Hai câu thơ: Rừng cho hoa tấm lòng” nói lên điều gì?
- HS khá giỏi: Qua đó, em thấy cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là ở đâu?
- HS yếu kém: GV gợi ý
- Đọc 
- 4 câu đầu: Tình cảm gia đình đầm ấm, quấn quýt.
-> Từng bước đi , tiếng nói , tiếng cười được cha mẹ chăm chút , vui mừng đón nhận .
-Thảo luận: 7câu tiếp:Tình cảm quê hương
-> CS lao động cần cù và vui tươi.
- Miêu tả cụ thể , nói lên sự gắn bó , quấn quýt .
- Thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình.
=> Nhân hoá -> thiên nhiên che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn , lối sống .
- HS khá giỏi:khái quát lại các ý đã PT.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:
- Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ.
- Trong cuộc sống lao động.
- Trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương
4.Củng cố: (3p)
- Qua bt, em thấy mơ ước của người cha về con là gì?
5.Hướng dẫn HS tự học, làm BT và soạn bài mới ở nhà: (3p)
 - Học bài vừa học; làm bt; cảm thụ, pt những hình thơ độc đáo, giàu ý nghĩa.
- Chuẩn bị bài : Chuẩn bị phần tiếp theo bài nói với con.
IV. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS: 
Tiết 125: Văn bản: NÓI VỚI CON
 (Y Phương)
I. Mục tiêu:
	Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của “người đồng minh” và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.
1. Kiến thức: 
- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
 - Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn yêu gia đình , tự hào quê hương , dân tộc. 
II. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, giáo án.
- Trò: ĐDHT, bài cũ, bài soạn, SGK.
III.Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(6p)
 Nêu cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người?
3. Nội dung bài mới:(32p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HD HS đọc – hiểu văn bản. ( 26p)
- HS khá giỏi: Qua đó, em thấy cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là ở đâu?
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- GV gọi học sinh đọc đoạn thơ còn lại .
-Thảo luận: Người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình ? Nhắc nhở con cần phải ntn? 
 - HS khá giỏi: Nhận xét gì về tình cảm của người cha dành cho con trong bt? 
- Điều lớn lao mà người cha muốn truyền cho con là gì?
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- NX gì về nghệ thuật của bt?
- Từ văn bản trên , em rút được ý nghĩa gì?
- Khái quát nd vừa học.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS khá giỏi:khái quát lại các ý đã PT.
- Đọc.
- Thảo luận câu 3:
+ “Người đồng mình thương lắm cực nhọc”: Sống `vất vả mà mạnh mẽ , khoáng đạt,bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu cực nhọc , đói nghèo 
+ “Người đồng mình thô sơ da thịtnghe con”: Mộc mạc, giàu chí khí, niềm tin, cần cù, nhẫn nại đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp => Tự hào với truyền thống quê hương -> tự tin vững bước trên đường đời .
- HS khá giỏi: Người cha thể hiện tình cảm yêu thương , trìu mến thiết tha và niềm tin tưởng của người cha vào người con .
- Tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
- nêu nt.
- Trả lời.
nghe.
Đọc.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:
2. Những đức tính cao đẹp của " người đồng mình " và mơ ước của người cha về con:
- Sống `vất vả mà mạnh mẽ , gắn bó với quê hương dẫu cực nhọc , đói nghèo => Phải thuỷ chung, biết chấp nhận và vượt qua gian nan , thử thách bằng ý chí , niềm tin của mình .
- Mộc mạc, giàu chí khí, niềm tin=> Tự hào với truyền thống quê hương, tự tin vững bước trên đường đời .
=> Tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và mong ước con kế tục truyền thống ấy.
3. Nghệ thuật:
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình.
- H.ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát.
- Bố cục chặt chẽ.
4. Ý nghĩa:
 Bt thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: Hướng dẫn phần luyện tập. (6p)
- HD HS làm luyện tập.
- Nghe -> soạn bài nói ngắn.
III. Luyện tập
4.Củng cố: (3p)
- Qua bt, em thấy mơ ước của người cha về con là gì?
5.Hướng dẫn HS tự học, làm BT và soạn bài mới ở nhà: (3p)
 - Học bài vừa học; làm bt; cảm thụ, pt những hình thơ độc đáo, giàu ý nghĩa.
- Chuẩn bị bài : Nghĩa tường minh và hàm ý.
IV. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS: 
Tiết 126:	 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
I.Mục tiêu:
	Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Kiến thức: Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn NL về một đoạn thơ, bài thwo.
2. Kĩ năng: - Nhận diện được bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Tạo lập văn bản NL về một đoạn thơ, bài thơ. 
3. Thái độ: Bồi dưỡng thêm tình cảm văn chương, có những suy nghĩ, cách trình bày cảm nhận mang màu sắc riêng.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, giáo án.
- Trò: ĐDHT, bài cũ, bài soạn, SGK.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3.Nội dung bài mới: (38p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu bài NL về một đoạn thơ, bài thơ.( 25p)
- HD đọc văn bản (SGK) .
- Vấn đề nghị luận của văn bản là gì ?
- Thảo luận: Văn bản đã nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ ? Có mấy luận điểm ?
- Mỗi luận điểm đó lại được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào? 
-Chỉ ra Mở bài, Thân bài, Kết bài của văn bản ?
- HS khá giỏi: Nhận xét về bố cục của văn bản ?
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- Cách diễn đạt như thế nào? (Lời văn)
- Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
-Nêu yêu cầu chung đối với kiểu bài này ? (Về nội dung, hình thức)
 - Học sinh đọc phần Ghi nhớ.
- Cho HS thấy sự khác nhau giữa NL về tác phẩm... và nghị luận về thơ.
- HS đọc văn bản.
 - Nêu vấn đề NL.
- Thảo luận: Chỉ ra luận điểm và luận cứ.
- Tác giả chọn giảng, bình, phân tích các câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc ; phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu...
- MB : từ đầu..đáng trân trọng.
- TB : H.ảnh mx...của mx. -> cảm nhận, đánh giá đặc sắc về nd, nt của bt.
- KB : còn lại
- HS khá giỏi: NX.
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- Trình bày cảm nghĩ, đánh giá bằng thái độ tin cậy, tình cảm thiết tha, trìu mến-> lời văn rung động trước sự đặc sắc của h.a, giọng điệu thơ, đồng cảm với nhà thơ.
- Nêu ý kiến.
- Nêu ý kiến.
- Đọc.
- Tìm sự khác nhau.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1.Văn bản : Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời. 
a) Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của tác giả trong bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ".
 b) Luận điểm, luận cứ :
* Luận điểm :
- H.ảnh mx mang nhiều tầng nghĩa, h.ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.
- H.ảnh mx của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của n.thơ.
- Khát vọng được hòa nhập, dâng hiến cho đời « một...nho nhỏ ».
* Luận cứ : người viết chọn giảng, bình các câu thơ, h.a đặc sắc ; pt giọng điệu trữ tình, kết cấu của bt.
 c) Bố cục : 3 phần.
- MB : từ đầu.. đáng trân trọng.
- TB : H.ảnh mx...của mx.
- KB : còn lại
-> Bố cục chặt chẽ , mạch lạc , có sự liên kết .
 d) Cách diễn đạt :
 Lời văn trong sáng, thiết tha -> rung động của người viết.
* Ghi nhớ : (Sgk /78) .
Hoạt động 2: HD HS làm luyện tập. ( 13p)
- Đọc đề, xác định yêu cầu.
- Thảo luận để tìm ra các luận điểm khác nữa khi trình bày cảm nghĩ về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
-GV chốt lại .
- HS đọc bài tập và xác định yêu cầu. 
- Thảo luận 3-5p.
- Trình bày.
- Nghe.
II .LUYỆN TẬP :
* Gợi ý:
- Nhạc điệu của bài thơ.
- Bức tranh mùa xuân trong bài thơ...(hình ảnh, màu sắc, không gian)
- Kết cấu, giọng điệu trữ tình.
- Ước mong hòa nhập, cống hiến của nhà thơ.
4.Củng cố: (3p)
	- Thế nào là NL về một đoạn thơ, bài thơ? 
 5.Hướng dẫn HS tự học, làm BT và soạn bài mới ở nhà: (3p)
- Nắm đặc điểm, yêu cầu đối với kiểu bài này. 
	- Tập làm dàn ý đại cương cho một vài bài thơ đã học.
- Chuẩn bị bài : Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ,bài thơ.
 IV. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS:.
Trình ký tuần 25: ngày tháng 01 năm 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_25_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc