Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị hành trang bản thân con người là quan trọng nhất” sử dụng thành phần biệt lập nào?

doc 3 trang Khánh Hội 15/05/2023 1380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)

Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)
TRƯỜNG THCS HƯNG THÀNH	 ĐỀ KIỂM TRA
Lớp 9A	 Môn Ngữ văn - Lớp 9
Họ và tên: .
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 ĐIỂM)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
“ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn tế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị hành trang bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người ngày càng nổi trội” 
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. (0,5 điểm) Câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị hành trang bản thân con người là quan trọng nhất” sử dụng thành phần biệt lập nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4. (1,0 điểm) Theo tác giả, hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới là gì? Vì sao?
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của bản thân đối với sựu phát triển của đất nước?
Câu 2. (5,0 điểm) UNICEF khẳng định mục đích của việc học: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2. (0,5 điểm) Câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị hành trang bản thân con người là quan trọng nhất” sử dụng thành phần biệt lập tình thái.
Câu 3. (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn văn trên:
- Thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn cho mình những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. (0,5 điểm)
- Sự chuẩn bị hành trang bản thân con người là quan trọng nhất. (0,5 điểm)
Câu 4. (1,0 điểm)
- Theo tác giả, hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới là chuẩn bị bản thân con người. (0,5 điểm)
- Vì bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử và trong thế kỉ tới nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người ngày càng nổi trội” (0,5 điểm)
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước:
	a. Hình thức: (0,5 điểm)
- Viết đúng hình thức của đoạn văn nghị luận. 
- Đảm bảo câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi hình thức.
	b. Nội dung: (1.5 điểm) Học sinh có thể tự do trình bày nhưng cần đảm bảo các yêu cầu về nội dung như sau:
- Giới thiệu nhận thức về trách nhiệm của bản thân với đất nước.
- Những hành động cụ thể để thực hiện trách nhiệm đó: cố gắng học tập tiếp thu tri thức, rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống,
- Kêu gọi mọi người, nhất là giới trẻ đối với sự phát triển của đất nước.
Câu 2 (5.0 điểm) UNICEF khẳng định mục đích của việc học: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.
	- Về hình thức: (1,0 điểm)
	+ Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề xã hội.
	+ Nội dung: Xác định được mục đích học tập; Liên hệ bản thân.
	+ Bài làm có bố cục rõ ràng, cân đối; Diễn đạt lưu loát; Lập luận chặt chẽ thuyết phục; Dẫn chứng cụ thể sinh động; Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
	- Về nội dung: Cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
	+ Giới thiệu được ý nghĩa, tầm quan trọng của mục đích học tập.(0,5 điểm)
	+ Giải thích ngắn gọn: (1,0 điểm)
	Học để biết: Học để có tri thức, có hành trang vào cuộc sống.
	Học để làm: Vận dụng kiến thức để ứng dụng, thực hành một cách thiết thực và có hiệu quả, không lãng phí kiến thức đã lĩnh hội được.
	Học để chung sống: Học để chung sống, hòa nhập với cộng đồng, hợp tác, hội nhập với thế giới trong thời đại mới.
	Học để khẳng định mình: Học để làm chủ bản thân, hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện “cái tôi” của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng.
	+ Mục đích học tập là cả một quá trình, là hoạt động của con người nhưng cũng là mục đích xã hội. Ngoài việc học tập tri thức cần học kĩ năng, học cách sống, học giao tiếp ứng xử, học ở trường, học qua tiếp xúc xã hội, học suốt đời. (1,0 điểm)
	+ Liên hệ mở rộng: Học với mục đích tốt đẹp trên sẽ mang lại những giá trị cao đẹp cho đời sống con người; con người sẽ mắc sai lầm khi không có mục đích học tập đúng đắn. (0,5 điểm)
	+ Liên hệ bản thân, xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân. (0,5 điểm)
	+ Kết luận vấn đề. (0,5 điểm)
Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, mang tính định hướng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Chỉ cho điểm tối đa khi làm bài đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
HẾT

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_hung_thanh_co_dap.doc