Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

           - Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

           - Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.

1. Kiến thức: - Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.

                     - Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng:   - Đọc- hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

                     - Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.

                     - Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận vè một vấn đề xã hội.

3. Thái độ: Có ý thức tự chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, điều kiện cần thiết để bước vào môi trường mới.

II. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, giáo án

- Trò: SGK, bài soạn

III.Các bước lên lớp:

1.Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

 - Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?

- Hãy nêu ý nghĩa của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?

doc 11 trang Khánh Hội 17/05/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 02/01/2019
Tuần dạy: 22	
Tiết dạy: 103,104,105, 106,107,108 
Tiết 103:
 Bài 20: Văn bản:
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
(Vũ Khoan)
I. Mục tiêu:
	- Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
	- Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
1. Kiến thức: - Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
 - Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
 - Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
 - Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận vè một vấn đề xã hội.
3. Thái độ: Có ý thức tự chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, điều kiện cần thiết để bước vào môi trường mới.
II. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, giáo án
- Trò: SGK, bài soạn
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 - Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
- Hãy nêu ý nghĩa của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?
 3. Nội dung bài mới: (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HD HS đọc – hiểu văn bản. ( 18p) 
- HĐ nhóm: Tác giả đã chỉ ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những đặc điểm ấy có tác động như thế nào đến nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày nay.
- HS khá giỏi: Những nhận xét của tác giả có gì giống và khác với cách nói lâu nay người ta thường nói khi nhận xét về phẩm chất của người Việt Nam ta?
- HS khá giỏi: Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu ra những nhận xét này?
- Nx về NT của VB.
- Chỉ ra thành ngữ, tục ngữ.
- NX về ngôn ngữ trong bài.
- HS khá giỏi: Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HĐ nhóm:
* Điểm mạnh:
 - Thông minh, nhạy bén với cái mới.
 - Cần cù, sáng tạo.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm
- Bản tính thích ứng nhanh.
* Điểm yếu:
- Thiếu kiến thức cơ bản do chạy theo môn học “thời thượng”...
- Thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trong nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
 - Thường đố kị trong làm ăn và cuộc sống hàng ngày.
 - Còn hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.
- HS khá giỏi: Lâu nay, khi nói đến tính cách dân tộc và phẩm chất của con người Việt Nam, nhiều người chỉ thiên về khẳng định những cái hay, cái tốt, điểm mạnh... Vũ Khoan thì chỉ rõ: con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bên cạnh những mặt mạnh, cũng có không ít những điểm yếu cần khắc phục....
- HS khá giỏi: Tôn trọng sự thật, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch, chỉ ra những mặt yếu kém để khắc phục..
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ.
-nước đến chân mới nhảy; liệu cơm gắp mắm; trâu buộc ghét trâu ăn; bóc ngắn cắn dài... -> vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc. 
- Ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
- HS khá giỏi: Phát biểu.
- Đọc.
II .Đọc - hiểu văn bản:
1. Hệ thống luận cứ: 
* Điểm mạnh:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới.
 - Cần cù, sáng tạo.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc
- Bản tính thích ứng nhanh.
* Điểm yếu:
- Thiếu kiến thức cơ bản.
- Thiếu đức tính tỉ mỉ.
- Thường đố kị trong làm ăn và cuộc sống hàng ngày.
- Kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.
2. Nghệ thuật:
 - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ .
- Ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
3. Ý nghĩa văn bản:
Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng ĐN trong thế kỉ mới.
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn phần luyện tập. (3p)
- HD HS làm Bt1.
- HD HS về nhà làm Bt2.
Làm Bt1 tại lớp.
Về nhà làm Bt2.
IV. Luyện tập.
	4.Củng cố: (3p)
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
 5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(3p)
- Học bài; làm luyện tập.
- Lập lại hệ thống LĐ.
- Luyện viết đv, bài văn NL trình bày những suy nghĩ về 1 vấn đề XH.
- Chuẩn bị bàì: Các thành phần biệt lập (tt)
 IV. Rút kinh nghiệm:
GV:..............................................................................................................................................................
HS:...............................................................................................................................................................
Tiết 104: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo)
I.Mục tiêu:
	- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.
	- Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
1. Kiến thức:
	- Đặc điểm của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.
	- Công dụng của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.
	- HS khá giỏi: Thêm bài tập nâng cao.
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú trong câu.
	- Đặt câu có sử dụng thành phần gọi – đáp, thành phần cảm thán. 
3. Thái độ: Có ya thức sử dụng đúng các thành phần biệt lập: gọi đáp và phị chú.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, giáo án.
- TRò: Bài cũ, bài soạn, SGK.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2.Kiểm tra bài cũ: (6p)
 - Thế nào là thành phần tình thái? Lấy VD.
 - Thế nào là thành phần cảm thán? Lấy VD.
3. Nội dung bài mới: (32p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần gọi - đáp. ( 10p) 
- Gọi HS đọc VD.
- HD thảo luận các câu hỏi.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
- Thế nào là TP gọi đáp?
* Bài tập 1
 - Đọc các đoạn trích ; 
- HS yếu kém: Nhận diện thành phần gọi đáp.
- Xác định từ dùng để gọi, từ dùng để đáp, kiểu quan hệ giữa người gọi với người đáp.
- Đọc ví dụ SGK ;
 - Trả lời các câu hỏi SGK
- Trình bày.
- Đọc yêu cầu BT1..
- HS yếu kém: Xác định được TP gọi – đáp.
- Làm Bt1.
I. THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP :
 * Ví dụ : 
a) Này : gọi -> thiết lập quan hệ giao tiếp.
 b) Thưa ông:đáp -> duy trì sự giao tiếp.
 => Không nằm trong sự việc được diễn đạt.
 BT1. Này : dùng để gọi ; vai trên. 
 - Vâng : dùng để đáp ; vai dưới.
=> Quan hệ thân thuộc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần phụ chú. ( 10p)
- Đọc VD.
- HD thảo luận các câu hỏi.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
-> Đó là những TP phụ chú.
- Thế nào là TP phụ chú?
- Cho HS thực hiện bài tập 3 sgk.
* HD tổng kết :
 - HS khá giỏi : Vì sao các thành phần gọi - đáp và phụ chú được gọi là thành phần biệt lập ? Nhận xét về vị trí và cách viết các thành phần này trong câu.
 - HS yếu kém : GV gợi ý.
- GV tổng kết và HD Ghi nhớ.
- Đọc ví dụ (SGK).
- Thảo luận.
 - Trả lời các câu hỏi SGK.
- Nghe.
* Bài tập 3
 - HĐ nhóm nhanh.
 - Đọc các đoạn trích ; nhận diện thành phần phụ chú và chỉ ra công dụng của mỗi thành phần đó.
- Vì nó không phải là bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu.
-> Gọi – đáp: Nằm đầu câu, có dấu(-).
-> Phụ chú: Nằm giữa câu, có dấu (-) hoặc nằm trong dấu ( ).
- Đọc.
II. THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ :
 * Ví dụ : 
 a) ... – và cũng là đứa con duy nhất của anh,... (chú thích thêm cho đứa con gái đầu lòng)
 b) ..., tôi nghĩ vậy,... (giải thích thêm)
* Ghi nhớ (SGK)
BT3. Thành phần phụ chú:
 a) Kể cả anh : giải thích cho cụm từ mọi người
 b) Các thầy cô giáo, ...những người mẹ : giải thích cho cụm từ những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này.
 c) Những người chủ... trong thế kỉ tới : giải thích cho cụm từ lớp trẻ.
 d) Có ai ngờ : nêu lên thái độ (ngạc nhiên) ; thương thương quá đi thôi : nêu lên thái độ (xúc động).
* Ghi nhớ : SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn phần luyện tập. (12p)
* Bài tập 2
 - Thảo luận trong lớp ;
 - Tìm giới hạn tác dụng của thành phần phụ chú.
* Bài tập 4
- HS khá giỏi: Xác định thành phần phụ chú liên quan đến từ ngữ nào trước đó.
* Bài tập 5
 - HĐ độc lập ;
 - Viết đoạn văn (sử dụng các kiến thức đã học về thành phần phụ chú).
- Đọc bài ca dao ; nhận diện thành phần gọi - đáp và nhận ra tính chất chung mà nó hướng đến.
- HS khá giỏi: Xác định từ ngữ liên quan.
- HS khá giỏi: Phải viết được đoạn văn.
III . LUYỆN TẬP :
 BT2. Thành phần gọi đáp : Bầu ơi (không hướng tới riêng ai)
BT4: Thành phần phụ chú liên quan đến những từ ngữ:
a. mọi người.
b. những người nắm giữ chìa khóa.
c. lớp trẻ.
d. người nói ( tác giả).
BT5: Viết đoạn văn
 4.Củng cố: (3p)
- Thế nào là thành phần gọi – đáp; phụ chú. Lấy VD.
 5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
- Ôn lại kiến thức đã học, học thuộc lòng các phần Ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh các bài tập (SGK) ; 
 IV. Rút kinh nghiệm:
GV:..............................................................................................................................................................
HS:...............................................................................................................................................................
Tiết 105:
Bài 21: Văn bản:
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN (Trích) (H.Ten)
I.Mục tiêu:
Qua việc so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với
những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật.
1.Kiến thức: - Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
 - Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.
 - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận ( luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng các tác phẩm nghệ thuật.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, SGK
- Trò: Bài cũ, bài soạn, SGK.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2.Kiểm tra bài cũ:(6p)
	- Hãy trình bày những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam thể hiện trong VB “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”?
 - Hãy nêu ý nghĩa của VB?
 3. Nội dung bài mới: (34p)
Giới thiệu bài: (2p) Lớp 8 chúng ta đã học bài NLXH “Đi bộ ngao du” nhà văn Pháp Ru-xô. Bài “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” cũng là người Pháp nhưng là nhà n/c VH H.Ten. NLXH là NL về 1 vấn đề XH, còn NL văn chương là NL liên quan đến 1 tác phẩm văn chương.
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chung về VB. ( 24p) 
- HD HS Đọc: chú ý thay đổi giọng điệu cho phù hợp.
- GV nhận xét và sửa cách đọc.
- Giới thiệu vài nét về tác giả và xuất xứ của văn bản.
- Xđ kiều Vb?
- Yêu cầu HS về đọc chú thích.
- Thảo luận: Văn bản chia làm mấy phần? ND từng phần?
- HS khá giỏi: So sánh và chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong phép lập luận ở từng đoạn.
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- HS đọc VB.
- Nghe.
- Trình bày.
- NL văn chương.
- Nghe.
-P1:Từ đầu..tốt bụng như thế.
-P2: Còn lại.
- HS khá giỏi: Cả hai phần đều dẫn ra những dòng viết của nhà khoa học Buy-phông để so sánh; đều triển khai mạch nghị luận theo trật tự ba bước: dưới ngòi bút của La Phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông – dưới ngòi bút của La Phông-ten. Nhưng khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng việc trích bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
I .Đọc- tìm hiểu chung:
 1.Đọc: 
2. Tìm hiểu chung: 
a. Tác giả- tác phẩm. 
- Hi-pô-lít Ten (1828- 1893): nhà triết học, sử học và nhà nghiên cứu VH, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
- Vb trích từ “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông”.
- Kiểu bài NL văn chương.
b. Bố cục: (2 phần)
 - Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten.
 - Hình tượng chó sói trong thơ La phông-ten.
Hoạt động 2: HD HS đọc – hiểu văn bản. ( 10p) 
- Thảo luận: Dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông, chó sói và cừu là những con vật như thế nào?
 - Nhà khoa học Buy phông nhận xét về cừu và chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không?
 - HS khá giỏi: Tại sao ông không nói như La Phông-ten về sự “thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài sói?
- Hs yếu kém: GV gợi ý.
 - Việc dẫn ra những nhận xét của nhà khoa học về hai con vật này có tác dụng như thế nào trong bài văn nghị luận về vấn đề văn chương?
- Thảo luận: Lấy dẫn chứng ở VB.
- Hs yếu kém :Đúng với đặc tính cơ bản của nó. Chính xác.
- HS khá giỏi :Vì đó không là đặc điểm cơ bản.
- Nhằm làm nổi bật hình tượng của các con vật này dưới ngòi bút nghệ thuật của nhà thơ.
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1. Chó sói và cừu dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông:
 - Loài cừu: luôn sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm...
- Loài chó sói: luôn ồn ào với những tiếng la hú khủng khiếp để tấn công những con vật to lớn...
4.Củng cố:(3p)
	- Nhắc lại nội dung cơ bản của bài học.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(3p)
- Học bài vừa học. 
- Ôn những đặc trưng cơ bản của bài NL văn chương; Tập đưa ra nx, đánh giá về tác phẩm văn chương.
IV. Rút kinh nghiệm:
GV:..............................................................................................................................................................
HS:...............................................................................................................................................................
Tiết 106.
Bài 21: Văn bản:
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN (Trích) (H.Ten)
I.Mục tiêu:
Qua việc so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với
những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật.
1.Kiến thức: - Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
 - Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.
 - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận ( luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng các tác phẩm nghệ thuật.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, SGK
- Trò: Bài cũ, bài soạn, SGK.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2.Kiểm tra bài cũ:(6p)
 Dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông, chó sói và cừu là những con vật như thế nào?	
 3. Nội dung bài mới: 
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: HD HS đọc – hiểu văn bản. ( 50p) 
- Dưới ngòi bút nghệ thuật của nhà thơ ngụ ngôn, thì hình tượng chó sói và cừu hiện lên như thế nào? 
- Thảo luận: Trong bài thơ được trích dẫn, nhà thơ La Phông-ten đã lựa chọn và miêu tả hình tượng con cừu và chó sói như thế nào?
- Khi khắc hoạ hình tượng các con vật ấy, tác giả có căn cứ vào đặc điểm vốn có của loài vật này không?
- HS khá giỏi: Nhà thơ đã có những sáng tạo gì khi xây dựng hình tượng con cừu trong thơ?
- NX về việc sử dụng yếu tố hư cấu, tượng tượng của tác giả?
* HS khá giỏi: Trả lời câu 4.
-Kể tên bài thơ có nv “chó sói” của La Phông-ten? 
- Nhận xét của Ten về chó sói là đúng hay sai? Vì sao?
- Thảo luận: 
+Nêu NX về cách hình thức nghị luận của VB?
+ NX về phép lập luận của VB? 
- HS khá giỏi: Nêu ý nghĩa văn bản? 
- Hs yếu kém: GV gợi ý.
- Đọc phần Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần Đọc thêm.
- có suy nghĩ, nói năng, hành động như con người:
- Cừu: thân thương và tốt bụng, có tình mẫu tử...(tr 39)
-Chó sói:đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi.....; tuy trộm cướp nhưng thường bị mắc mưu..
-Dựa vào đặc điểm vốn có của nó.
- HS khá giỏi: biện pháp nhân hoá (cừu cũng suy nghĩ, hành động, nói năng như người; chó sói với giọng khàn khàn và tiếng gầm dữ dội..).
- NX.
* HS khá giỏi: Trả lời.
-Chó sói và chó nhà; Chó sói và cò; Chó sói trở thành gã chăn cừu...
- Đúng vì ông bao quát tất cả các bài. Chưa đúng vì trong VB, chó sói có mặt đáng cười, vì ngu ngốc, chẳng kiếm ra được cái gì ăn->đói meo (hài kịch của sự ngu ngốc);là con vật đáng ghét, gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác)
-Thảo luận: NX.
- NL theo trật tự 3 bước.
- Phép so sánh, đối chiếu ->nổi bật hình tượng trong sáng tác của nhà thơ bởi yếu tố tưởng tượng in đậm dấu ấn tác giả.
 - Nêu ý nghĩa.
- Đọc ghi nhớ sgk.
- Đọc phần Đọc thêm.
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1. Chó sói và cừu dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông:
2. Hình tượng cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten:
 Có những suy nghĩ, nói năng, hành động, cảm xúc như con người:
+ Loài cừu thì thân thương và tốt bụng, có tình mẫu tử rất cảm động...
+ Loài sói thì đáng thương, bất hạnh: đói meo, cơ thể nó gầy giơ xương...
-> Không hư cấu, tượng tượng một cách tùy tiện => dựa trên đặc tính vốn có của 2 con vật để xây dựng hình ảnh của chúng.
3. Nghệ thuật:
- NL theo trật tự 3 bước: dưới ngòi bút của La Phông-ten -> dưới ngòi bút của Buy-phông -> dưới ngòi bút của La Phông-ten.
- Phép so sánh, đối chiếu.
4. Ý nghĩa:
Qua phép so sánh chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông-ten với những dòng viết về 2 con vật ấy của nhà KH Buy-phông, VB làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
* Ghi nhớ (SGK)
4.Củng cố:(3p)
	- Nhắc lại nội dung cơ bản của bài học.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(3p)
- Học bài vừa học. 
- Ôn những đặc trưng cơ bản của bài NL văn chương; Tập đưa ra nx, đánh giá về tác phẩm văn chương.
- Chuẩn bị viết bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
IV. Rút kinh nghiệm:
GV:..............................................................................................................................................................
HS:...............................................................................................................................................................
Tiết107, 108: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Mục tiêu:
	Viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có liên quan đến đề tài môi trường. 
1. Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	THGDMT: Ra đề liên quan đến môi trường.
2. Kỹ năng:- Kiểm tra kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ: - Có thái độ tích cực trong việc bình luận, đánh giá về một sự việc, hiện tượng xã hội; nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, đề và đáp án.
- Trò: ĐDHT, giấy kiểm tra.
III.Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung bài mới.
Đề bài :
Đề : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng đã gây ô nhiễm môi trường. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.
* Yêu cầu:
+ Viết đúng thể loại văn nghị luận về một sự vịêc, hiện tượng trong đời sống.
+ Đảm bảo bài viết có bố cục 3 phần.
+ Bài văn phải có luận điểm, phân tích các luận điểm có sức thuyết phục.
 * Đáp án :
a.Mở bài:
Khái quát thực trạng xả rác bừa bãi trong xã hội, suy nghĩ của bản thân.
b. Thân bài:
- Thực trạng xả rác bừa bãi bất chấp cảnh quan và vệ sinh môi trường trong cuộc sống hiện nay .
	 + Xã rác bừa bãi nơi công cộng: công viên, hồ nước, đường sá, trường học
	 + Thực trạng xả rác bừa bãi bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chức năng ngay cả khi có những thùng rác đặt ngay bên cạnh.
 - Nguyên nhân :
 + Thiếu ý thức của một số người.
 + Chính quyền chưa có biện pháp xử lí thích đáng.
 - Tác hại:
 + Gây ô nhiễm môi trường.
 + Nguyên nhân dẫn đến các dịch bệnh, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
 - Giải pháp cho vấn đề:
 + Mỗi người cần ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường.
 + Tăng cường đầu tư cho vệ sinh môi trường, tìm ra giải pháp xử lí rác thải tối ưu.
 + Các cơ quan chức năng cần đưa ra hình thức xử phạt thích đáng những trường hợp vứt rác bừa bãi.
 + Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 c. Kết bài:
Bài học rút ra cho mọi người và cho bản thân.
 *Thang điểm:
	- Điểm 9-10: Thực hiện tốt các yêu cầu về hình thức và nội dung, sai không quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
	- Điểm 7-8: Nội dung đạt khá tốt, sai không qua 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
	- Điểm 5-6: Cơ bản đạt yêu cầu về nội dung, sai không quá 6-7 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
	- Điểm 3-4: Nêu được ý nhưng chưa sâu sắc, sai không quá 8-9 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
	- Điểm 1-2: Viết sơ sài, lỗi chính tả dùng từ, diễn đạt quá nhiều.
	- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.
 4. Củng cố:
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 
 - Xem lại phần văn nghị luận về một vấn đề, một hiện tượng
- Chuẩn bị bài Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten.
IV.Rút kinh nghiệm.
GV:	
HS
Ký duyệt tuần 22: ngày tháng 01 năm 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc