Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

 1. Kiến thức:

 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. 

 - Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

 2. Kỹ năng

- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách và biết cách chọn phương pháp đọc.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: giáo án, SGK.

- Trò: SGK, soạn bài.

III. Các bước lên lớp:

   1. Ổn định lớp: (1p)

   2. Kiểm tra bài cũ:(3p)

           - Kiểm tra SGK và vở soạn của HS.

   3. Nội dung bài mới: (35p)

doc 14 trang Khánh Hội 17/05/2023 260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn:20/12/2018
Tuần dạy: 20
Tiết dạy: 91,92,93,94,95,96
Tiết 91: Bài 20:Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Trích ) Chu Quang Tiềm
I. Mục tiêu:
Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
 1. Kiến thức:
 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. 
 - Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
 2. Kỹ năng: 
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách và biết cách chọn phương pháp đọc.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: giáo án, SGK.
- Trò: SGK, soạn bài.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ:(3p)
	- Kiểm tra SGK và vở soạn của HS.
 3. Nội dung bài mới: (35p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chung về VB. ( 25p) 
- HD HS đọc văn bản: rõ ràng, mạch lạc.
- Gọi HS đọc văn bản.
- Giới thiệu vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm và ý nghĩa bài viết của ông?
- Nêu vị trí của đoạn trích?
- Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
- Vấn đề nghị luận của VB là gì?
- Thảo luận: Xác định bố cục của văn bản và nêu luận điểm trong mỗi phần?
- Nhận xét về sự sắp xếp các luận điểm trong bài văn?
- HD HS tìm hiểu chú thích.
- Nghe.
- Đọc VB.
- Tìm hiểu chú thích SGK.
- Xác định vị trí.
- Nghị luận.
-Vấn đề sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phần 1: từ đầu... thế giới mới ->Tầm quan trọng và ý nghĩa cuả việc đọc sách.
 - Phần 2: tiếp ....tự tiêu hao lực lượng-> Những khó khăn và thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
 - Phần 3: còn lại-> Bàn về phương pháp đọc sách (cách lựa chọn sách và cách đọc sách có hiệu quả)
 => Bố cục chặt chẽ, hợp lí... 
- Xem chú thích.
I .Đọc- tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
 - Chu Quang Tiềm (1879 – 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
 - PTBĐ: nghị luận.
Hoạt động 2: HD HS đọc – hiểu văn bản. ( 10p) 
- Chu Quang Tiềm đã có lời bàn như thế nào về sách và việc đọc sách? 
- HS khá giỏi: Qua đó, em nhận thức được gì về ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại?
- Vì ý nghĩa quan trọng của sách, nên đọc sách có vai trò như thế nào đối với mỗi người?
- Nhận xét về phương pháp lập luận trong đoạn văn.
-Nêu dẫn chứng.
+ Ghi chép, lưu truyền tri thức
+ Dấu mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
+Kho tàng di sản tinh thần quý báu.
- HS khá giỏi: Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại. 
- Là con đường để tích lũy và nâng cao vốn tri thức,
chuẩn bị về học vấn, kế thừa các thành tựu đã qua...
-> Lí lẽ thuyết phục, lời văn giàu hình ảnh.
II .Đọc- hiểu văn bản:
1.Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại vì: 
+ Sách là kho tàng kiến thức quý báu.
+ Sách là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
- Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
4.Củng cố:(3p)
- GV nhấn mạnh nội dung bài học .
 5.Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(3p)
- Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài; ôn những phương pháp nghị luận đã học.
- Học bài; chuẩn bị câu hỏi (TT)
 IV. Rút kinh nghiệm:
-GV:.............................................................................................................................................................
-HS:..............................................................................................................................................................
Ngày soạn:20/12/2018
Tiết 92: Bài 20:Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tt)
 (Trích ) Chu Quang Tiềm
I. Mục tiêu:
Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
 1. Kiến thức:
 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. 
 - Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
 2. Kỹ năng: 
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách và biết cách chọn phương pháp đọc.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: giáo án, SGK.
- Trò: SGK, soạn bài.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ:(3p)
	Em hãy cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?
 3. Nội dung bài mới: (35p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HD HS đọc – hiểu văn bản. ( 50p) 
Tiết 2:
- Theo em, đọc sách dễ hay khó? Tại sao cần phải lựa chọn sách để đọc?
-HĐ nhóm: Theo tác giả Chu Quang Tiềm, thì việc đọc sách gặp phải những khó khăn gì?
- HS yếu kém :Tác giả đã đưa ra ý kiến của mình về về việc lựa chọn sách như thế nào?
- Cách lập luận của tác giả có thuyết phục không? Vì sao?
- Cùng với quan điểm về lựa chọn sách để đọc, tác giả đã bàn cụ thể về cách đọc sách như thế nào?
 - Thông qua vấn đề đọc sách, tác giả còn bàn luận đến những vấn đề gì?
- Em đánh giá như thế nào về những ý kiến và cách trình bày của tác giả?
-Nhận xét về bố cục của bài? 
- Cách dẫn dắt dẫn chứng có gì đặc biệt?
- Nhận xét về ngôn ngữ của bài văn?
 - Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Khái quát nội dung bài học.
- Gọi HS đọc ghi nhớ?
- HS khá giỏi: Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại. 
- Là con đường để tích lũy và nâng cao vốn tri thức,
chuẩn bị về học vấn, kế thừa các thành tựu đã qua...
-> Lí lẽ thuyết phục, lời văn giàu hình ảnh.
- Nêu ý kiến.
- HĐ nhóm: Nêu khó khăn.
- HS yếu kém: Dựa vào sgk trả lời.
- Có vì lời văn giàu hình ảnh, ý kiến được dẫn dắt tự nhiên, sinh động..
-Đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm; đọc có kế hoạch và có hệ thống.
- Đọc sách: là việc học tập tri thức và rèn luyện tính cách, học làm người.
 => Lập luận chặt chẽ, lời bàn và cách trình bày vừa thấu tình, đạt lí.
- Chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả -> tăng tính thuyết phục của văn bản.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị...
- Nêu ý nghĩa.
- Nghe.
- Đọc ghi nhớ.
II .Đọc- hiểu văn bản:
2. Lời bàn về cách lựa chọn sách:
 - Sách nhiều -> đọc và lựa chọn càng không dễ.
- Thiên hướng sai lệch thường gặp:
 + Không chuyên sâu, “ăn tươi nuốt sống”, không biết nghiền ngẫm;
 + Lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
- Lựa chọn sách khi đọc:
+ Chọn cho tinh, đọc cho kĩ. 
+ Đọc kĩ sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. 
+ Đọc những loại sách thường thức, sách gần gũi, kề cận với chuyên môn của mình.
3. Lời bàn về phương pháp đọc sách:
- Đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm. - Cần có kế hoạch và có hệ thống.
4. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh: cách ví von cụ thể và thú vị...
5. Ý nghĩa văn bản:
 Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn phần luyện tập. (5p)
- HD HS làm luyện tập.
- Phát biểu điều mà thấm thía nhất khi học VB.
IV. Luyện tập.
4.Củng cố:(3p)
- GV nhấn mạnh nội dung bài học .
 5.Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(3p)
- Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài; ôn những phương pháp nghị luận đã học.
- Học bài; làm luyện tập.
- Chuẩn bị bài: Khởi ngữ
 IV. Rút kinh nghiệm:
-GV:.............................................................................................................................................................
-HS:.............................................................................................................................................................. 
Tiết 93:	 KHỞI NGỮ
I. Mục tiêu:
	- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
	- Biết đặt câu có khởi ngữ.
1.Kiến thức: 
	- Đặc điểm của khởi ngữ.
	- Công dụng của khởi ngữ.
2. Kĩ năng:
	- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
	- Đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ: Sử dụng khởi ngữ phù hợp.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, SGK
- Trò: Bài cũ, bài soạn, SGK
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(3p) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài mới: (35p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. ( 15p) 
- Gọi HS đọc câu 1.
- HS hoạt động nhóm: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ ?
- Khởi ngữ là gì ? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- Trước khởi ngữ thường có hoặc có thể thêm những quan hệ từ nào ?
- Lấy VD về khởi ngữ.
 - Đọc phần Ghi nhớ.
- Đọc
 - HĐ nhóm: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu -> nêu nhận xét.
- Trả lời.
- QHT về, đối với...
- Lấy VD.
- Đọc
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
1. Ví dụ 
 a) Còn anh, anh / không ghìm nổi xúc động.
 b) Giàu, tôi / cũng giàu rồi.
 c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta / có thể tin ở tiếng ta.....[...]
 -> Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ ; không có quan hệ với vị ngữ.
=> Khởi ngữ.
 * Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2: HD làm luyện tập. ( 20p) 
- HD HS làm BT1: Đọc các đoạn trích. Nhận diện khởi ngữ (dưới những hình thức diễn đạt khác nhau).
- HS thảo luận làm bài tập 2: luyện tập dùng khởi ngữ một cách có ý thức.
- HS khá giỏi: Viết được đoạn văn có sử dụng khởi ngữ.
- Gọi HS đọc.-> nx, bổ sung.
- HS khá giỏi: Thi đặt câu có sử dụng khởi ngữ.
- HS yếu kém: Tìm được khởi ngữ.
- Thảo luận
- HS khá giỏi :Viết được ĐV có khởi ngữ.
- Đọc -> nx, bổ sung.
- HS khá giỏi: Thi đặt câu.
II. Luyện tập :
1. Tìm khởi ngữ :
 a) Điều này
 b) Đối với chúng mình
 c) Một mình
 d) Làm khí tượng
 e) Đối với cháu
 2. Chuyển phần câu thành khởi ngữ :
 a) Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
 b) Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
3. Viết đoạn văn có khởi ngữ:
4.Củng cố: (3p)
- Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(3p)
- Ôn lại kiến thức đã học, học bài.
- Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một VB
- Hoàn chỉnh các bài tập (SGK) ; làm bài tập 3 (SBT – dành cho HS Khá, Giỏi).
- Soạn bài: Phép phân tích và tổng hợp.
IV. Rút kinh nghiệm:
- GV: ...........................................................................................................................................................
- HS :...........................................................................................................................................................
 Ngày soạn:20/12/2018 
 Tiết 94 	 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
	Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận.
1.Kiến thức: 
	- Đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp.
	- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
	- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng:
	- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.
	- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Biết phân biệt phép phân tích và tổng hợp trong bà văn.
II. Chuẩn bị:
Thầy: SGK, gáo án
Trò : ĐDHT, bài soạn, SGK
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(3p)
Kiểm tra bài soạn của HS.
3. Nội dung bài mới: (35p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp. ( 20p) 
- Gọi HS đọc VB.
- HD HS thảo luận các câu hỏi.
- Ở đoạn mở đầu, tg đã nêu ra những dẫn chứng gì về cách ăn mặc?
- Từ những dẫn chứng đó, tg muốn rút ran x về vấn đề gì?
- Hai LĐ chính của VB là gì?
- Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra 2 LĐ đó?
- Tg đã dùng những dẫn chứng nào để làm rõ 2 luận điểm trên?
- HS khá giỏi: Em hiểu phép lập luận này trong VB như thế nào ?
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- GV nhấn mạnh vấn đề.
- Sauk hi đã nêu một số biểu hiện của “những quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dung phép lập luận gì để chốt lại vấn đề?
- Tìm câu văn tổng hợp?
- Nhận xét về vị trí của các câu trên trong văn bản?
 - Phép phân tích và tổng hợp có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận ? 
- HS khá giỏi: Nhận xét về mối quan hệ của chúng trong lập luận?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
 - Đọc văn bản.
- Thảo luận.
- Không ai mặc quần áo chỉnh tề .............mọi người.
- Vấn đề văn hóa trong trang phục và các quy tắc ngầm của văn hóa buộc mọi người phải tuân theo.
-“ Ăn cho mình, mặc cho người”, “ Y phục xứng kì đức”.
- Phân tích.
- Vấn đề ăn mặc chỉnh tề...
- Ăn mặc phải phù hợp với văn hóa XH : giản dị, hoà đồng...
 - Việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng...
- HS khá giỏi: Phân tích những tình huống (giả định) để cho thấy sự ràng buộc vô hình ở bên trong (...) bởi một quy tắc trong trang phục.
- Nghe.
- Tổng hợp.
- Câu cuối VB.
- Kết luận của VB.
-Làm rõ ý nghĩa của 1 sự vật, hiện tượng nào đó.
- 2 phương pháp đối lập nhưng không tách rời nhau. PT rồi TH mới có ý nghĩa, PT mới có TH.
- Đọc.
I . Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
* Văn bản : Trang phục 
a. - Vấn đề : văn hoá trong trang phục và các quy tắc ngầm của văn hoá buộc mọi người phải tuân theo.
- Luận điểm: “ Ăn cho mình, mặc cho người”, “ Y phục xứng kì đức”.
=> Phân tích.
+ Vấn đề ăn mặc chỉnh tề...
+ Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức : giản dị, hoà đồng...
 + Việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng...
b. – Phép tổng hợp: Khái quát, thâu tóm lại vấn đề : Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
-> Đặt ở phần kết luận (của một phần hoặc toàn bộ văn bản).
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2: HD làm luyện tập. ( 15p) 
- HD HS tìm hiểu phép phân tích (theo 4 yêu cầu cụ thể).
- Gọi HS trình bày.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung. 
-Nghe -> thảo luận.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập:
1. Phân tích ý : Đọc sách rốt cuộc là con đường của học vấn 
2. Phân tích những lí do phải chọn sách mà đọc :
 - Do sách nhiều, chất lượng khác nhau... ;
 - Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì sẽ lãng phí thời gian, công sức ;
 - Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng có liên quan với nhau...
 3. Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách 
 - Không đọc thì không có điểm xuất phát cao ; 
 - Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức ;
 - Không chọn lọc sách thì đọc không xuể, đọc không có hiệu quả.
 - Đọc ít mà kĩ quan trong hơn đọc nhiều mà qua loa, đại khái.
 4. Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận vì có qua sự phân tích lợi – hại, đúng – sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
4.Củng cố:(3p)
 - Thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(3p)
 - Học bài vừa học; làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp
IV. Rút kinh nghiệm:
GV:................................................................................................................................................................
 HS: .................................................................................................................................................................
Ngày soạn:20/12/2018
Tiết 95: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
	Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.
1 Kiến thức: Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
2. Kỹ năng: 
	- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
	- Sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc- hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng đúng các phép PT và tổng hợp khi làm văn.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, SGK
- Trò: Soạn bài, ĐDHT, SGK
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(6p)
- Thế nào là phép phân tích?
- Thế nào là phép tổng hợp? 
3. Nội dung bài mới:(32p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: HD làm Bt1. (10p) 
- Gọi 2 HS đọc 2 đoạn văn.
- Cho HS thảo luận tìm phép lập luận và cách vận dụng trong 2 ĐV.
- 2 HS lần lượt đọc. 
-HS thảo luận nhóm: Nhận diện và chỉ ra trình tự lập luận phân tích trong mỗi đoạn.
1. Đọc đoạn văn.
 a) Phân tích cái hay của bài thơ Thu điếu :
 - Ở các điệu xanh... ;
 - Ở những cử động... ;
 - Ở các vần thơ... ;
 - Ở các chữ không non ép...
 b) Phân tích nguyên nhân của sự thành đạt :
 - Đoạn 1:Các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
 - Đoạn 2: Phân tích các nguyên nhân khách quan (quan niệm đúng – sai) để khẳng định vai trò của nguyên nhân chủ quan.
Hoạt động 2: HD HS làm bt2,3. ( 17p) 
-HD HS thảo luận làm BT2,3.
- Yêu cầu HS trình bày ý kiến ở BT2.
- Yêu cầu HS trình bày ý kiến ở BT3.
 - Thao tác vừa phân tích vừa tổng hợp : phân tích thực chất của lối học đối phó và tổng hợp các tác hại của nó.
- HS HĐ nhóm.
- Trả lời câu hỏi ở BT2.
- Trả lời câu hỏi ở BT3.
- Lập dàn ý phân tích.
2. Phân tích thực chất của lối học đối phó :
 - Học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là phụ -> không thấy hứng thú, chán học, hiệu quả thấp... ;
 - Học bị động, không chủ động tiếp thu kiến thức, cốt đối phó với sự đòi hỏi, yêu cầu của thầy cô, của thi cử -> không hiểu bài, học tủ, học lệch, gian lận trong thi cử, kiểm tra... ;
 - Học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học -> dù có được bằng cấp, nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch, không đủ khả năng để làm việc...
 3. Phân tích lí do bắt buộc mọi người phải đọc sách :
 - Sách vở đúc kết những tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay.
 - Muốn tiến bộ, muốn phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
 - Đọc sách không cần nhiều mà phải đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới có ích.
 - Việc đọc sách chuyên sâu là rất cần thiết ; bên cạnh đó cần phải đọc rộng để giúp hiểu sâu hơn các vấn đề chuyên môn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm Bt4. (5p)
- HD HS làm BT4.
- Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó?
- Nêu tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách?
- Yêu cầu HS về nhà viết đoạn văn.
-Nghe.
- Là lối học bị động, hình thức, k lấy việc học làm mục đích chính-> làm người học mệt mỏi, k tạo ra nhân tài đích thực cho đất nước.
- Nêu ý kiến (làm BT4)
- Về nhà làm BT4.
4. Tổng hợp về việc đọc sách :
VD: Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả, phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc, đọc cho kĩ, đồng thời cần chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu của mình.
4.Củng cố: (3p)
GV nhắc sơ lược nội dung tiết luyện tập.
 5.Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà :(3p)
- Xem lại các bài tập; Làm BT4.
 - Chuẩn bị bài : Tiếng nói của văn nghệ.
 IV.Rút kinh nghiệm:
GV: ....................................................................................................................................................................
HS:......................................................................................................................................................................
 Tiết 96 Bài 19: 
 Văn bản: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 (Nguyễn Đình Thi)
I. Mục tiêu:
 	 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
	- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật.
1. Kiến thức:
	- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống cảu con người.
	- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng:
	- Đọc- hiểu một văn bản nghị luận.
	- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
	- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Thái độ: Thấy được giá trị và có thái độ trân trọng những tác phẩm nghệ thuật. 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, SGK.
 - Trò: SGK,bài soạn.
III.Các bước lên lớp:
Tiết 1:
 1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(6p)
 - Hãy cho biết cách lựa chọn sách và cách đọc sách được nêu lên trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm?
- Hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích?
3. Nội dung bài mới: (34)
Giới thiệu bài: (3p) Nguyễn Đình Thi không chỉ sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc, ông còn là cây bút lí luận phê bình có tiếng. Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948- thời kì đầu cuộc k/c chống Pháp. Những năm ấy, chúng ta đang xây dựng một nền VH nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc k/c vĩ đại của ND. Bởi vậy nội dung và sức mạnh của văn nghệ được tg gắn vơi sđời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng ND đang chiến đấu và sản xuất.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chung về VB. ( 15p) 
- HD HS đọc VB -> gọi HS đọc.
- Giới thiệu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi? 
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
- HD HS tìm hiếu các chú thích.
- Thảo luận: Tìm bố cục của văn bản và nêu luận điểm trong mỗi phần?
- HS khá giỏi: Nhận xét về bố cục của bài nghị luận?
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- HS đọc VB.
- HS tự tìm hiểu Chú thích.
- Năm 1948- Thời kì đầu KC chống TD Pháp.
- Nghị luận.
- Xem chú thích.
- Phần 1: Nội dung của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ.
 - Phần 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
 - Phần 3: Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động đến mỗi người qua những rung cảm sâu xa.
- HS khá giỏi: Các luận điểm giải thích cho nhau, nối tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ;
 - Nhan đề vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật; bao hàm cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu của văn nghệ.
=> Liên kết chặt chẽ, mạch lạc. 
I Đọc - tìm hiểu chung:
 1. Đọc: 
2. Tìm hiểu chung:
 - Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)
 + Sáng tác và hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám – 1945.
 + Thành công ở các thể loại: thơ, kịch, nhạc và là cây bút lí luận phê bình có tiếng.
 - Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ (1948).
 - PTBĐ chính: Nghị luận.
- Bố cục: 3 phần.
Hoạt động 2: HD HS đọc – hiểu văn bản. ( 19p) 
- Thảo luận: Theo tác giả, nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
- HS khá giỏi: Như thế nội dung của văn nghệ có gì khác so với các bộ môn khoa học khác (như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lí,...)?
- HS yếu kém: GV gợi ý.
.
* Thảo luận:
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan -> sáng tạo.
 - Tác phẩm nghệ thuật chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mộng mơ của người nghệ sĩ...;
 - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận...
- HS khá giỏi: Các bộ môn khoa học khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay XH, các quy luật khách quan. Còn văn nghệ khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người.
II . Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:
- Mỗi tác phẩm văn nghệ đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ về cuộc sống, về con người.
- Mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau trong tâm hồn độc giả mỗi thế hệ.
- Tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân của người nghệ sĩ.
4.Củng cố:(3p)
- Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(3p)
- Học bài, làm luyện tập.
- Chuẩn bị tiếp phần tiếp theo của văn bản.
IV. Rút kinh nghiệm:
GV:..............................................................................................................................................................
HS:...............................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 20: ngày tháng 12 năm 2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc