Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức:- Học sinh nắm được những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam

                      - Hiểu được một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học

- Kỹ năng: - Tổng hợp hoá, hệ thống hóa kiến thức về văn học gắn với từng thời kỳ

           - Đọc – hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng của thể loại

- Thái độ :  Yêu thích các tác phẩm văn học

2. Phẩm chất , năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 

Nắm đầy đủ các văn bản văn học, nội dung và các đặc điểm.

II. Chuẩn bị:

           - Thầy:Kế hoạch dạy học,  SGK, chuẩn KTKN.

           - Trò: Chuẩn bị bài, soạn bài.

III. Tổ chức các hoạt động học

1. ổn định tổ chức 1’

2. Kiểm tra bài cũ :  Không kiểm tra

doc 14 trang Khánh Hội 17/05/2023 260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Tuần 32
Ngày soạn: 20/3/2019
Tiết 169 đến tiết 174 
 Tiết 169 Văn học: TỔNG KẾT VĂN HỌC ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:- Học sinh nắm được những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam
	- Hiểu được một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học
- Kỹ năng: - Tổng hợp hoá, hệ thống hóa kiến thức về văn học gắn với từng thời kỳ
	- Đọc – hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng của thể loại
- Thái độ : Yêu thích các tác phẩm văn học
2. Phẩm chất , năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 
Nắm đầy đủ các văn bản văn học, nội dung và các đặc điểm.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy:Kế hoạch dạy học, SGK, chuẩn KTKN.
	- Trò: Chuẩn bị bài, soạn bài.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. ổn định tổ chức 1’
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Nội dung bài mới: 42’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động I(1’) gtb :
 - Mục đích: hệ thống kiến thức về văn học.
 - Nội dung
 tiết trước chúng ta đã ôn tập,hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập
 - Kết luận: tiến trình lịc sử VHVN, đặc sắc nổi bật.
nghe
Hoạt động II: 
 - Mục đích: HD tìm hiểu tiến trình lịch sử VHVN
- Nội dung
 Gọi (hs yếu) đọc phần II
 VHVN chia làm mấy thời kỳ?
 Nêu nội dung chính của văn học từng thời kỳ?
VHVN có những nét đặc sắc nổi bật nào?
- Kết luận: Có 3 giai đoạn chính.
- Đọc bài
- Trả lời, bổ sung
- Nêu nội dung,bổ sung
Suy nghĩ, trả lời
II. Tiến trình lịch sử vhvn
 3 thời kỳ
1. Từ thế kỷ X – XIX: VH trung đại.
- VH yêu nước chống xâm lược
- VH tố cáo XHPK và thể hiện khát vọng tự do
2. Từ đầu thế kỷ XX - đầu 1945: VH hiện đại
- VH yêu nước và cách mạng (30 năm đầu thế kỷ)
- Sau năm 30:
+ VH lãng mạn
+ VH hiện thực
+ VH cách mạng
3. Từ sau 1945 -> Nay: VH của thời đại mới
a. Từ 1945 – 1975:
- VH thời kỳ K/c chống Pháp
- VH thời kỳ K/c chống Mĩ
- VH về cuộc sống lao động, xây dựng CNXH
b. Sau 1975:
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, đời sống tư tưởng.
- Tinh thần nhân đạo
- Tinh thần lạc quan, sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của con người VN.
- Tính thẩm mĩ
Hoạt động III: 
 - Mục đích: HD tìm hiểu sơ lược về 1 số thể loại văn học
- Nội dung
 VHDG bao gồm những thể loại nào?
 Các thể thơ trong thời kỳ VH trung đại, Lấy ví dụ?
Các thể truyện ký 
 Em hiểu thế nào là truyện thơ?
 Hãy kể tên những tác phẩm truyện thơ mà em biết?
Kể tên một số tác phẩm của các thể văn NL?
 Hãy kể tên các thể loại VH hiện đại, lấy ví dụ?
- Kết luận: VHDG, VH trung đại, VH hiện đại
- Suy nghĩ, trả lời
- Trả lời, lấy ví dụ
- Trả lời, lấy ví dụ
- Trả lời
- Truyện Kiều, Lục Vân Tiên
- Kể tên
- Suy nghĩ, trả lời
B. sơ lược về một số thể loại VH
I. một số thể loại VHDG
3 nhóm:
- Tự sự DG: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.
- Trữ tình DG: Ca dao, dân ca
- Sân khấu DG: Chèo, tuồng
II. một số thể loại vh trung đại
1. Các thể thơ
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca TQ:
+ Thể cổ phong
+ Thể Đường luật
- Các thể thơ có nguồn gốc DG:
+ Thể lục bát
+ Thể song thất lục bát
2. Các thể truyện, ký
3. Truyện thơ Nôm:
- Là truyện được viết bằng thơ, chủ yếu là thơ lục bát.
4. Một số thể văn nghị luận: Chiếu, biểu, hịch, cáo
III. một số thể loại vhhđ:
-Kịch được du nhập
- Truyện ngắn, tiểu thuyết
- Tuỳ bút
- Thơ hiện đại tính từ p trào Thơ Mới (32-45) và nhiều thể thơ truyền thống có nguồn gốc dân tộc ;lục bát,4,5 chữ
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp ( 1’ )
 - Mục đích: Tiến trình LS VHVN, một số thể loại VH.
 - Nội dung:+ Có 3 giai đoạn VH, các thể loại VHDG, VHTĐ, VHHĐ
 + Chuẩn bị tổng kết TLV.
 - Kết luận: Nắm được tiến trình LS VHVN, các thể loại VH.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( 1’ )
- Kiểm tra: VH VN chia ra mấy giai đoạn chính?
- Đánh giá giờ học
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................
Ngày soạn: 20/3/2019
Tiết 170: TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Nắm được đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học
	- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
- Kỹ năng: - Tổng hợp hoá, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học
	- Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy
	- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng
	- Kết hợp hài hoà, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài
	- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có chung đề tài
- Thái độ : Yêu thích các thể loại văn học
2. Phẩm chất , năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 
Hiểu và vận dụng được đặc điểm của từng kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy : Kế hoạch dạy học, SGK, Chuẩn KTKN.
	- Trò : Chuẩn bị bài, soạn bài.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. ổn định tổ chức 1’
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
3. Nội dung bài mới: 42’
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động I(1’) gtb
- Mục đích: Hệ thống lại kiến thức các kiểu bài đã học.
 - Nội dung
 Ch. trình Ngữ văn chia làm 6 loại: TS,MT,BC’,NL, TM, HCCV. ...
Kết luận : có 6 loại.
Nghe
Hoạt động II:(41’)
- Mục đích HD hệ thống hoá về các kiểu văn bản đã học
- Nội dung
 Phân nhóm thảo luận:
+ N1: So sánh VB tự sự và VB miêu tả
+ N 2: So sánh VB TM với VB tự sự và miêu tả
+ N3: So sánh VB nghị luận với vVB điều hành
+ N4: So sánh VB biểu cảm với VB TM
Nhận xét
 Treo bảng phụ những phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu văn bản.
Các kiểu VB trên có thể thay thế cho nhau được không? vì sao?
Hãy lấy 1 số VD để chứng minh rằng mục đích của các vb là khác nhau?
 Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể không? Vì sao?
 Nêu 1 số ví dụ minh hoạ.
 Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau.?
 Kể tên các thể loại văn học đã học?
Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
Các TPVH: thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng các yếu tố nghị luận không, cho ví dụ
 Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự có gì khác nhau?
Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình có gì giống và khác nhau?
 Tác phẩm NL cần có các yếu tố TM, MT, tự sự không. Cần ở mức độ nào, vì sao?
Kết luận: Có 6 kiểu văn bản.
- Thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày theo yêu cầu
- Nhóm khác nhận xét
- Nghe, hiểu
- Quan sát
- Suy nghĩ, trả lời
- Lấy ví dụ
- Suy nghĩ, trả lời, nhận xét, bổ sung
- Lấy ví dụ ( Truyện ngắn Bến quê)
- Thảo luận bàn
- Trả lời, bổ sung
- Tự sự, trữ tình, kịch, ký.
- Trả lời, bổ sung
- Có. VD: đoạn miêu tả suy ngẫm của Nhĩ trong truyện Bến quê
- Thể loại VH tự sự dùng phương thức tự sự, tác phẩm VH tự sự kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm có tính nghệ thuật
- Suy nghĩ, trả lời
-> TPNL cần kết hợp các yếu tố TM, MT, TS để làm cho vấn đề NL thêm sinh động, có sức thuyết phục nhưng ở mức độ vừa phải
I. các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS
Bảng tổng kết trang 169 – 170
1. Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản
* Khác về: - P. thức biểu đạt
 - Hình thức thể hiện
- Tự sự: Trình bày sự việc
- Miêu tả: Tái hiện đặc điểm của con người, sự vật, hiện tượng
- TM: Làm rõ bản chất bên trong và p.diện có tính khách quan
- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm
- Điều hành: Hành chính
- Biểu cảm: T/h cảm xúc
2. Các kiểu VB không thể thay thế cho nhau. Vì:
- P. thức biểu đạt khác nhau
- Hình thức thể hiện khác nhau
- Mục đích khác nhau
- Các yếu tố cấu thành VB khác nhau
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể kết hợp với nhau trong 1 VB cụ thể. Vì:
- Trong VB tự sự có thể sử dụng p.thức miêu tả, TM, NL và ngược lại
- Ngoài chức năng thông tin, các VB còn có chức năng học tập và duy trì q.hệ xã hội.
4. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học:
* Giống: Các kiểu VB và thể loại VH có thể dùng chung 1 p.thức biểu đạt nào đó.
- VD: Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự, kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình
* Khác: - Kiểu VB là cơ sở của các thể loại VH
- Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản
5. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự:
- VB tự sự: Trình bày các sự kiện, chủ yếu dùng p.thức tự sự
- TPVH tự sự: Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm
6. Văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình
* Giống: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
* Khác: - TP trữ tình ngoài p.thức biểu cảm còn dùng p.thức miêu tả và nghị luận
- VB biểu cảm bày tỏ cảm xúc về một đối tượng
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp ( 1’ )
 - Mục đích: nắm đặc trưng và sự kết hợp của các phương thức biểu đạt.
 - Nội dung:+ Đặc điểm của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
 + Chuẩn bị phần còn lại của bài.
 - Kết luận: Có 6 kiểu văn bản.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( 1’ )
- Kiểm tra: Kể tên các kiểu văn bản đã học.
- Đánh giá giờ học
IV. Rút kinh nghiệm
....................................................................
Ngày soạn: 20/3/2019
Tiết 171: TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Nắm được đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học
	- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
- Kỹ năng: - Tổng hợp hoá, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học
	- Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy
	- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng
	- Kết hợp hài hoà, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài
	- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có chung đề tài
- Thái độ : Yêu thích các thể loại văn học
Tích hợp môi trường
Hiểu và vận dụng được đặc điểm của từng kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy : Kế hoạch dạy học, SGK, chuẩn KTKN.
	- Trò : Chuẩn bị bài, soạn bài.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. ổn định tổ chức 1’
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
3. Nội dung bài mới : 41’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động I(1’) gtb
- Mục đích: Hệ thống lại kiến thức các kiểu bài đã học.
 - Nội dung
 Ch. trình Ngữ văn chia làm 6 loại: TS,MT,BC’,NL, TM, HCCV. ...
Kết luận : có 6 loại.
Nghe
Hoạt động II(20’): 
- Mục đích HD hệ thống hoá về các kiểu văn bản đã học
- Nội dung
 Theo em phần đọc – hiểu văn bản và phần TLV có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu VD
 Phần TV có q.hệ như thế nào với phần đọc – hiểu văn bản và phần TLV, nêu ví dụ chứng minh?
 Các phương pháp, thao tác miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, TM có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng TLV?
Kết luận: TLV được tích hợp với Đọc- hiểu và Tiếng Việt.
- VD: Muốn NL về n/v bé Thu phải đọc – hiểu sâu về VB “Chiếc lược ngà”
- VD: Học TV phần liên kết câu và LK đoạn văn giúp ta có kiến thức tổ chức các câu trong đoạn, các đoạn trong bài hay ta có thể diễn dạt ý của mình khi đọc hiểu VB hay khi làm văn
- Suy nghĩ, trả lời
II. Phần tập làm văn trong chương trình 
THCS
- Phần đọc – hiểu văn bản và TLV có mqh mật thiết với nhau. Đọc – hiểu giúp ta làm tốt TLV
- Phần TV giúp ta vận dụng tốt ngôn ngữ TV để đọc – hiểu VB và làm bài tập TLV
- Rèn luyện kĩ năng TLV là rèn luyện các thao tác miêu tả, tự sự, Nghị luận, biểu cảm, TM. Nắm chắc các phương pháp, thao tác trên là cách để làm tốt các kiểu bài TLV.
Hoạt động III(20’):
- Mục đích HD Tìm hiểu các kiểu văn bản trọng tâm
- Nội dung
 Văn bản TM có mục đích biểu đạt là gì?
Muốn làm được VBTM, trước hết cần chuẩn bị những gì?
Hãy cho biết các phương pháp thường dùng trong VBTM?
 Ngôn ngữ của VBTM có đặc điểm gì?
Tích hợp môi trường 
( Dành cho học sinh khá): Em hãy thuyết minh khu du lịch biển Nhà Mát. Em có nhận xét gì về vệ sinh môi trường xung quanh khu vực
Nêu mục đích biểu đạt của VB tự sự?
Nêu các yếu tố tạo thành VB tự sự?
Vì sao VB tự sự thường k.hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm. Hãy cho biết t/dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự?
 Nêu mục đích biểu đạt của văn bản NL?
 VBNL có các yếu tố nào tạo thành?
 Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận?
Nêu dàn bài chung của bài NL về 1 sự việc, hiện tượng đời sống hay một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
 Nêu dàn bài chung của bài NL về tác phẩm truyện (đoạn trích) hay 1 đoạn thơ, bài thơ?
Tìm những đoạn có yếu tố nghị luận trong các văn bản mà em đã học trong CT NV lớp 9.
Kết luận: Có 3 kiểu văn bản.
- Suy nghĩ, trả lời
- Trả lời, bổ sung
- Trả lời
- Ngôn ngữ của VBTM cần chính xác, dễ hiểu
- Suy nghĩ, trả lời
- Trả lời
- Trả lời, bổ sung
- Trả lời
- 3 yếu tố: Luận điểm, luận cứ và lập luận
- Trả lời, bổ sung
- Trả lời, nhận xét
- Nêu dàn bài chung
III. Các kiểu VB trọng tâm
1. Văn bản thuyết minh.
- Mục đích biểu đạt: Giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với sự vật hiện tượng thông qua việc trình bày thuộc tính, cấu tạo. của chúng.
- Muốn làm được VBTM cần:
+ Tìm hiểu rõ đối tượng TM, sự vật hiện tượng cần TM
+ XĐ rõ phạm vi tri thức về đối tượng TM
+ Sử dụng các phương pháp thích hợp để TM
- Các phương pháp: Nêu định nghĩa, giả thiết, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh.
2. Văn bản tự sự
- Mục đích biểu đạt: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.
- Các yếu tố tạo thành VB tự sự; s.việc, nhân vật, lời kể.
- VB tự sự kết hợp với miêu tả, NL, biểu cảm để lời kể sinh động, lôi cuốn, bộc lộ được t/cảm của người kể.
3. Văn bản nghị luận
- Mục đích biểu đạt: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái xấu qua việc trình bày tư tưởng chủ quan của người viết.
- Các yếu tố tạo thành: Luận điểm, luận cứ, lập luận.
+ Luận điểm: Phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế
+ Luận cứ: Chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
+ Lập luận: Chặt chẽ, hợp lí.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp ( 1’ )
 - Mục đích: nắm các kiểu vb trọng tâm.
 - Nội dung:+ Có văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận.
 + Chuẩn bị bài Thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
 - Kết luận: Học sinh nắm được kiến thức của 3 kiểu văn bản.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( )
- Kiểm tra: Có mấy kiểu văn bản trọng tâm?
- Đánh giá giờ học
IV. Rút kinh nghiệm
......................................................................
 -----------------------------------
Ngày soạn: 20/3/2019
Tiết 172: Tập làm văn THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:- Hiểu được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Kỹ năng: - Rèn kĩ năng viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Thái độ: - Tích cực trong việc vận dụng để viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
2. Phẩm chất , năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 
Năng lực đọc hiểu, tự học và viết thư ( điện) chúc mừng, thăm hỏi vào những dịp lễ, tết.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: Kế hoạch dạy học, SGK, chuẩn KTKN.
	- Trò: Chuẩn bị bài.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. ổn định tổ chức 1’
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Nội dung bài mới:42’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động I;1’
 - Mục đích: Giới thiệu loại văn bản thư, điện.
 - Nội dung
Thuộc loại văn bản tiết kiệm lời tối đa nhưng vẫn đảm bảo biểu thị đầy đủ,trọn vẹnbộc lộ được tình cảm chân thành
 - Kết luận: Thư , điện để bày tỏ cảm xúc.
nghe
Hoạt động II: (14’)
 - Mục đích: HD viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Nội dung
 - Gọi (hs yếu) đọc các tình huống/202
 Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng, những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi?
 Em hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
 Qua đó em hãy cho biết mục đích và tác dụng của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
 - Kết luận: Dùng để thăm hỏi , chúc mừng.
- Đọc bài
- Suy nghĩ, trả lời
- Kể một số trường hợp
- Suy nghĩ, trả lời
I.Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Các tình huống: SGK/202
- Nhận xét:
+ Chúc mừng: a, b
+ Thăm hỏi: c, d
-> Thư, điện chúc mừng để chia vui
Thư điện thăm hỏi để chia buồn
Hoạt động III: (15’) 
 - Mục đích HDHS tìm hiểu cách viết
 - Nội dung
 Yêu cầu hs đọc các văn bản
 Em thấy 3 vb có gì giống nhau?
- Nhận xét, chốt ý
 Giữa các VB có điểm gì khác nhau?
Em có nhận xét gì về tình cảm, lời văn trong thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi? ( HS khá)
 Từ 2 bài tập trên, em hãy cho biết nội dung chính và cách thức diễn đạt trong thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
- Nhận xét, chốt ý
- Yêu cầu (hs yếu) đọc ghi nhớ
Kết luận: bày tỏ tình cảm, cảm xúc vui hoặc chia sẻ những nỗi buồn.
Hoạt động IV :( 12’)
- Mục đích: Luyện tập
 - Nội dung
 + Chia nhóm
 +Yêu cầu mỗi nhóm hoàn thiện một bức thư, điện ở mục II.1 theo mẫu/204
+Nhận xét
+Gọi hs đọc bài tập 2/205
 Trong các tình huống bài tập 2 tình huống nào cần viết thư (điện) chúc mừng, tình huống nào cần viết thư (điện) thăm hỏi?
+ Yêu cầu hs chọn một trong các tình huống đó và viết một bức thư điện
+ Nhận xét
* Dành cho học sinh khá làm bài tập 3
+Nhận xét
- Kết luận: vận dụng làm 3 bài tập.
- Đọc bài
- Thảo luận bàn (3p)
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe, hiểu
- Trả lời
- T/cảm được bộc lộ trực tiếp
- Lời văn ngắn gọn
- Thảo luận bàn
- Trình bày
- Nhận xét
- Nghe, hiểu
Đọc
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Nhận xét
- Nghe, hiểu
- Đọc bài
- Suy nghĩ, trả lời
- Viết bài
- Nghe, hiểu
- Làm bài
- Nghe, hiểu
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi
- Ba văn bản/202-203
- Nhận xét:
+ Giống: Cả 3 đều là thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Hình thức: Đều có tên, địa chỉ người nhận, nội dung, tên, địa chỉ người gửi
Nội dung: sắp xếp giống nhau
Lí do gửi thư, điện lời chúc mừng và thăm hỏi,lời bày tỏ mong muốn của người gửi
+ Khác: a, b: Thư điện chúc mừng
c, là thư điện thăm hỏi
- Cách viết thư (điện) chúc mừng:
+ Lí do cần viết thư, điện
+ Suy nghĩ,cảm xúc của người gửi với tin vui
+ Lời chúc, mong muốn của người gửi
- Cách viết thư (điện) thăm hỏi:
+ Lí do cần viết thư, điện
+ Suy nghĩ, cảm xúc của người gửi với nỗi buồn, nỗi bất hạnh.
+ Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi
* Ghi nhớ ( SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1/204
Bài tập 2/205
- Chúc mừng: a, b, d, e
- Thăm hỏi: c
Bài tập 3/205
...........................................................................................
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp ( 2’ )
 - Mục đích: Giới thiệu chung về thư, điện
 - Nội dung:+ Khi nào thi viết thư, khi nào thì điện, cách viết thư, điện.
 + Ôn bài để làm kiểm tra học kỳ.
 - Kết luận: Học sinh phân biệt khi viết thư, điện và cách viết nội dung.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( 2’ )
- Kiểm tra: Ở nơi xa muốn thăm hỏi hay chúc mừng , chúng ta phải làm thế nào?
- Đánh giá giờ học
IV. Rút kinh nghiệm
....................................................................
Ngày soạn: 20/3/2019
Tiết 173 – 174 : KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức : - Học sinh có kiến thức tổng hợp của 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, 
Tập làm văn và biết vận dụng những kiến thức vào làm bài thực tế
- Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức
- Thái độ: - Tích cực trong việc vận dụng những kiến thức và kỹ năng để làm bài
2. Phẩm chất , năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 
Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên:Kế hoạch dạy học, ôn tập cho các em theo cấu trúc và đề cương ôn tập của SGD
	- Học sinh: Chuẩn bị trước bài, giấy nháp, bút,nhận đề và làm bài.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Nội dung bài mới: 
	A. Ma trận đề (Cấu trúc của sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu)
 B. Đề (đề của SGD Bạc Liêu, đính kèm)
 C. Đáp án, thang điểm (của SGD Bạc Liêu, đính kèm)
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp ( 1’ )
 - Mục đích: Đánh giá năng lực học qua bài kiểm tra.
 - Nội dung: + xem lại đề kiểm tra học kỳ.
 - Kết luận: Học sinh vận dung kiến thức, kỹ năng làm bài đầy đủ.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( 1’ )
- Kiểm tra: Không
- Đánh giá giờ học
 IV. Rút kinh nghiệm
 ............................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn : 20/3/2019
Tiết 175: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài kiểm tra học kì.
- Kĩ năng: Thấy được phương thức khắc phục , sửa chữa các lỗi trong bài . 
- Thái độ: GD HS ý thức tự lực khi làm bài, cố gắng vươn lên trong học tập.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc và trả lời câu hỏi cho đề bài.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được ý kiến về các câu hỏi.
	- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận câu hỏi tìm đáp án.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án, chấm bài kiểm tra.
- HS: ĐDHT, SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(không)
3. Bài mới: (38p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Thảo luận đáp án. (5p)
- Cho HS thảo luận đáp án.
- Thảo luận.
I. Đáp án :
Hoạt động 2: Đọc đề -> xác định ND chính. (13p)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Xác định nội dung chính.
- Đọc đề.
- Xác định 
II. Nội dung chính :
GV dùng đáp án ở tiết 178,179 để cung cấp cho HS.
Hoạt động 3: HD HS sửa chữa lỗi. (15p)
- Cho HS thảo luận phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Nêu ưu điểm, hạn chế trong bài làm.
- GV nêu những hiện tượng phổ biến, lỗi điển hình của từng phần (lấy trong bài của HS).
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Nghe.
III. Sửa chữa lỗi.
Hoạt động 4: GV công bố kết quả. (5p)
- GV công bố kết quả chung của cả lớp.
- Công bố kết quả của từng em và phát bài.
- Tuyên dương HS có bài làm tốt.
- Gọi HS đọc bài hay hoặc đv.
- Nghe.
- Nghe -> nhận bài.
- Nghe.
- Đọc.
IV. Kết quả: 
THỐNG KÊ ĐIỂM :
Lớp
Từ 0 < 5
Từ 5 <7
Từ 7 <9
Từ 9- 10
So sánh với bài kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
9A
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức về VB, Tiếng Việt và làm văn đã học ở lớp 9 để chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10..
- Tiết sau: Trả bài Kiểm tra HKII.	
IV. Kiểm tra đánh giá bài học: 
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ kiểm tra.
V. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS:
Trình ký tuần 32: ngày tháng 3 năm 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc