Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu: :

 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:

  - Kiến thức: + Củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh

    + HS hệ thống được kiến thức đã học.

  - Kĩ năng:

 Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng.

  - Thái độ: Yêu thích môn học

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

   Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

  - Thầy:  chuẩn bị bài tập để luyện tập cho HS

  - Trò:  bài học trước ở nhà.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định lớp: 1p 

     Kiểm tra sĩ số

   2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

   3. Bài mới: 41p

Như các em đã học xong về nồng độ % , nồng độ mol của dung dịch, làm quen với cách tính toán và pha chế dung dịch. Tiết học này các em sẽ được luyện tập làm một số bài tập về loại bài học này.

doc 8 trang Khánh Hội 17/05/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày: 16 / 4 / 2019
Tiết : 66 đến 67; Tuần: 36 
Bài 44: BÀI LUYỆN TẬP 8
I. Mục tiêu: :
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: + Củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh
 + HS hệ thống được kiến thức đã học.
 - Kĩ năng:
 Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng.
 - Thái độ: Yêu thích môn học
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: chuẩn bị bài tập để luyện tập cho HS
 - Trò: bài học trước ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: 1p 
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Bài mới: 41p
Như các em đã học xong về nồng độ % , nồng độ mol của dung dịch, làm quen với cách tính toán và pha chế dung dịch. Tiết học này các em sẽ được luyện tập làm một số bài tập về loại bài học này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cần nhớ: 16p
* Mục đích: HS củng cố được một số kiến thức 
* Nội dung: Cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản trong chương .
 - Nồng độ phần trăm của dung dịch? Biểu thức tính?
- Độ tan của 1 chất là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan?
- Từ công thức trên ta có thể được những đại lượng nào có liên quan đến dung dịch.
* Kết luận: - Nồng độ dung dịch:
C% = x 100%
- Để pha chế 1 dung dịch theo nồng độ cho trước ta thực hiện:
+ Tính các đại lượng cần dùng
+ Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định 
Ôn lại kiến thức
 Trả lời
Nêu và viết công thức
C% = 
mct = 
md d =
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Độ tan của 1 chất trong nước là gì?
Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dd bão hoà ở nhiệt độ xác định 
2. Nồng độ dung dịch:
C% = x 100%
3. Cách pha chế dung dịch:
- Để pha chế 1 dung dịch theo nồng độ cho trước ta thực hiện:
+ Tính các đại lượng cần dùng
+ Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài tập: 25p
* Mục đích: HS vận dụng kiến thức làm được một số bài tập
* Nội dung: - GV hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- Hòa tan 3.1g Na2O vào 50g H2O.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
GV: Chất tan trong dung dịch là chất nào?
GV hướng dẫn HS: Khi cho 1 chất hòa tan vào nước ta phải xem xét đó là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học?
Chât tan trong dung dịch thu được có phải là Na2O không? Hay chất khác?
- Tinh khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch?
Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
GV: Hướng dẫn HS làm Bài tập số 2
Cho HS thảo luận nhóm làm bài tập. (HS- K-G)
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng làm.
Nhận xét => cho điểm
 Cho HS làm bài tập số 3,4 
(Hướng dẫn HS Y)
HS: Làm theo nhóm
Đại diện nhóm lên bảng làm
- Hướng dẫn HS làm
* Kết luận: Vận dụng công thức làm bài tập
HS: Các nhóm thảo luận
=> Tìm ra cách giải
- Trả lời Na2O hoặc NaOH
Quá trình trên là hiện tượng hóa học.
- Chất tan là NaOH
- Lên bảng tính.
- Đọc kĩ đề 
 Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Nhóm khác nhận xét cho điểm.
 - Đọc kĩ đề 
 Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Nhóm khác nhận xét cho điểm.
- Đọc kĩ đề
Thảo luận nhóm làm bài tập
Đại diện nhóm lên bảng làm
Các nhóm nhận xét => Bổ sung
II. Bài tập:
Số 1:
PT: 
Na2O + H2O à 2NaOH
n NaOH = m/M = 3.1/62 = 0.05(mol)
Theo PT:
nNaOH = 2. nNa2O
= 2 . 0.05 = 0.1(mol) 
 => mNaOH = n . M =
 = 0.1 . 40 = 4g
Theo định luật bảo toàn khối lượng;
mdd NaOH = mH2O + mNa2O 
 = 50 + 3.1 = 53.1(g)
=> C% NaOH = x 100%
 = 7,53%
Bài số 2: 
a.S(20o) = 31.6g cho biết:
- Độ tan của KNO3 ở 20o là 31,6g ở 100oC là 246g
b. S(20o) là 17,3(g)
- Độ tan của khí CO2 
ở 20oC 1atm là 17,3(g)
ở 60oc 1amt là 0.07(g)
Số 3: 
a. 100g dung dịch có 50g nguyên chất 20g dung dịch có 10g H2SO4.
C % H2SO4 =.100% = 20%
b. 50 : 1,1ml có 
 10 : 98(mol)H2SO4
Vậy 100ml có CM
CM = =2,245M
Số 4:
a.nNaOH= 8/ 40 = 0,2mol
 800ml = 0,8(l)
CM = n/V = 0,2/0,8 
 = 0.25mol/lít
b. nNaOH có trong 200ml (200cm3) dd NaOH 0.25M
nNaOH = = 0,05mol
1000ml dd NaOH có 0,1mol NaOH
Vml 0,05 mol
V = = 500 ml dd
V cần dùng để pha loãng 200ml dd NaOH 0,25M để có dd NaOH 0,1M
V = 500- 200 = 300
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 3p
 Hướng dẫn học sinh về nhà xem lại các bài tập đã giải, xem trước nội dung bài thực hành
 Kiểm tra theo nội dung bài 
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 
- Kiểm tra: theo từng nội dung
- Đánh giá giờ học: 
V. Rút kinh nghiệm:
	...........................
	........
Tiết 67; Tuần 36 
Bài 45: BÀI THỰC HÀNH 7
PHA CHẾ DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ
I. Mục tiêu:
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
 - Kiến thức: Biết tính toán, pha chế những dung dịch đơn giản theo nồng độ khác nhau.
 - Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện cho HS kỹ năng tính toán, kỹ năng cân đo hóa chất trong phòng thí nghiệm.
 - Thái độ: Yêu thích môn học
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng CTHH
 - Năng lực giải quyết vấn đề	
 - Năng lực tính toán: giải bài toán có liên quan để thực hành
II. Chuẩn bị:
 - Thầy:
+ Dụng cụ: cốc thủy tinh (100ml, 25oml), ống đong, cân, đũa thủy tinh, giá thí nghiệm.
+ Hóa chất: đường (C12H22O11), muối ăn (NaCl), nước cất (H2O).
 - Trò: Xem trước nội dung thực hành
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: 39p
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (5phút)
* Mục đích: Kiểm tra những kiến thức có liên quan đến bài thực hành
* Nội dung: Kiểm tra lí thuyết:
+ Định nghĩa dung dịch.
 + Biểu thức C%, CM.
* Kết luận: 
C% = (mct/mdd ) x 100%
CM = n / V
C% = (mct/mdd ) x 100%
CM = n / V
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm. 19p
* Mục đích: Biết tính toán, pha chế những dung dịch đơn giản theo nồng độ khác nhau.
* Nội dung: Tiến hành các thí nghiệm pha chế dung dịch.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1
- Các em hãy tính toán để biết khối lượng đường và nước cần dùng.
Gọi 1 HS nêu cách pha chế.
Các nhóm thực hành pha chế
Yêu cầu HS tính toán để có số liệu của thí nghiệm 2.
Gọi 1 HS nêu cách pha chế.
Các nhóm thực hành pha chế
- Yêu cầu HS tính toán để có số liệu của thí nghiệm 3.
Gọi 1 HS nêu cách pha chế.
Các nhóm thực hành pha chế.
- Yêu cầu HS tính toán để có số liệu của thí nghiệm 4
Gọi 1 HS nêu cách pha chế.
Các nhóm thực hành pha chế
* Kết luận: Dựa vào 
+ Định nghĩa dung dịch.
+ Biểu thức C%, CM.
Hoạt động 3: 5p
Hướng dẫn học sinh viết tường trình
Tính toán
Nêu cách pha
Pha chế theo nhóm.
 tính toán
Nêu cách pha
Pha chế theo nhóm
 tính toán
Nêu cách pha
Pha chế theo nhóm
 tính toán
Nêu cách pha
Pha chế theo nhóm
I. Tiến hành thí nghiệm
1) Thí nghiệm 1: Tính toán để pha chế 50 gam dd đường 15%
mđường = (15 x 50)/100 = 7,5 gam
mnước = 50 – 7,5 = 42,5 gam
2) Thí nghiệm 2: Pha chế 100 ml dd NaCl 0,2M
nNaCl= 0,2 x 0,1 = 0,02 mol
mNaCl= 0,02 x 58,5 =11,7 gam
3) Thí nghiệm 3: Pha chế 50 gam dd NaCl 0,2 M
Khối lượng đường 5% có trong dd đường 5% là :2,5 gam
Khôi lượng dd đường 15% có chứa 2,5 gam đường là : 16,7 gam
Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là: 33,3 gam.
4) Thí nghiệm 4: Pha chế 50ml dd NaCl 0,1M từ dd NaCl 0,2M ở trên
nNaCl = 0,005 mol
Vdd = 25ml 
II. Tường trình
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Hướng dẫn học sinh viết tường trình, xem lại các bài đã học. 
 - Nhận xét buổi thí nghiệm về: 
 + Sự chuẩn bị của HS
 + Ý thức và thái độ của HS các nhóm trong buổi thực hành
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 
- Kiểm tra: theo từng nội dung
- Đánh giá giờ học: 
. 
..
V. Rút kinh nghiệm: 
........................
Tổ trưởng kí duyệt tuần 36
Ngày : / / 2019
Lê Thị Thoa
BGH KÝ THÁNG 5
Ngày : / / 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_36_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc