Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

   1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 -  Kiến thức: + Củng cố hệ thống hóa các kiến thức và khái niệm hóa học về hiđro.

+ Học sinh biết và hiểu các khái niệm phản ứng thế.

+ Nhận biết phản ứng thế.

- Kĩ năng: Rèn cho học sinh: vận dụng các kiến thức để làm các bài tập và tính toán.

-  Thái độ: yêu thích môn học.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng hợp chất hóa học

 - Năng lực tính toán: giải bài toán tính theo PTHH

II. Chuẩn bị: 

   - Giáo viên: bảng phụ, viết lông

  - Học sinhÔn lại kiến thức các bài; 31, 32, 33

III: Tổ chức các hoạt động dạy học:

  1. Ổn định lớp: ( 1p )

Kiểm tra sĩ số

  1. Kiểm tra bài cũ: 3p

 Định nghĩa phản ứng thế - cho ví dụ minh họa.

doc 7 trang Khánh Hội 17/05/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 14/02/2019 	
Tiết: 51 đến 52; Tuần: 27 
Bài 34: BÀI LUYỆN TẬP 6
I. Mục tiêu:
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: + Củng cố hệ thống hóa các kiến thức và khái niệm hóa học về hiđro.
+ Học sinh biết và hiểu các khái niệm phản ứng thế.
+ Nhận biết phản ứng thế.
- Kĩ năng: Rèn cho học sinh: vận dụng các kiến thức để làm các bài tập và tính toán.
- Thái độ: yêu thích môn học.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng hợp chất hóa học
 - Năng lực tính toán: giải bài toán tính theo PTHH
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: bảng phụ, viết lông
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức các bài; 31, 32, 33
III: Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp: ( 1p )
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: 3p
 Định nghĩa phản ứng thế - cho ví dụ minh họa.
 3. Bài mới: 34p 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (10 p) Kiến thức cần nhớ
* Mục đích: Củng cố lại các kiến thức và khái niệm hoá học của hidro.
* Nội dung: Trả lời các câu hỏi:
 - Treo phiếu học tập lên bảng
- Trình bày những kiến thức cơ bản về: Tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế của khí hidro?
 - Có thể thu khí hiđro bằng những cách nào?
- So sánh tính chất vật lí của khí oxi và khí hidro?
5- Mỗi phán ứng hóa học dưới đây thuộc loại phản ứng nào? 
a- 2H2 + O2 à 2H2O
b- PbO + H2 à Pb + H2O.
* Kết luận: Học sinh nắm vững khái niệm hoá học của hidro.
HS: ghi nhận kiến thức
Lên bảng điền những từ thích hợp vào ô trống
- Có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiệt.
- KCl, H2SO4 ( lõang )
- Có 2 cách: Đấy nước, đẩy khơng khí 
a- Phản ứng hóa hợp 
b- Phản ứng thế 
I- Kiến thức cần nhớ : 
Khí hiđro:
1- Tính chất vật lí
 - Tính chất hóa học:
 + Tính khử.
 + Tác dụng với oxi và oxit kim loại (tỏa nhiệt)
2- Ứng dụng của hiđro :
3- Điều chế hiđro: (HCl hoặc H2SO4 ) + Zn , Fe , Al 
4- Thu khí hiđro:
 - Đẩy nước.
 - Đẩy không khí.
5- Phản ứng thế.
Hoạt động 2: (24 phút)
* Mục đích: Làm bài tập vận dụng những kiến thức về hidro vừa được củng cố
* Nội dung: Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1/SGK
=> Giải thích
Các phản ứng trên còn thuộc loại phản ứng nào? => cụ thể
Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK
cho HS thảo luận nhóm
-Gợi ý cho HS cách nhận biết các khí trên.
- Gọi đại diện nhóm trả lời 
Nhận xét => bổ sung đáp án
Cho HS đọc kĩ đề làm bài tập số 3
HS: chọn câu trả lời đúng
Bài tập 4: 
- yêu cầu HS đọc kĩ đề làm bài tập.
- gợi ý cho HS cách đọc tên các oxít .
? các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào.
Bài tập 5:
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin bài ở SGK => thảo luận nhóm
- Viết phương trình phản ứng của hai phương trình.
Hướng dẫn học sinh giải câu c 
- Khối lựợng đồng thu được hai hỗn hợp kim loại .
- Số mol đồng thu được
-Số mol sắt thu được
- Thế tích hiđro.khử CuO
- Thể tích khí hiđo cần dùng ( ở đktc ) để khử hỗn hợp 2 oxít 
* Kết luận: 
 Đọc kĩ đề và trả lời
Đọc kĩ đề bài
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét bổ sung
Đọc đề kĩ => trả lời câu hỏi.
Câu c đúng
Đọc kĩ đề => lên bảng viết các phương trình phản ứng.
- xác định các phản ứng
- chất khử, chất oxi hóa
Thảo luận nhóm
Viết phương trình phản ứng.
H2 + CuO -> H2O + Cu
3H2+ Fe2O3 ->3H2O+2Fe
Ghi nhận kiến thức
II- Luyện tập:
Bài 1;
2H2 + O2à 2H2O
3H2 + Fe2O3 à 2Fe +3H2O 
4H2 + Fe3O4 à3Fe + 4H2O
H2 + PbO à Pb + H2O.
Còn phản ứng a là phản ứng hóa hợp
Các phản ứng khác đều là phản ứng thế.
Bài tập 2:
- Dùng que đốm đang cháy vào mỗi lọ.
 + Lọ làm que đốm cháy sáng lên là lọ chứa khí oxi
 + Lọ có ngọn lửa màu xanh mờ là lọ chứa khí hỉđo
+ Lọ không làm thay đổi ngọn lửa của que đốm đang cháy là lọ chứa không khí.
Bài tập 3:
Câu c đúng
Bài tập 4:
1- CO2 + H2O à H2CO3
2- SO2 + H2O à H2SO3
3- Zn + 2HCl àZnCl2 + H2
4- P2O5 + 3H2Oà 2H3PO4
5. PbO + H2 Pb + H2O
- phản ứng hĩa hợp: 1,2,4
- phản ứng thế: 3,5 
Bài tập 5 
a/ H2 + CuO H2O + Cu 
 (1) 
3H2 + Fe2O3 3H2O + 2Fe
 (2) 
c/ Khối lượng đồng thu được từ 6 gam hỗn hợp 2 kim loại :
6 gam – 2,80 gam Cu
Số mol đồng thu được :
nCu = = 0,05 mol 
Số mol sắt thu được :
nFe= = 0,05 mol
Thể tích khí hiđro cần dùng để khử CuO theo PTHH ( 1 ) :
 VH==1,12 (l) khí
Thể tích hiđro cần dùng để khử Fe2O3 theo PTHH: ( 2)
 =1,68 (l) khí H2 
Thể tích khí hiđro cần dùng ( ở đktc ) để khử hỗn hợp 2 oxit:
1,12 + 1,68 = 2,80 (l) khí H2.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Mục đích: Theo nội dung luyện tập 
 - Nội dung: yêu cầu học sinh khá giỏi làm BT6. 
 a) Zn + H2SO4 à H2 + ZnSO4
 a/ 65mol a/ 65mol
 2Al + 3H2SO4 à 3H2 + Al2(SO4)3
 a/ 27mol 3a/ 27x2mol
 Fe + H2SO4 à H2 + FeSO4
 a/56mol	 a/56mol 
 Như vậy ta thấy:
 3a a a
 27x 2 56 65
 (Al) (Fe) (Zn)
 b) Theo PTHH trên, cùng 1 lượng kim loại tác dụng với lượng axit dư thì:
- Kim loại Al cho nhiều khí H2 hơn (54 g Al sẽ cho 3.22,4 lit H2)
- Sau đó là sắt (56 g Al sẽ cho 22,4 lit H2)
- Cuối cùng là kẽm (65 g Zn sẽ cho 22,4 lit H2)
 c) Nếu thu cùng một lượng khí H2, ví dụ 22,4lit H2, thì:
	- Kim loại ít nhất là Al: (=18g)
	- Sau đó là sắt (56 g)
	- Cuối cùng là kẽm (65gam). 
 - Hướng dẫn về nhà, học bài, chuẩn bị bản tường trình, đọc trước các thí nghiệm trong bài thực hành.
- Kết luận: Học sinh vận dụng kiến thức đã học giải được bài tập
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p
Kiểm tra: Nhắc lại nội dung chính của bài 
Đánh giá giờ học: 
 V. Rút kinh nghiệm: 
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày soạn: 14 /02/2019 	
Tiết: 51 đến 52; Tuần:27 	
 	 Bài 35: BÀI THỰC HÀNH 5
	ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ HIĐRO – THỬ TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO
I. MỤC TIÊU:
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Nguyên tắc điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý, tính chất hoá học.
 - Kĩ năng: Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí. Kỹ năng nhận ra khí H2, biết kiểm tra độ tinh khiết của H2, biết tiến hành thí nghiệm với H2 (dùng H2 khử CuO).
 - Thái độ: Có tính cẩn thận khi làm thí nghiệm
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống, năng lực thực hành: làm thí nghiệm 1, 2, 3 SGK trang 120
II. CHUẨN BỊ: 
 - Giáo viên: + Hoá chất: Zn, dd HCl, CuO.
 + Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, chổi rửa, ống dẫn khí, kẹp, đèn cồn, diêm, ống hút, thìa lấy hoá chất.
 - Học sinh: kẻ bản tường trình vào vở:
STT
Tên thí nghiệm
Hoá chất
Hiện tượng
PTPƯ + giải thích
1.
2.
3.
Điều chế khí H2
Thu khí H2.
H2 khử CuO
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Bài mới : 32p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dungcơ bản
Hoạt động 1: Kiểm tra các kiến thức liên quan: 5p 
* Mục đích: Kiểm tra lại kiến thức đã học về khí hidro
* Nội dung: - Kiểm tra sự chuẩn bị. 
- Những nguyên liệu nào thường dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm?
- Thử nhận biết khí H2 bằng cách nào?
- Có mấy cách thu H2?
- Khi thu H2 bằng cách đẩy không khí phải chú ý những vấn đề gì?
- H2 có tính chất hoá học như thế nào?
* Kết luận: Học sinh nắm vững kiến thức về điều chế, thu và thử tính chất khí hidro.
Kẻ bản tường trình
- Kẽm và axit HCl
- Đốt à H2 cháy: màu xanh nhạt.
- Đẩy nước và đẩy không khí.
- Để miệng ống nghiệm hướng xuống dưới.
-Tác dụng với O2 à H2O.
- Khử CuO.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm: 27p 
* Mục đích: Giúp học sinh nắm vững nguyên tắc điều chế và thu khí hidro 
* Nội dung: -Yêu cầu HS đọc các thí nghiệm SGK/120.
*Thí nghiệm 1
Lưu ý HS:
	+ Để nghiêng ống nghiệm khi bỏ viên Zn vào à khỏi bể ống nghiệm.
	+ Để khí H2 thoát ra một thời gian trước khi đốt.
*Thí nghiệm 2
Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm 2:
Lưu ý HS: 
	+ Thu bằng cách đẩy nước: Phải đổ nước đầy ống nghiệm à úp ngược vào chậu à thu.
	+ Thu bằng cách đẩy không khí: úp miệng ống xuống dưới.
*Thí nghiệm 3
Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm 3:
Lưu ý HS:
	+ Đặt CuO vào đáy ống nghiệm.
	+ Miệng ống nghiệm đựng CuO thấp hơn đáy ống nghiệm.
	+ Nung nóng CuO trước à dẫn H2 vào.
* Kết luận: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về điều chế- thu khí hidro và thử tính chất của khí hidro 
- Đọc sách nắm vững cách làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: điều chế H2. Đốt cháy H2.
-Tiến hành thí nghiệm à giải thích:
2H2 + O2 à 2H2O
Thí nghiệm 2: Thu H2.
Làm thí nghiệm và giải thích.
Đọc thí nghiệm 3: 
- Làm thí nghiệm.
H2 + CuO Cu + H2O 
1.Thí nghiêm 1:
Điều chế H2 từ HCl và Zn đốt cháy H2 trong không khí:
Hiện tượng và nhận xét:
- Cho kẽm vào dung dịch axit clohđric loãng, phản ứng hóa học xảy ra, các bọt khí hiđro xuất hiện trên bề mặt kẽm rồi tách ra khỏi chất lỏng, viên kẽm tan dần.
- Khi cho que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn, khí bốc cháy phát ra tiếng’’pep’’ nhỏ vơi ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là hiđro.
PTPƯ:
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
2H2 + O2 à 2H2O
2. Thí nghiệm 2:
Thu khí hi đro bằng cách đẩy không khí:
Khi dùng kẹp gỗ đưa miệng ống nghiệm chứa khí hiđrovào gần sát ngọn lửa đèn cồn, có tiếng nổ nhỏ. Do hiđro có trộn lẫn một ít oxi của không khí chưa bị đẩy ra hết khỏi ống nghiệm đã tạo thành một hỗn hợp nổ. 
3. Thí nghiêm 3:
Hiđro khử đồng (II) oxit
Ở nhiệt độ cao(khoảng 400oC) hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong họp chất đồng (II) oxit(màu đen), tạo thành nước và đồng kim loại (màu đỏ gạch)
 to
H2 + CuO -> H2O + Cu
GV yêu cầu HS viết tường trình thí nghiệm theo mẫu.(5p)
TT
Cách tiến hành TN
Hiện tượng quan sát
Giải thích và viết PTHH.
TN1.
TN2.
TN3.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
- Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học
 - Nội dung: Nhận xét, rút kinh nghiệm thiết thực hành, yêu cầu HS rửa và thu don dụng cụ thí nghiệm. Hướng dẫn về nhà xem nội dung bài 36: Nước
- Kết luận: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về điều chế- thu khí hidro và thử tính chất của khí hidro
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p
Kiểm tra: Trình bày lại quy trình thực hành.
Đánh giá giờ học: 
 V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt tuần 27
Ngày: / /2019
Lê Thị Thoa
BGH KÝ DUYỆT THÁNG 02
Ngày: / / 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc