Nội dung ôn tập tại nhà môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

* Lý thuyết.

Câu 1. Thế nào là sự cháy.

            Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng . 
 Câu 2. Sự cháy trong khí và trong oxi có gì giống và khác nhau.

      - Giống : Đều là sự oxi hóa 
      - Khác : Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy rong oxi .

 

doc 4 trang Khánh Hội 17/05/2023 500
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập tại nhà môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập tại nhà môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Nội dung ôn tập tại nhà môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
 NỘI DUNG ÔN TẬP Ở NHÀ MÔN HÓA HỌC 8
 ( PHÒNG DỊCH CORONA)
 * Lý thuyết.
Câu 1. Thế nào là sự cháy.
 Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng . 
 Câu 2. Sự cháy trong khí và trong oxi có gì giống và khác nhau.
 - Giống : Đều là sự oxi hóa 
 - Khác : Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy rong oxi .
 Câu 3. Nguyên nhân nào thanh sắt bị gỉ sét. 
 Câu 4. Tại sao cơ thể người và động vật luôn có nhiệt tỏa ra . ( Do có sự oxi hóa chậm các chất hữu cơ trong cơ thể diễn ra liên tục, năng lựng sinh ra giúp cơ thể hoạt động ) 
Câu 5. Thế nào là sự oxi hóa chậm.
 - Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng .
 - Trong điều kiện nhất định , sự oxi hóa chậm chuyển thành sự cháy ( Sự tự bốc cháy ) 
Câu 5. Muốn 1 chất cháy được phải đảm bảo các điều kiện nào.
Câu 6. Theo em muốn dập tắt một đám cháy cần phải làm gì. 
 - Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy .
 - Cách li chất chaý với oxi 
Câu 7. Nếu đám cháy là xăng , dầu , thì dùng nước dập tắt được hay không ? Tại sao ?
 ( Không , vì xăng , dầu nhẹ hơn nước )
Câu 8. Điều kiện phát sinh sự cháy .
 - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy .
 - Phải có đủ oxi cho chất cháy 
Câu 9. Hãy cho biết kí hiệu, CTHH của hidro, NTK, PTK của hidro?
Câu 10. Hãy tính tỉ khối của hidro so với không khí?
 => Khí hidro
Câu 10. 1 lít nước ở 150C hoà tan 20 ml khí H2. Hãy nhận xét về tính tan của H2 trong nước.
 Khí H2 tan rất ít trong nước.
Câu 11. Làm thí nghiệm điều chế khí hidro. 
 Làm thí nghiệm đốt cháy hidro trong không khí sau đó đưa vào bình khí O2. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng
 Yêu cầu viết phương trình phản ứng.
 2H2 + O2 
 => Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ.
 Câu 12. Dựa vào thí nghiệm khử CuO bằng khí H2. Viết PTHH 
 H2 + CuO Cu + H2O
 Câu 13. Ở nhiệt độ thường phản ứng có xảy ra không.
 Ở nhiệt đô thượng phản ứng không xay ra. 
 Câu 14. Khi đun nóng phản ứng có xảy ra không.
 Phản ứng có xảy ra xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và những giọt nước.
 Câu 15. Hãy nêu ứng dụng của H2 và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó?
Hidro dùng làm nguyên liệu để điều chế tên lửa, sản xuất amoniac, axit, là chất khử để điều chế kim loại., bơm vào khinh khí cầu bóng thám không.
Câu 16. Nhận xét hiện tượng khi cho axit t. xúc với kẽm.
+ Có bọt khí xuất hiện. 
+ Lửa xanh 
 	+ Có muối trắng xuất hiện. 
Câu 17. Nhận xét ngọn lửa khi đốt cháy khí hidro . 
Câu 18 Cô cạn dd ZnCl2 trên lửa đèn cồn: Hiện tượng gì xảy ra khi cô cạn dd. 
 Hãy viết PTHH x. ra.
 Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­ 
 2Al+3H2SO4 ® Al2(SO4)3+ H2­
 Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2­
 * Bài tập
Câu 1. Bài tập 1 trang /101 sgk
HD :
 C + O2 CO2 (cacbonđioxit : oxit axit) 
4P + 5O2 2P2O5
( Điphotpho pentaoxit : Oxit axit )
2H2 + O2 2H2O 
( Nước : oxit axit )
4Al + 3O2 2Al2O3 ( Nhôm oxit : Oxit bazơ)
 Câu 2. Bài tập 7/ 101( sgk ) .
Câu a , b .
 Câu 3. Bài tập 8 / 101 ( sgk ) 
HD :
- Thể tích khí oxi cần dùng 
 ( 0,1. 20 ) . 100 : 90 = 2,22 ( l ) 
 => nO2 = 2,22 : 22,4 = 0.099 ( mol ) 
 - PTHH :
a. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
 Theo PTHH :
 nKMnO4 = 2. nO2 
 = 2 . 0,099
 = 0,198 ( mol )
 => mKMnO4 = 0,198 . 158 
 = 31,284 ( g ) 
b. 2KClO3 2KCl+3O2
 ( Tương tự HS về nhà tự giải)
PTHH xảy ra: 
	a) Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 	Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 
	Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 	Zn +H2SO4 ® ZnSO4 + H2 
 n Zn = nFe = nO2 = 0,1 (mol) 
b) nO2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 (mol) ; mFe = 0,1 . 56 = 5,6 (g) ; mZn = 0,1 . 65 = 6,5 (g) 
Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 ; 
nFe = 22,4 / 56 = 0,4 (mol) ; nH2SO4 = 24,5 / 98 = 0,25 (mol) 
 nFe dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 (mol) ; mFe dư = 0,15 . 56 = 8,4 (g) 
vH2 = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l) 
* Bài tập HS khá- Giỏi.
Câu 1: Từ các hóa chất có sẵn sau đây: Mg ; Al ; Cu ; HCl ; KClO3 ; Ag . Hãy làm thế nào để có thể thực hiện được sự biến đổi sau: Cu --- > CuO --- > Cu 
Câu 2: Khử hoàn toàn 11,5 gam một Ôxit của Chì bằng khí Hiđro, thì thu được 10,35 gam kim loại Chì.
 Tìm công thức hóa học của Chì ôxit.
Câu 3: Các chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau? Viết phương trình hóa học. K ; SO2 ; CaO ; H2O , Fe3O4 , H2 ; NaOH ; HCl.
Câu 4: Khử hoàn toàn hỗn hợp (nung nóng ) gồm CuO và Fe2O3 bằng khí Hiđro, sau phản ứng thu được 12 gam hỗn hợp 2 kim loại. Ngâm hỗn hợp kim loại này trong dd HCl, phản ứng xong người ta lại thu được khí Hiđro có thể tích là 2,24 lít.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi Oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
 Tính thể tích khí Hiđro đã dùng ( đktc ) để khử khử hỗn hợp các Oxit trên.
Câu 5: Cho 28 ml khí Hiđro cháy trong 20 ml khí Oxi.
Tính : khối lượng nước tạo thành.
Tính thể tích của nước tạo thành nói trên.
( Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn )
 Câu 6: Cho 2,8g một hợp chất A tác dụng với Ba ri clorua. Tính khối lượng Bari sunfat và Natri clo rua tạo thành. Biết : 
 Khối lượng Mol của hợp chất A là 142g
 %Na =32,39% ; %S = 22,54% ; còn lại là oxi ( hợp chất A )
 Câu 7: Một chất lỏng dễ bay hơi , thành phần phân tử có 23,8% C , 5,9% H, và 70,3% Cl , có phân tử khối bằng 50,5.Tìm công thức hoá học của hợp chất trên .
 Câu 8:Trộn lẫn 50g dung dịch NaOH 8% với 450g dung dịch NaOH 20% .
Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau khi trộn ?
Tính thể tích dung dịch sau khi trộn , biết khối lượng riêng dung dịch này là 1,1g/ml ?
 Câu 9: Cho 22g hỗn hợp 2 kim loại Nhôm và sắt tác dụng với dd HCl dư .Trong đó nhôm
 chiếm 49,1% khối lượng hỗn hợp .
 a)Tính khối lượng a xit HCl cần dùng ?
 b) Tính thể tích Hiđrô sinh ra?( ở đktc)
 c) Cho toàn bộ H2 ở trên đi qua 72g CuO nung nóng. Tính khối lượng chất rắn sau phản ứng ?
 Câu 10: Có những chất khí sau: Nitơ, Cacbon đioxit ( khí Cacbonic), Neon (Ne là khí trơ),
 oxi, metan (CH4)
 Khí nào làm cho than hồng cháy sáng? Viết PTHH
Khí nào làm đục nước vôi trong ? Viết PTHH
Khí nào làm tắt ngọn nến đang cháy? Giải thích 
Khí nào trong các khí trên là khí cháy? Viết PTHH
 Câu 11: Đốt cháy 1,3g bột nhôm trong khí Clo người ta thu được 6,675g .hợp chất nhôm 
 clorua. 
 Giả sử chưa biết hoá trị của Al và Cl .
Tìm CTHH của nhôm clorua ?
Tính khối lượng của khí clo tác dụng vứi nhôm ?
 Câu 12: Sơ đồ phản ứng : NaOH + CO2 ----------- Na2CO3 + H2O
Lập PTHH của phản ứng trên ?
Nếu dùng 22g CO2 tác dụng với 1 lượng NaOH vừa đủ , hãy tính khối lượng Na2CO3 điều chế được ?
 Bằng thực nghiệm người ta điều chế được 25g Na2CO3 . Tính hiệu suất của quá trình thực nghiệm ?

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_tai_nha_mon_hoa_hoc_lop_8_truong_thcs_ly_thu.doc