Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. MỤC TIÊU: 

1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 - Kiến thức: + Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm  hoá học về: thành phần hoá học và tính chất hoá học của nước.

+ Định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại các axit, bazơ, muối và oxit.

 - Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên đây để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến nước, axit, bazơ, muối. Tiếp tục rèn luyện phương pháp học tập môn hoá học và rèn luyện ngôn ngữ hoá học.

 - Thái độ: Yêu thích môn học

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

  - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

  - Năng lực giải quyết vấn đề

   - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống

   - Năng lực tính toán; giải bài tập liên quan

II. CHUẨN BỊ: 

 - Thầy:chuẩn bị nội dung luyện tập

 - Trò: Ôn lại các bài: oxit, axit, bazơ – muối; tính theo CTHH và phương trình hoá học.

doc 9 trang Khánh Hội 17/05/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
 Ngày soạn : 08/3/2019 
 Tiết : 57 đến 58; Tuần 30
Bài 38: BÀI LUYỆN TẬP 7
I. MỤC TIÊU: 
1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: + Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về: thành phần hoá học và tính chất hoá học của nước.
+ Định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại các axit, bazơ, muối và oxit.
 - Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên đây để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến nước, axit, bazơ, muối. Tiếp tục rèn luyện phương pháp học tập môn hoá học và rèn luyện ngôn ngữ hoá học.
 - Thái độ: Yêu thích môn học
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
 - Năng lực tính toán; giải bài tập liên quan
II. CHUẨN BỊ: 
 - Thầy: chuẩn bị nội dung luyện tập
 - Trò: Ôn lại các bài: oxit, axit, bazơ – muối; tính theo CTHH và phương trình hoá học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: 1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
 3. Bài mới : 42p 
Như các em đã biết về thành phần và tính chất của nước. Định nghĩa công thức , phân loại, cách gọi tên axit, bazơ và muối. Tiết học này các em sẽ làm một số bài tập về các laọi kiến thức này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ: 15p
* Mục đích: Củng cố các kiến thức và các khái niệm hoá học về: thành phần hoá học và tính chất hoá học của nước, định nghĩa tên gọi của axit, ba zơ , muối.
* Nội dung: - Phát phiếu học tập cho HS. 
- Treo bảng phụ hệ thống hóa các kiến thức => Trả lời
- Cho HS đọc kĩ các câu hỏi lựa chọn những kiến thức phù hợp gắn vào bảng.
Nhận xét => bổ sung
* Kết luận: Học sinh hiểu được thành phần hóa học định lượng định tính của nước.
- Tính chất hóa học của nước.
- Công thức hóa học, định nghĩa tên gọi của axit, ba zơ , muối.
- Các bước của bài toán.
Thảo luận
Đọc kĩ các câu hỏi.
Đại diện nhĩm lên bảng.
Các nhóm nhận xét => bổ sung.
Ghi nhận
I. Kiến thức cần nhớ:
- Thành phần hóa học định lượng định tính của nước.
- Tính chất hóa học của nước.
- Công thức hóa học, định nghĩa tên gọi của axit, ba zơ , muối.
- Các bước của bài toán.
Hoạt động 2: Luyện tập: 27p
* Mục đích: Vận dụng
 các kiến thức trên để làm 
 các bài tập tổng hợp có liên 
 quan đến nước, axit, bazơ, 
 muối.
* Nội dung: Cho HS làm bài tập theo nhóm
Bài tập: Hãy phân biệt các chất nào sau đây là axit, bazơ, muối: H2S, Na2S, HClO, NaClO3 KOH, Al(OH)3, HCl, Zn(OH)2, KNO3 ( hs giỏi)
Gọi HS lên bảng làm bài tập 1,2, 3
Bài số 1
- Hướng dẫn HS lên viết CTHH
 (Hướng dẫn HS- Y)
- Yêu cầu HS làm bài tập số 2,3,4,5 (SGK)
- Hướng dẫn HS cách giải bài tập 
Gọi HS lên bảng làm 
Nhận xét => bổ sung
Bài 5 sgk
Hướng dẫn HS làm bài số 5(SGK)
Đọc kĩ đề 
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm lên bảng làm 
Các nhóm khác nhận xét => bổ sung.
Đại diện 1 em lên viết 2 CTHH
 Đọc kĩ đề 
Chú ý theo sự hướng dẫn của GV
Đọc kĩ đề 
Lên bảng làm
Chú ý theo sự hướng dẫn của GV
Đọc kĩ đề 
Lên bảng làm
II- Luyện tập:
Bài tập: 
Axit: H2S, HClO, HCl
Bazơ: KOH, Al(OH)3, Zn(OH)2
Muối: Na2S, NaClO3, KNO3
Bài số 1: a- Các phản ứng;
2Na + 2H2O à 2NaOH + H2
Ca + 2H2O àCa(OH)2 + 2H2
b) Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế và phản ứng oxi hóa khử.
Bài số 2: 
- Sản phẩm a : NaOH ; KOH là bazơ
- Sản phẩm c: NaCl; Al2(SO4)3 là muối.
- Sản phẩm b: là axit 
Bài số 3: 
CuCl2, ZnSO4...
Bài số 4:
Giả sử CTHH của oxit 
160 x 70/ 100 = 112(g)
-Khối lượng của oxi trong 1 mol oxit
160 - 0112 = 48 (g)
M . X = 112
16 .Y = 48
X = 2
Y = 3 => M = 56
- M: Là kim loại sắt.
 CTHH: Fe2O3
Bài 5 sgk
nH2SO4 = 49/98 = 05(mol) Al2O3 = 60/102 = 0,59 (mol)
 PTHH của phản ứng: 
Al2O3 + 3H2SO4 => Al2(SO4)3 + 3H2O
 1mol 3mol 
So sánh tỉ lệ : 059/1 > 05/3 => Nhôm oxit dư Tính lượng Al2(SO4)3 theo H2SO4:
Theo phản ứng trên;	
102g Al2O3 tác dụng hết với 294g H2SO4; 49g H2SO4 49.102/294 = 17g 
Khối lượng của nhôm dư là: mAl2O3 dư = 60 – 17 = 43g
 Theo phản ứng trên:
294g H2SO4 tác dụng hết với Al2O3 cho 342g Al2(SO4)3
Vậy 49g H2SO4
X = 49 . 342/294 = 57g Al2(SO4) 
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học
 - Nội dung: Dành cho HS K-G 
Cho các công thức hóa học sau. Hãy phân loại các hợp chất:
Ba(OH)2, CaO, BaCO3, KOH, NaCl. HCl, HNO3, Na2SO4, CO2, P2O5, KHCO3, ZnO, H2S, HBr, Fe(OH)3, NaOH, ...
TT
Oxit
Bazơ
Axit
Muối
1
2
3
4
Hướng dẫn về nhà hoàn thành các bài tập, đọc trước nội dung bài thực hành 6.*
 - Kết luận: HS biết vận dụng các kiến thức trên để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến nước, axit, bazơ, muối.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p
 - Kiểm tra: Theo từng phần của bài luyện tập
 - Đánh giá giờ học: 
.
. 
IV. RÚY KINH NGHIỆM: 
 Ngày soạn: 09/3/2019 
Tiết: 56 đến 57; Tuần 30	 
Bài: 39 THỰC HÀNH 6
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC
I. MỤC TIÊU: 
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước: Nước tác dụng với Na, CaO, P2O5. 
 - Kĩ năng: + Thực hiện các thí nghiệm trên thành công, an toàn, tiết 
 + Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng
 + Viết phương trình hóa học minh họa kết quả thí nghiệm
Thái độ: yêu thích môn học
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
 - Năng lực thực hành
II. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: Dụng cụ: - Chậu thủy tinh, cốc thủy tinh, bát sứ, lọ thuỷ tinh, muỗng sắt, đũa thuỷ tinh.
 Hoá chất: Na; CaO; P; quì tím; đèn cồn.
 - Trò: xem trước nội dung thực hành
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 3p
 Em hãy nêu các tính chất hoá học của H2O?
 3. Nội dung bài mới: 36p
Như các em đã học xong về lí thuyết về tính chất hóa học củ nước, tiết học này các em sẽ được thực hành để thấy đựoc thực tế về tính chất hóa học này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm (3p) Mục đích: Giúp HS nắm rõ một số kiến thức về nước.
- Kiểm tra sự chuẩn bị.
- Nêu được mục tiêu của bài học.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: (11p)
* Mục đích: Nước tác dụng với na tri. 
* Nội dung: - Cắt miếng Na: bằng hạt đậu xanh.
- Cho miếng Na vào nước à quan sát.
- Nhúng quì tím vào dung dịch trong cốc còn lại sau phản ứng à kết luận.
- Lấy một giọt dung dịch phenolphtalein à dung dịch sau phản ứng à nhận xét.
* Kết luận: Dung dịch bazơ sau phản ứng làm quì tím hoá xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
Thí nghiệm 2: (11p) 
* Mục đích: Tìm hiểu nước tác dụng với vôi sống
* Nội dung: - Cho vôi sống vào bát sứ + H2O.
1-2’: cho quì tím vào à nhận xét.
Tại sao dung dịch sau phản ứng lại làm cho quì tím à xanh.
* Kết luận: Mẫu vôi nhão ra, Phản ứng tỏa nhiệt, Quì tím à xanh.
Thí nghiệm 3: (12p)
* Mục đích: Tìm hiểu nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
* Nội dung: - Hướng dẫn HS thử nút cao su có vừa bình thủy tinh không ?
- Đốt đèn cồn.
- Cho một lượng Pđỏ vào muôi sắt. à đốt à lọ thủy tinh.
- Cho 2 – 3 ml vào lọ thuỷ tinh đã đốt Pđỏ à lắc mạnh.
- Cho mẫu giấy quì vào à nhận xét ? tại sao dung dịch tạo thành làm quì tím à đỏ.
* Kết luận:
+ Pđỏ cháy à khói trắng.
+ P2O5 tan trong nước.
+ dd: quì tím à đỏ. Vì dd tạo thành là một axit (H3PO4)
Nghe à ghi nhớ à làm thí nghiệm.
- Nhỏ dung dịch phenolphtalein hoặc nhúng quì tím vào cốc nước.
à kết luận.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
 Làm theo hướng dẫn của GV
 Trả lời
I. Tiến hành thí nghiệm:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
1-Thí nghiệm 1:
Nước tác dụng với na tri. 
2Na + 2H2O à 2NaOH + H2­ . 
Dung dịch bazơ sau phản ứng làm quì tím hoá xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
2- Thí nghiêm 2:
Nước tác dụng với vôi sống.
Hiện tượng:
+Mẫu vôi nhão ra.
+Phản ứng tỏa nhiệt.
+Quì tím à xanh.
CaO + H2Oà Ca(OH)2
3- Thí nghiệm 3:
Nước tác dụng với P2O5.
- Hiện tượng.
+ Pđỏ cháy à khói trắng.
+ P2O5 tan trong nước.
+ dd: quì tím à đỏ.
- Vì dd tạo thành là một axit (H3PO4).
P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết tường trình 
Mục tiêu : Giúp HS viết được bảng tường trình (2p)
- GV Yêu cầu HS làm bản tường trình vào giấy kiểm tra 
- HS Hoàn thành bản tường trình theo mẫu đã kẻ sẵn.
- GV Thu vở HS chấm bài thực hành.
- HS nộp vở cho GV
- GV Yêu cầu HS rửa và thu dọn dụng cụ thí nghiệm.
- HS rửa và thu dọn dụng cụ thí nghiệm.
 Viết tường tường bài thực hành
II) Viết tường trình
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Mục đích: Giúp HS nắm rõ một số kiến thức về nước.
 - Nội dung: Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm.
 Hướng dẫn học sinh học các bài ở chương V tiết sau kiểm tra.
 - Kết luận: Học sinh nắm vững được tính chất hoá học của nước.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p
 - Kiểm tra: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong ba thí nghiệm trên?
 - Đánh giá giờ học: 
.
. 
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Tổ Trưởng ký tuần duyệt: 30
Ngày: / / 2019
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc