Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

   - Sự oxi hóa là sự tác dụng  của oxi với chất  khác.

   - Khái niệm phản ứng hóa hợp

   - Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

 2. Kĩ năng:

  - Xác định được có sự oxi hóa trong một số hiện tượng tực tế.

  - Nhận biết được một số phản ứng hĩa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa hợp.

 3. Thái độ: Tạo hứng thú học tập cho học sinh

II. CHUẨN BỊ: 

 - Thây : Tranh vẽ ứng dụng của oxi SGK/ 88

 - Trò: Sưu tầm một số tranh ảnh và tư liệu về ứng dụng của oxi

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp:1p

  Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: 5p

   Hãy trình bày tính chất hóa học của oxi? Viết PT phản ứng minh họa?

  3Nội dung bài mới: 32p

   Khí oxi có vai trò rất quang trọng trong đời sống hàng ngày đối với con người và sinh vật khác. Như vậy oxi có ứng dụng gì? Sự oxi hóa như thế nào?, thế nào phản ứng hóa hợp? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu.

doc 7 trang Khánh Hội 17/05/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
 Ngày soạn: 20 / 12 /2018 
 Tiết: 39; Tuần: 21 
 Bài 25:	SỰ OXI HÓA. PHẢN ỨNG HÓA HỢP.
ỨNG DỤNG CỦA OXI
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với chất khác.
 - Khái niệm phản ứng hóa hợp
 - Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
 2. Kĩ năng:
 - Xác định được có sự oxi hóa trong một số hiện tượng tực tế.
 - Nhận biết được một số phản ứng hĩa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa hợp.
 3. Thái độ: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
II. CHUẨN BỊ: 
 - Thây : Tranh vẽ ứng dụng của oxi SGK/ 88
 - Trò: Sưu tầm một số tranh ảnh và tư liệu về ứng dụng của oxi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 Hãy trình bày tính chất hóa học của oxi? Viết PT phản ứng minh họa?
 3. Nội dung bài mới: 32p
 Khí oxi có vai trò rất quang trọng trong đời sống hàng ngày đối với con người và sinh vật khác. Như vậy oxi có ứng dụng gì? Sự oxi hóa như thế nào?, thế nào phản ứng hóa hợp? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự oxi hóa. 10p
- Hãy nêu ra 2 PTHH trong đó oxi tác dụng với đơn chất và 1 PTHH trong đó oxi tác dụng với hợp chất?
à Em hãy cho biết các phản ứng trên có đặc điểm gì giống nhau? 
- Các phản ứng trên đều có sự tác dụng của oxi với một chất khác, gọi là sự oxi hóa. Vậy sự oxi hóa một chất là gì ?
Nhận xét, kết luận
Hoạt động 2:Tìm hiểu phản ứng hóa hợp.15p
- Yêu cầu HS nhận xét số lượng các chất tham gia và sản phẩm của các phản ứng hóa học 1,2,3 và hoàn thành bảng SGK/ 85.
- Các phản ứng trong bảng trên có đặc điểm gì giống nhau ?
 à Những phản ứng trên được gọi là phản ứng hóa hợp. Vậy theo em thế nào là phản ứng hóa hợp ?
- Các phản ứng trên xảy ra ở điều kiện nào ?
(HS-K-G)
à Khi phản ứng xảy ra tỏa nhiệt rất mạnh, còn gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
- Theo em phản ứng (4) có phải là phản ứng hóa hợp không ? Vì sao ?
-Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/ 87 (với kim loại Mg, Al)
Nhận xét, bổ sung, kết luận
Hoạt động 3:Tìm hiểu ứng dụng của oxi.7p
 Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 SGK/ 88 à
- Em hãy kề những ứng dụng của oxi mà em biêt trong cuộc sống? 
- Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi là gì?
- Yêu cầu học sinh đọc mục III.2a trả lời câu hỏi.
- Oxi có vai trò gì trong cuộc sống của con người và động vật?
- Trong trường hợp nào, người ta phải dùng khí oxi trong các bình đặc biệt?
(Hướng dẫn HS- Y)
- Yêu cầu học sinh đọc mục III.2b trả lời câu hỏi.
- Trong sản xuất gang thép, oxi có tác dụng gì?
- Dùng hổn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì?
- GDMT: Dựa trên những hiểu biết và những kiến thức đã học, em hãy cho biết khi làm thí nghiệm đốt P với Fe chúng ta cần lưu ý điều gì để bảo vệ môi trường?
 - Nhận xét, kết luận
2Cu + O2 2CuO
CH4 +2O2 àCO2 + 2H2O
-Trong các phản ứng trên đều có chất tham gia phản ứng là oxi.
- Sự oxi hóa một chất là sự tác dụng của chất đó (có thể là đơn chất hay hợp chất )với oxi.
PƯHH: 
 Chất t.gia; S.phẩm
 (1) 2 1
(2) 2	 1
(3) 2	 1
(4) 
CH4 +2O2 àCO2 + 2H2O
- Hoàn thành bảng.
- Các phản ứng trên đều có một chất được tạo thành sau phản ứng.
 - Nêu định nghĩa
- Các phản ứng trên xảy ra khi ở nhiệt độ cao.
- Phản ứng (4) không phải là phản ứng hóa hợp vì có 2 chất được thành sau phản ứng.
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 2 SGK/ 87.
Mg + S à MgS
Al + S à Al2S3
Dựa vào hình 4.4 sgk trả lời
- Oxi cần cho hô hấp của người và động vật.
- Sự đốt nhiên liệu trong 
đời sống và sản xuất.
- Khí oxi cần cho sự hô hấp để oxi hoá chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật.
- Phi công, thợ lặn, chiến sĩ chữa cháy.
- Nhằm tạo nhiệt độ cao, nâng hiệu suất và chất lượng gang thép.
- Dùng để chế tạo mìn phá đá, đào đất. Oxi lỏng còn dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.
Trả lời
Không để P, đang cháy rơi vào da hoặc quần áo, có nút đậy kín, Fe cũng tương tự nhưng lưu ý ở đáy bình(lọ) có ít cát hoặc nước.
I. Sự oxi hóa: 
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá.
- Ví dụ : 
2Cu + O2 2CuO
(Ta nói: Cu đã bị oxi hóa)
II. Phản ứng hóa hợp: 
- Là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
- Ví dụ:
2H2 + O2à 2H2O 
III. Ứng dụng: 
Khí oxi cần cho:
- Sự hô hấp của người và động vật.
- Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
4. Củng cố: 5p
 - Thế nào là sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, ứng dụng của oxi?
 - Bài tập 1/87: Giải:
 a, Sự oxi hóa; b, một chất mới, chất ban đầu; c, Sự hô hấp, đốt nhiên liệu.
Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp ? vì sao ?
a. 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3 d. CaCO3 à CaO + CO2 
b. 2FeO + C à 2Fe + CO2 e. 4N + 5O2 à 2N2O5 
c. P2O5 + 3 H2O à 2H3PO4 g. 4Al + 3O2 à 2Al2O3 
 Đáp án: a, c, e, g.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p)
 - Học bài, làm bài tập 2, 4, 5 SGK/87
 - Đọc mục “em có biết”
 - Xem bài 26: oxit
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 21 / 12 /2018 
Tiết:40; Tuần: 21 
Bài 26: OXIT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Định nghĩa oxit.
 - Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim nhiều hóa trị.
 - Cách lập công thức hóa học của oxit.
 - Khái niệm oxit axit, oxit bazơ. 
 2. Kĩ năng:
 - Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể.
 - Gọi tên một số oxit theo CTHH hoặc ngược lại.
 - Lập công thức hóa học của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố.
 3. Thái độ: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
II. CHUẨN BỊ: 
 - Thầy: Bảng phụ
 - Trò: Cách lập CTHH của hợp chất. Qui tắc hóa trị.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 - Thế nào là sự oxi hóa ? Ví dụ bằng PTHH?
 - Thế nào là phản ứng hóa hợp? 
 3. Nội dung bài mới: 34p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu oxit là gì ? (6p)
- Hãy kể tên và viết CTHH của 3 chất oxit mà em biết?
- Em có nhận xét gì về thành phần phân tử của các chất trên ?
àTrong hóa học những hợp chất có đủ 2 điều kiện như trên gọi là oxit.Vậy oxit là gì?
*Bài tập 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit ?
(Hướng dẫn HS-Y)
a. K2O d. H2S
b. CuSO4 e. SO3
c. Mg(OH)2 f. CuO
Nhận xét, kết luận
 SO2, P2O5, Fe3O4 
( hay FeO, Fe2O3)
-Trong thành phần phân tử của các chất trên đều:
+ Có 2 nguyên tố.
+ Trong đó có chứa 1 nguyên tố là oxi.
Kết luận: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
- Vận dụng kiến thức đã biết về oxit để giải bài tập 1:
Đáp án: a, e, f.
I. Định nghĩa:
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: SO2 ; Na2O; CuO.
Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH của oxit . (7p)
- Hãy nhắc lại công thức chung của hợp chất gồm 2 nguyên tố và phát biểu lại qui tắc hóa trị ?
à Vậy theo em CTHH của oxit được viết như thế nào? 
-Yêu cầu HS làm bài tập 2a SGK/ 91
Nhận xét, kết luận
- CT chung: 
- Qui tắc hóa trị: a.x = b.y 
à CTHH của oxit: 
- Bài tập 2a SGK/ 91: P2O5
II. Công thức:
Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng quy tắc về hóa trị.
 ta có: n. x = II. y 
Hoạt động 3:Tìm hiểu cách phân loại oxit.(8p)
- Yêu cầu HS quan sát lại các CTHH ở trên bảng, hãy cho biết S, P, Fe là kim loại hay phi kim ?
- Vậy oxit được chia thành mấy loại?
à Vì vậy, oxit được chia làm 2 loại chính:
+ Oxit của các phi kim là oxit axit.
+ Oxit của các kim loại oxit bazơ.
- GV giới thiệu và giải thích về oxit axit và oxit bazơ.
Oxit axit; Axit tương ứng 
CO2	H2CO3
P2O5	H3PO4
SO3	H2SO4
Oxit bazơ; Bazơ tương ứng 
K2O	KOH
CaO	Ca(OH)2
MgO	Mg(OH)2
- Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 91(HS- K-G)
- Nhận xét và kết luận.
- HS quan sát các CTHH, biết được:
+ S, P là phi kim.
+ Fe là kim loại.
Hai loại: 
+ Oxit của các phi kim là oxit axit.
+ Oxit của các kim loại oxit bazơ.
- HS nghe và ghi nhớ:
+ Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit.
+ Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
- Thảo luận theo nhóm để giải bài tập 4 SGK/ 91
+ Oxit axit: SO3 , N2O5 , CO2 
+ Oxit bazơ: Fe2O3 , CuO , CaO
III. Phân loại: Có hai loại chính.
- Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit.
Ví dụ: P2O5; CO2...
+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3
+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.
- Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
Ví dụ: Na2O ; CaO
+ Na2O tương ứng với bazơ natrihiđroxit NaOH.
+ CaO tương ứng với bazơ canxi hiđroxit Ca(OH)2.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách gọi tên của oxit.(13p)
Để gọi tên oxit người ta theo qui tắc chung như sau:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
- Yêu cầu HS đọc tên các oxit + oxit axit: SO3 , N2O5 , CO2 , SO2 . 
+ Oxit bazơ: Fe2O3 , CuO , CaO, FeO.
- Giải thích cách đọc tên các oxit:
+ Đối với các oxit bazơ mà kim loại có nhiều hóa trị à đọc tên oxit bazơ kèm theo hóa trị của kim loại.
- Trong 2 công thức Fe2O3 và FeO à sắt có hoá trị là bao nhiêu ?
- Hãy đọc tên 2 oxit sắt ở trên ?
- Đối với các oxit axit à đọc tên kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim và oxi.
Chỉ số;	Tên tiền tố
1 Mono (không cần ghi)
2	Đi
3	Tri
4	Tetra
5	Penta
-Yêu cầu HS đọc tên các oxit axit sau: SO3 , N2O5 , CO2 , SO2, P2O5...
Nhận xét, kết luận
đọc tên các oxit
- Nghe và ghi nhớ cách đọc tên oxit bazơ:
Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm hóa trị) + Oxit 
- sắt (III) oxit và sắt (II) oxit 
- Nghe và ghi nhớ cách đọc tên oxit axit:
Tên oxit axit = Tên phi kim + Oxit (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim và oxi)
+ Lưu huỳnh trioxit.
+ Đinitơpentaoxit.
+ Cacbon đioxit.
+ Lưu huỳnh đioxit.
+ Điphotphopentaoxit.
IV. Cách gọi tên:
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
Ví dụ: Na2O- natri oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
 Tên gọi: Tên kim loại(kèm theo hóa trị) + oxit
Ví dụ: FeO – Sắt(II) oxit
Fe2O3 – Sắt(III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa tri:
Tên gọi: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) |+ oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
Ví dụ:
+ SO3 Lưu huỳnh trioxit.
+ N2O5 Đinitơpentaoxit.
+ CO2 Cacbon đioxit.
+ SO2 Lưu huỳnh đioxit.
4. Củng cố: (3p) 
 - Định nghĩa oxit 
 - Oxit được chia thành mấy loại ? nêu tên và cho ví dụ ?
5. Hướng dẫn tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p) 
- Học bài, làm bài tập 2b, 3, 5 SGK/ 91
- Đọc bài 27: Điều chế khí oxi- phản ứng phân hủy SGK / 92, 93
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt tuần 21
Ngày: / / 2018
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_21_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc