Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

 I. Mục tiêu:

    1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:

     - Kiến thức: Đánh giá kiến thức học sinh khi học qua các chương : chương IV: Oxi- không khí; chương V: Hiđro- nước, chương IV: Dung dịch, bài tập tính theo phương trình hóa học.      

   - Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài của học sinh

   - Thái độ: Có tính trung thực trong thi cử

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

     Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

  II. Chuẩn bị

           - Thầy:   Đề kiểm tra

           - Trò:  ôn tập 

 III. Tổ chức các hoạt động dạy học:

      1. Ổn định lớp: 

       Kiểm tra sĩ số: 1p

       2. Kiểm tra bài cũ: (Không)

       3. Bài mới:

         a. Ma trận đề (Của phòng GD)

         b. Đề bài (Của phòng GD)

         c. Đáp án thang điểm (Của phòng GD)

     4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p

         Xem trước bài 43:  Pha chế dung dịch (TT)

doc 6 trang Khánh Hội 17/05/2023 400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 13 / 4 /2019
 Tiết 70 và 65; Tuần 35 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
 I. Mục tiêu:
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Đánh giá kiến thức học sinh khi học qua các chương : chương IV: Oxi- không khí; chương V: Hiđro- nước, chương IV: Dung dịch, bài tập tính theo phương trình hóa học. 
 - Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài của học sinh
 - Thái độ: Có tính trung thực trong thi cử
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
 II. Chuẩn bị
	- Thầy: Đề kiểm tra
	- Trò: ôn tập 
 III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: 
 Kiểm tra sĩ số: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
 3. Bài mới:
 a. Ma trận đề (Của phòng GD)
 b. Đề bài (Của phòng GD)
 c. Đáp án thang điểm (Của phòng GD)
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 Xem trước bài 43: Pha chế dung dịch (TT)
 IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 3p
 - Kiểm tra: không 
 - Đánh giá giờ học: 
. ..
 V. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................... 
...................................................................................................................................... 
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Tư 0 đến
dưới 5
Tư 5 đến
dưới 7
Từ 7 đến
dưới 9
Từ 9 đến10
So sánh với lần kiểm tra trước ( từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
8A
8B
8C
8D
8E
Tiết: 65; Tuần: 35 
Bài 43: PHA CHẾ DUNG DỊCH (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Thực hiện phần tính toán các đại lượng liên quan đến dd như:
+ Lượng số mol chất tan.
+ Khối lượng chất tan.
+ Khối lượng dung dịch.
+ Khối lượng dung môi.
+ Thể tích dung môi.
 - Kĩ năng: Biết cách pha chế một dung dịch theo những số liệu đã tính toán.
 - Thái độ: yêu thích bộ môn
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực tính toán
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
 - Trò: xem trước nội dung bài
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: 1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 Nhắc lại cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước. 
 3. Bài mới: 34p Trong phần I đã học ở tiết trước chúng ta đã biết cách pha chế dung dịch từ chất tan và nước theo nồng độ cho trước. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm kỹ thuật pha loãng một dung dịch có sẳn để thu được một dung dịch mới có nồng độ cho trước.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Pha loãng một dung dich theo nồng độ cho trước: 20p 
* Mục đích: Giúp HS hieåu caùch Pha loãng dung dịch theo nồng độ mol
* Nội dung: GV đưa ra bài tập cho HS Bài tập 2a 
- Có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế :
a)-100ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M
	- Để pha loãng dung dịch trên về mặt lý thuyết chúng ta cần phải tính toán các đại lượng nào?
	- Giáo viên nhận xét và hệ thống lại kỹ thuật tính toán.
	- Với kết quả vừa tìm, trong thực tế chúng ta cần có những công cụ nào để thực hiện ?
	-	GV Hướng dẫn các nhóm thực hành pha loãng dung dịch.
Þ Các buớc tính toán để pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước.
-	HS Các nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến.
-	Số mol MgSO4 có trong 100ml dung dịch :
mol
	-	Thể tích dung dịch MgSO4 2M có chưá 0,04mol MgSO4 :
	V dd = = 20ml
- HS Chú ý và tiến hành pha loãng theo hướng dẫn.
- Đưa ra cách tính toán.
* Kết luận: Học sinh nắm được các buớc tính toán để pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước
Hoạt động 2: Luyện tập :14p
* Mục đích: HS biết cách pha loãng dung dịch theo nồng độ phần trăm
* Nội dung: Yêu cầu hs làm bài tập 2b)-150 gam dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%.
	Thực hiện tương tự hoạt động 1.
	-	Để pha loãng dung dịch trên về mặt lý thuyết chúng ta cần phải tính toán các đại lượng nào?
	-	Giáo viên nhận xét và hệ thống lại kỹ thuật tính toán.
	-	Với kết quả vưà tìm, trong thực tế chúng ta cần có những công cụ nào để thực hiện?
	-	Điều chỉnh những phát biểu chưa chính xác cuả các nhóm đồng thời giới thiệu những dụng cụ cần thiết.
	-	Hướng dẫn các nhóm thực hành pha loãng dung dịch.
Þ Các buớc tính toán để pha loãng một dung dịch theo nồng độ phần trăm cho trước
- Chú ý và tiến hành pha loãng theo hướng dẫn.
- Đưa ra cách tính toán.
* Kết luận: Các buớc tính toán để pha loãng một dung dịch theo nồng độ phần trăm cho trước.
* HS nghe GV hướng dẫn cách tính toán và cách pha chế.
* Sau đó HS tiến hành tính toán và giới tiệu cách pha chế.
a.* Cách tính toán:
-Tìm số mol chất tan có trong100 ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M .
n MgSO4 = 0,4 *100/ 1000 = 0,04(mol)
-Tìm thể tích dd MgSO4 2M trong đó chứa 0,04 mol MgSO4.
Vml 1000 * 0,04 / 2 = 20(ml)
* Cách pha chế
Đong lấy 20 ml dd MgSO4 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 150ml. Thêm từ từ nước cất vào đến vạch 100ml và khuấy đều, ta được 100ml ddMgSO4 0,4M.
-	HS Các nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến.
* Cách tính toán:
- Áp dụng công thức tính nồng độ %. Ta có m NaCl 
-	Khối lượng NaCl có trong 150 gam dung dịch :
m NaCl == 3,75 g
	-	Khối lượng dung dịch NaCl ban đầu có chưá 3,75gam NaCl :
	m dd = =37,5 g
	- Khối lượng nước cần dùng
 = 150 – 37,5 = 112,5 gam
II. Cách pha chế loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước.
1) Pha loãng dung dịch theo nồng độ mol
	Bài tập 2a
	-	Số mol MgSO4 có trong 100ml dung dịch :
 (mol)
	-	Thể tích dung dịch MgSO4 2M có chưá 0,04mol MgSO4 :
	Vdd = = 20ml
	Các bước tính toán
	+ Tìm n trong dung dịch
	n = C M V dd
	+ Tìm V dd :
	V dd = 
2) Pha loãng dung dịch theo nồng độ phần trăm
	Bài tập 2b
	-	Khối lượng NaCl có trong 150 gam dung dịch :
m NaCl == 3,75 g
-	Khối lượng dung dịch NaCl ban đầu có chưá 3,75gam NaCl 
m dd = =37,5 g
- Khối lượng nước cần dùng
	 	= 150 – 37,5
	= 112,5 gam
	Các bước tính toán
+ Tìm khối lượng chất tan trong dung dịch ban đầu :
	m ct = 
+ Tìm khối lượng dung dịch pha chế:
	m dd = 
+ Tìm khối lượng nước :
m nước = m dd ban đầu – m dd pha chế
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Hướng dẫn học sinh về nhà xem lại các bài tập đã giải
 - HS về nhà học bài
 - Chuẩn bị trước bài “Luyện tập 8”.
 - Theo nội dung bài
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 
- Kiểm tra: theo từng nội dung
- Đánh giá giờ học: 
 V. Rút kinh nghiệm : 	
...................................................................................................................................... 
......................................................................................................................................
Tổ trưởng Ký duyệt tuần 35
Ngày: / / 2019
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_35_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc