Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: 

 - Phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm ( hai cách thu khí oxi) và sản xuất oxi trong trong công nghiệp. 

 - Khái niệm phản ứng phân hủy.

 2. Kĩ năng:

 Rèn cho học sinh kĩ năng:

  - Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp.

  - Viết PTHH đều chế khí oxi từ KClO3 và KMnO4.

  - Tính được thể tích khí oxi ở đktc được điều chế từ phòng thí nghiệm và công nghiệp.

 3. Thái độ: Tạo hứng thú cho HS trong việc học tập bộ môn.

 II. Chuẩn bị: 

   - Thầy: Hóa chất: KMnO4, KClO3, MnO2

               Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá – kẹp ống nghiệm, Đèn cồn, chậu thuỷ tinh, muỗng lấy hóa chất, Diêm, que đóm, bông

  - Trò: Đọc bài 27 SGK / 92, 93.

doc 7 trang Khánh Hội 17/05/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 02 / 01/ 2019 
Tiết: 41; Tuần: 22
Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm ( hai cách thu khí oxi) và sản xuất oxi trong trong công nghiệp. 
 - Khái niệm phản ứng phân hủy.
 2. Kĩ năng:
 Rèn cho học sinh kĩ năng:
 - Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp.
 - Viết PTHH đều chế khí oxi từ KClO3 và KMnO4.
 - Tính được thể tích khí oxi ở đktc được điều chế từ phòng thí nghiệm và công nghiệp.
 3. Thái độ: Tạo hứng thú cho HS trong việc học tập bộ môn.
 II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Hóa chất: KMnO4, KClO3, MnO2 
 Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá – kẹp ống nghiệm, Đèn cồn, chậu thuỷ tinh, muỗng lấy hóa chất, Diêm, que đóm, bông
 - Trò: Đọc bài 27 SGK / 92, 93.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra cũ: 5p
 - Thế nào là sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp là gì ? Lấy ví dụ minh họa.
 - Nêu tính chất vật lí của Oxi.
3. Nội dung bài mới: 32p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 17p
- Theo em những hợp chất nào sau đây có thể được dùng làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: P2O5, CaC2, NaCl, CaO, KClO3, KMnO4 ? Vì sao ?
- Hãy kể ra những chất mà trong thành phần có oxi? Vì sao ?
 - Thông báo: trong các hợp chất giàu oxi, chất nào kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao mới dùng điều chế oxi được. Chất thường dùng là KMnO4 và KClO3.
- Biểu diễn thí nghiệm 1a.
+ Dấu hiệu nào cho biết có phản ứng hóa học xãy ra ? giải thích.(Hướng dẫn HS- Y) trả lời
+ Dự đoán chất làm que đóm bùng cháy ?
- Thông báo sản phẩm, gọi HS viết phương trình.
- Thông báo cách điều chế oxi từ KClO3 và giới thiệu sản phẩm, gọi HS viết phương trình.
- Giới thiệu về chất xúc tác.
- Có những cách nào thu được khí oxi ? Giải thích cơ sở của 2 cách thu.
- Gọi HS đọc to phần kết luận SGK.
(các vấn đề: hơ nóng đều ống nghiệm trước khi đun, 
Lí do đặt miếng bông khi đun thuốc tím, cách hướng miệng bình khi thu oxi, cách thử khí oxi đầy bình hay chưa, thời điểm rút ống dẫn khí ra khỏi chậu nước  sẽ nói rõ hơn ở tiết thực hành để tiết kiệm thời gian).
Nhận xét, kết luận
SO2 , P2O5 , CaO,
KClO3, KMnO4 vì chúng có nguyên tố oxi.
- KClO3, KMnO4
 vì chúng có nhiều nguyên tử oxi trong phân tử.
- Nghe.
 Quan sát thí nghiệm.
+ Que đóm bùng cháy là dấu hiệu do có sinh ra chất mới.
+ Khí oxi.
- Viết phương trình 
- Cá nhân viết phương trình.
- Nghe. 
- Nêu 2 cách: đẩy nước và đẩy không khí do oxi nặng hơn không khí và không tan trong nước.
- Ghi.
+ Oxi là chất khí tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
1. Thí nghiệm: SGK/ 92
a. Từ Kali permanganat.
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Chất rắn 
b. Từ Kali Clorat.
2 KClO3 xt 2 KCl + 3 O2
2. Kết luận:
- Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4 và KClO3.
- Có 2 cách thu khí oxi:
+ Đẩy nước.
+ Đẩy không khí.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu phản ứng phân hủy.15p
- Treo bảng phụ có kẽ bảng SGK/ 93, yêu cầu HS hoàn thành.
- Gọi 1 HS điền bảng.
- Em có so sánh gì số chất tham gia và số chất sản phẩm ở các phản ứng trên ?
¨ Những phản ứng như vậy gọi là phản ứng phân hủy. Vậy thế nào phản ứng phân huỷ ?
- Nhận xét, kết luận.
- Đưa ra các phản ứng hoá hợp phân huỷ cho HS nhận xét và so sánh để rút ra sự trái ngược của phản ứng hóa hợp với phản ứng phân hủy. (Dành cho Hs khá , giỏi)
Nhận xét, kết luận.
- Cá nhân hoàn thành bảng SGK/ 93
- 1¦ 2 HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung.
- 1 chất tham gia, nhiều sản phẩm.
¨ Phản ứng mà từ 1 chất sinh ra nhiều chất mới.
- Ghi.
- Cần biết: phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy trái ngược nhau.
II. Phản ứng phân hủy.
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Ví dụ: CaCO3 - > CaO + CO2
2 KClO3 to 2 KCl + 3 O2
4. Củng cố: 5p
 Thế nào là phản ứng phân hủy ? 
 Những nguyên liệu như thế nào được dùng điều chế oxi ? Các phản ứng điều chế oxi gọi là phản ứng phân hủy được không ? Vì sao ? (Dành cho Hs khá , giỏi)
5. Hướng dẫn tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 2p 
- Học bài. Làm bài tập : 1,3, 4,5, 6 SGK / 94 
- Ôn lại bài tính chất của oxi.
- Đọc bài 28: không khí – sự cháy. 
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................
.
Ngày soạn: 03 / 01 / 2019 
Tiết: 42; Tuần: 22
Bài 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng 
 - Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.
 2. Kĩ năng:
 - Kĩ năng quan sát, giải thích, vận dụng vào thực tế.
 - Kĩ năng tính toán.
 3. Thái độ:
 Có ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành, tránh. ô nhiễm và phòng chống cháy.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: - Hóa chất: P đỏ.
 - Dụng cụ: + Chậu nước pha màu đỏ, diêm, đèn cồn, que đóm.
 + Chuông thủy tinh có chia vạch, chén sứ, đủa thủy tinh.
 - Trò: Đọc kĩ bài 28: không khí – sự cháy. 
 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: 1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra cũ: 5p
 - Thế nào là phản ứng phân hủy? ví dụ?
 - Những chất nào có thể dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Viết PTHH điều chế oxi từ kali clorat?
3. Nội dung bài mới. 32p
Có cách nào xác định thành phần không khí? Không khí có liên quan gì đến sự cháy? Tại sao khí có gió to thì đám cháy càng dễ bốc cháy to hơn? Lamg thế nào để dập tắt đám cháy? Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Xác định thành phần của không khí: 22p
- Giới thiệu dụng cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm.
+ Yêu cầu HS quan sát chuông nhựa: Theo em chuông nhựa có bao nhiêu vạch ? (HS- Y)
+ Đặt chuông nhựa vào chậu nước, đến vạch thứ nhất (số 0), đậy nút kín: Không khí trong ống đong lúc này chiếm bao nhiêu phần ?
- Tiến hành thí nghiệm biểu diễn như nội dung SGK cho HS quan sát.
- Yêu cầu: 
+ Khi P cháy, mực nước trong chậu thủy tinh thay đổi thế nào?
 + Chất nào trong không khí đã tác dụng với P để tạo ra khói trắng P2O5 bị tan dần trong nước?
+ Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên vạch 2 (1/5 thể tích) có giúp ta suy ra tỉ lệ khí Oxi trong không khí được không ?
+ Chất khí còn lại trong chuông chiếm 4/5 thể tích là khí Nitơ. Vậy khí Nitơ chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí ?
- Chốt lại kết luận về thành phần của không khí.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi mục 2.a SGK/ 96.
- Thông báo: các khí còn lại chiếm khoảng 1% thành phần của không khí.
ª Em có kết luận gì về thành phần của không khí ? 
 ( dành cho hs khá, giỏi)
- Nhận xét, kết luận.
- Quan sát.
+ Chuông nhựa có 6 vạch.
+ Không khí chiếm 5 phần thể tích chuông.
- Quan sát.
- Trả lời:
+ Mực nước trong chậu thủy tinh dâng lên 1/5.
+ Oxi.
+ Oxi chiếm 1/5 (21%) thể tích không khí.
+ Ni tơ chiếm 4/5 thể tích không khí.
- Ghi.
- Đọc và trả lời các câu hỏi mục 2.a SGK/ 96.
ª Thành phần: 21% khí O2; 78% khí N2; 1% các khí khác.
- Ghi.
I. Thành phần của không khí.
1. Thí nghiệm:
 - Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ (78%).
 2. Ngoài khí Oxi và khí Nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác ?
Ngoài Oxi và Ni tơ, các khí khác chiếm 1% thể tích không khí ( khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm. 10p
- Yêu cầu HS đọc SGK/ 96, trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?
+ Theo em nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
+ Nêu tác hại ?
GDMT: Con người phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ?
Nhận xét, kết luận.
- Đọc SGK/ 96 để trả lời:
+ Không khí bị lẫn nhiều tạp chất độc hại.
+ Khí thải công nghiệp, rác thải .
+ Ảnh hưởng đến tính mạng, kinh tế, tự nhiên
+ Trồng rừng.
+ Xử lí khí thải của nhà máy, trồng và bảo vệ cây xanh 
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
 SGK
4. Củng cố: 5p
 - Hãy nêu thành phần của không khí ?
 - Con người cần phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm?
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà : 2p 
 - Học bài. Làm bài tập : 1, 2, trang / 99
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 7 trang 99
a. Lượng không khí cần dùng trong một ngày (24 giờ) cho mỗi người là:
0,5m3 x 24 = 12m3
b. Thể tích khí oxi cần dùng trong một ngày cho một người trung bình là:
12m3 x 1/3 x 21/100 = 0,84m3
 - Xem trước bài 28: phần II SGK/ 97
IV. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................	....................
Tổ trưởng ký duyệt tuần 22
Ngày: / /2019
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc