Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu: 

 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:

   - Kiến thức:  Định nghĩa axit, bazơ theo thành phần phân tử. Cách gọi tên axit, bazơ. Phân loại axit, bazơ.

  - Kĩ năng:Phân loại được axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể.

  + Viết được công thức hóa học của 1 số axit, bazơ khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.

  + Đọc được tên 1 số axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể và ngược lại.

  + Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quì tím.

  + Tính được khối lượng một số axit, bazơ tạo thành trong phản ứng. 

  - Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

  - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng các hợp chất

  - Năng lực giải quyết vấn đề

  - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống       

II. Chuẩn bị: 

  - Giáo viên: Nghiên cứu bài 37 sgk, Ôn tập công thức hoá học, tên gọi: oxit axit, oxit bazơ.

 - Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà

doc 7 trang Khánh Hội 17/05/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 02 / 03/ 2019 
Tiết: 55 đến 56; Tuần: 29
Bài 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI
I. Mục tiêu: 
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Định nghĩa axit, bazơ theo thành phần phân tử. Cách gọi tên axit, bazơ. Phân loại axit, bazơ.
 - Kĩ năng: + Phân loại được axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể.
 + Viết được công thức hóa học của 1 số axit, bazơ khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.
 + Đọc được tên 1 số axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể và ngược lại.
 + Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quì tím.
 + Tính được khối lượng một số axit, bazơ tạo thành trong phản ứng. 
 - Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng các hợp chất
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống	
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Nghiên cứu bài 37 sgk, Ôn tập công thức hoá học, tên gọi: oxit axit, oxit bazơ.
 - Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà
 III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1p
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 Nêu tính chất hóa học của nước ? Viết PTHH minh họa.
3. Bài mới: 32p
Chúng ta đã học một loại hợp chất vơ cơ là oxit, hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các loại hợp chất khác như Axit và bazơ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về axit. 16P
Mục đích : HS Nắm rõ về axit  
* Nội dung: - Hãy ghi CTHH của 1 số axit đã biết ?
- Thành phần phân tử của mỗi axit gồm những gì ?
- Em hãy nhận xét điểm giống và khác nhau trong các thành phần phân tử trên.
- Thử nêu định nghĩa về axit.
 - Em có nhận xét gì về số nguyên tử H và hóa trị của gốc axit trong phân tử axit ghi ở trên ?
- Nếu gốc axit là A với hoá trị là n ª em hãy rút ra công thức chung của axit ?
- Nhận xét.
- Cho HS lập công thức hóa học của axit ở bài tập 2/ 130 SGK.
- Hướng dẫn HS làm quen với một số gốc axit ở bảng phụ lục 2/156 ª viết công thức của axit.
- Nếu dựa vào thành phần nguyên tố, hãy cho biết axit được chia làm mấy loại ?
- Yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin SGK, tìm hiểu cách gọi tên axit.
ª Cách đọc tên như thế nào ?
Nguyên tắc:
- Chuyển đuôi at ª ic
- Chuyển đuôi it ª ơ
Bài tập: Viết công thức hoá hóa học của các axit sau:
- Axit sunfuhidric.
- Axit cacbonic.
- Axit photphoric.
* Kết luận: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tử H này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. 
- Cá nhân: HCl, H2SO4, H3PO4 
- H và gốc axit.
- Cần nêu: là hợp chất gồm H và gốc axit.
- Giống: đều có nguyên tử H.
- Khác: các nguyên tử H liên kết với các nhóm nguyên tử (gốc axit) khác nhau.
- Ghi.
- Số nguyên tử H bằng hóa trị gốc axit.
- Công thức chung axit
HnA
- Ghi.
- Cá nhân: lập công thức.
- Làm quen với một số gốc axit ở bảng phụ lục 2/156 ª viết công thức của axit.
- Cá nhân: 2 loại.
- Axit không có oxi.
HCl, H2S.
- Axit có oxi: HNO3, H2SO4, H3PO4 
Bài tập: Viết công thức hoá hóa học của các axit:
H2S
H2CO3
H3PO4
I. Axit.
1. Khái niệm.
* Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tử H này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
* Ví dụ: HCl: axit clohi đric;
 H2SO4 : axit sunfuric; HNO3 axit nitric
2. Công thức hóa học.
Công thức chung axit: HnA
 Trong đó: 
A : gốc axit . 
n : hoá trị cuả gốc axit.
3. Phân loại.
Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại: 
- Axit có oxi.
- Axit không có oxi.
4. Gọi tên.
- Axit không có Oxi: axit + tên phi kim + hydric.
- Axit có oxi: 
+ Axit có nhiều nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ic.
+ Axit có ít nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu bazơ. 16P
* Mục đích : Giúp HS nắm được rõ về bazơ
* Nội dung : - Yêu cầu HS nêu CTHH của 1 số bazơ ?
- Em hãy nhận xét về thành phần phân tử của các bazơ trên ?
- Hãy nêu định nghĩa về bazơ ?
- Gọi kim loại trong bazơ là M với hoá trị là n hãy viết công thức chung ?
- Vì sao trong thành phần của mỗi bazơ đều chỉ có một nguyên tử kim loại ?
- Số nhóm - OH trong phân tử của mỗi bazơ được xác định như thế nào ? 
(HS –K-G)
- Nhận xét.
- Thông báo cách đọc tên như nội dung SGK.
- Cho HS làm bài tập 6b/ 130 SGK. 
- Thông báo nội dung SGK.
* Kết luận: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm - OH 
- Nêu ví dụ: NaOH, Ca(OH)2
- Có một nguyên tử kim loại.
- Một hay nhiều nhóm OH (hidroxit).
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm - OH 
- Cá nhân: M(OH)n.
- Vì nhóm - OH luôn có hoá trị I.
- Số nhóm - OH được xác định bằng hoá trị của kim loại.
Vd: Al à OH có 3 nhóm. Al(OH)3
- Dựa vào qui tắc gọi tên.
- Ghi.
II. Ba zơ
1. Khái niệm.
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm - OH 
- Thí dụ: NaOH – natrihi đroxit, Ca(OH)2 – canxihiđroxit, Fe(OH)3 – sắt(III) hiđroxit
2. Công thức hóa học.
Công thức chung bazơ:
M(OH)n (số nhóm - OH = hóa trị của M).
Hoặc: M : là kim loại 
n: hóa trị cuả kim loại.
3. Tên gọi.
Tên bazơ: tên kim loại + (hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị như Sắt, Đồng) + hydroxit.
4. Phân loại.
* Dựa vào tính tan, bazơ được chia làm 2 loại:
- Bazơ tan trong nước: kiềm (NaOH, KOH, Ca(OH)2; Ba(OH)2).
- Bazơ không tan trong nước.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
- Mục đích: Tìm hiểu các định nghĩa axit, bazơ, CTHH, tên gọi và phân loại.
- Nội dung: Học bài, làm bài tập : 1, 3, 4, 6a,b SGK/130 + xem trước phần III muối
- Kết luận: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tử H này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm - OH 
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p
- Kiểm tra: Thế nào là axit ? bazơ ? ví dụ?
- Đánh giá giờ học: .............................................................................................
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 03 / 03/ 2019
 Tiết: 55 đến 56; Tuần: 29
Bài 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Muối là gì ? cách phân loại và gọi tên các muối.
 - Kĩ năng: + Phân loại được muối theo công thức hóa học cụ thể.
 + Viết được công thức hóa học của 1 số muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.
 + Đọc được tên 1 số muối theo công thức hóa học cụ thể và ngược lại.
 + Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quì tím.
 + Tính được khối lượng một số muối tạo thành trong phản ứng. 
 - Thái độ: Yêu thích môn học.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng các hợp chất
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Ôn tập công thức hoá học, tên gọi: oxit, axit, bazơ.
 2. Học sinh : Tìm hiểu trước phần III muối.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: 1p
	Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 Nêu khái niệm axit, bazơ? Viết công thức chung của oxit, axit, bazơ ?
 - Công thức chung oxit: RxOy
 - Công thức chung axit: HnA
 - Công thức chung bazơ: ª M(OH)n
 3. Nội dụng bài mới: 32p
Chúng ta đã học một loại hợp chất vơ cơ là oxit, axit, bazơ. Hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về hợp chất Muối.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu muối. 20p
* Mục đích: HS nắm được rõ về muối
* Nội dung: - Yêu cầu HS viết lại công thức một số muối mà HS biết ?
- Em có nhận xét gì về thành phần của các muối trên ?
- Thử nêu định nghĩa về muối ?
- Nhận xét.
- Gốc axit kí hiệu như thế nào ?
- Bazơ: kim loại kí hiệu thế nào?
- Vậy công thức của muối được viết dưới dạng như thế nào ?
- Nhận xét.
- Thông báo qui tắc gọi tên.
- Hướng dẫn HS cách gọi tên muối axit và yêu cầu HS đọc tên 2 muối: KHCO3 và K2CO3.
- Thông báo nội dung SGK.
- Cho HS làm bài tập: trong các muối sau muối nào là muối axit, muối nào là muối trung hoà:NaH2PO4, BaCO3, Na2SO4, Na2HPO4, K2SO4, Fe(NO3)3.
* Kết luận: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- Cá nhân: NaCl; ZnCl2; Al2(SO4)3; Fe(NO3)3
- Cá nhân: gồm kim loại và gốc axit.
- Cá nhân nêu như nội dung SGK.
- Ghi.
+ Kí hiệu: 	- Gốc axit: Ax
	- Kim loại: My
Þ công thức chung của muối : MxAy .
- Ghi.
- Nghe, nhớ.
- Ghi.
- Cá nhân: Muối axit: NaH2PO4, Na2HPO4 .
I. Muối 
1. Khái niệm.
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
2. Công thức hóa học.
- Kí hiệu: + Gốc axit: Ax
 + Kim loại: My
Þ công thức chung của muối: MxAy.
3. Tên gọi:
- Gọi tên: Tên muối = Tên kim loại + (hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị như Sắt, Đồng) + tên gốc axit.
4. Phân loại.
Theo thành phần, muối được chia làm 2 loại:
- Muối trung hoà.
- Muối axit.
Hoạt động 2: Luyện tập. 12p
* Mục đích : HS làm một số bài tập về muối
* Nội dung: - Cho HS làm bài tập 1: lập công thức hoá học của các chất sau: Canxi Nitrat, Magie Clorua, Nhôm Nitrat, Bari sunfat, Canxi phot phat, Sắt (III) sunfat.
- Gọi HS nộp vở.
- Giải bài cho HS quan sát. 
* Kết luận: Ca(NO3)2; MgCl2
Al(NO3)3; BaSO4,Ca3(PO4)2; Fe2(SO4)3 
- Bài tập 3: Điền từ vào ô trống. 
- Gọi HS trình bày.
- Cá nhân làm vào vở: Ca(NO3)2, MgCl2, BaSO4, Al(NO3)3, Ca3(PO4)2, Fe2(SO4)3.
- 1 số HS nộp vở.
- Đối chiếu, tự sửa sai.
- Thảo luận nhóm hoàn thành.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Đối chiếu, sửa sai.	
* Luyện tập.
Bài tập 1.
Ca(NO3)2; MgCl2
Al(NO3)3; BaSO4,Ca3(PO4)2; Fe2(SO4)3 
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối (kl của bazơ và gốc axit)
K2O
CaO
Al2O3
BaO
KOH
Ca(OH)2
AL(OH)3
Ba(OH)2
N2O5
SO2
SO3
P2O5
HNO3
H2SO3
H2SO4
H3PO4
KNO3
CaSO3
AL2(SO4)3
BA3(PO4)2
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
- Mục đích: Cho biết khái niệm về muối, CTHH, tên gọi và phân loại
- Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập còn lại trong SGK. Xem trước bài tập ở bài luyện tập 7
- Kết luận: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
 IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p
- Kiểm tra: Nêu định nghĩa về muối, CTHH, muối được chia thành mấy loại? 
- Đánh giá giờ học: 
.
. 
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ Trưởng ký duyệt tuần 29
Ngày: / / 2019
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_29_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc