Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Sinh học Lớp 6

I/ Trắc nghiệm: 

Câu 1. Quả và hạt được phát tán nhờ những cách nào?

A. Nhờ gió, nhờ động vật                                B. Nhờ động vật, nhờ người

C. Nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán            D. Nhờ gió, tự phát tán.

Câu 2. Cây có quả tự phát tán là:

A. Đậu xanh, lúa.                                                       B. Đậu đen, xoài.

C. Cải, ổi.                                                                   D. Đậu bắp, đậu xanh.

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Sinh học Lớp 6

Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Sinh học Lớp 6
ÔN TẬP MÔN SINH 6
I/ Trắc nghiệm: 
Câu 1. Quả và hạt được phát tán nhờ những cách nào?
A. Nhờ gió, nhờ động vật	B. Nhờ động vật, nhờ người
C. Nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán	D. Nhờ gió, tự phát tán.
Câu 2. Cây có quả tự phát tán là:
A. Đậu xanh, lúa. 	B. Đậu đen, xoài.
C. Cải, ổi. 	D. Đậu bắp, đậu xanh.
Câu 3. Quả Ổi có hình thức phát tán trong tự nhiên là:
A. Tự phát tán 	C. phát tán nhờ gió
B. phát tán nhờ động vật 	D. Không phát tán
Câu 4. Quả và hạt phát tán nhờ gió là:
A. Quả và hạt có gai, móc 	C. Quả và hạt có mùi thơm
B. Quả và hạt có lông nhẹ hoặc có cánh D. Hạt có vỏ cứng
Câu 5. Để hạt nảy mầm tốt hạt cần có những điều kiện bên ngoài nào?
 	A. Đủ nước, không khí 	C. Cần nhiều nước
 	B. Nhiệt độ thích hợp 	D. Đủ nước, không khí, Nhiệt độ thích hợp 
Câu 6. Điều kiện nào sau đây là điều kiện bên trong của hạt giúp hạt nảy mầm tốt
 	A. Chất lượng hạt giống tốt, không sâu mọt	B. Đủ nước, không khí
C. Nhiệt độ thích hợp 	D. Ánh sáng thích hợp
Câu 7. Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu đất bị úng thì phải làm gì?
A. Không cần làm gì 	C. Phải phủ rơm, rạ
B. Tháo nước ngay chống úng 	D. Phải bảo quản tốt hạt giống
Câu 8. Trước khi gieo hạt phải làm đất thật tơi xốp để hạt có:
A. Đủ không khí 	C. Đủ nhiệt độ
 B. Đủ nước 	D. Đủ ánh sáng
Câu 9 : Thụ phấn là gì?
A. Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.	
B. Hiện tượng hạt phấn bay qua đầu nhụy.
	C. Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy.	
	D. Hiện tượng hạt phấn gặp noãn.
Câu 10: Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là?
	A. Sinh sản sinh dưỡng. 	B. Sinh sản tự nhiên.
	C. Sinh sản hữu tính. 	D. Sinh sản phân chia.
Câu 11: Hoa gồm các bộ phận chính nào?
	A. Đài, nhị, nhụy. 	B. Đài, tràng, nhụy.
	C. Đài, tràng, nhị. 	D..Đài, tràng, nhị, nhụy. 
Câu 12: Hoa có nhị và nhụy trên cùng một hoa gọi là hoa?
	A. Hoa đực. 	B. Hoa cái. 
	C. Lưỡng tính. 	D. Đơn tính.
Câu 13: Để phân chia các loại quả người ta dựa vào?
A. Đặc điểm của vỏ quả khi còn xanh 	
B. Đặc điểm của vỏ quả khi chín.
C. Đặc điểm của hạt trong quả. 	
D. Đặc điểm của vỏ quả.
Câu 14: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, người ta có thể chia quả thành hai nhóm chính:
A. Quả khô, quả thịt.	B. Quả khô, quả khô nẻ.
C. Quả thịt, quả hạch.	D. Quả mọng, quả khô.
Câu 15: Quả đu đủ là loại quả gì?
A. Quả thịt 	B. Quả mọng. 	
C. Quả hạch. 	D. Quả khô.
Câu 16: Có mấy loại quả chính?
2 loại.	B. 3 loại. 
C. 4 loại. 	 	D. 1 loại.
II/ Tự Luận :
Câu 1: Cho biết chức năng chính của các bộ phận của hoa ? Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. 
Câu 2: Quả và hạt có những kiểu phát tán nào? Nêu đặc điểm của các cách phát tán đó. 
Câu 3: Thụ phấn là gì ? Sau khi thụ tinh các bộ phận của hoa biến đổi như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Câu 1: Cho biết chức năng chính của các bộ phận của hoa ? Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Chức năng :
+ Đài, tràng làm thành bao hoa che chở cho nhị và nhụy. 	 
+ Nhị và nhụy sinh sản. 	 	 
- Hoa đơn tính: là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. 	 
- Hoa lưỡng tính là hoa có nhụy và nhị trên cùng một hoa. 
Câu 2: Quả và hạt có những kiểu phát tán nào? Nêu đặc điểm của các cách phát tán đó. 
- Các kiểu phát tán của quả và hạt: Nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán. 	 
- Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ gió là: nhỏ, nhẹ, có cánh, có một túm lông. 
- Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ động vật là: có gai, có móc, động vật ăn được. 
- Tự phát tán: Thường là quả khô nẻ.
Câu 3: Thụ phấn là gì ? Sau khi thụ tinh các bộ phận của hoa biến đổi như thế nào?
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. 	 
- Sau khi thụ tinh các bộ phận của hoa biến đổi như sau : 
+ Hợp tử tạo thành phôi, 	
 	+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi, 	
 	+ Bầu phát triển thành quả chứa hạt. 	

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_6.doc