Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu:

  1.   Kiến thức, kỹ năng, thái độ

   Kiến thức

        - Các bậc phân loại thực vật và kể tên các bậc phân loại. 

     Kỹ năng: Rèn kỹ năng: phân tích, khái quát hoá. 

     Thái độ:  Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập   

  1. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

- Hình thành cho HS năng lực hợp tác nhóm biết được phân loại thực vật là gì ? 

Nêu được các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành (là bậc phân loại lớn nhất của giới TV).

- Năng lực trình bày ngắn gọn, xúch tích, sáng tạo

II. Chuẩn bị

    Giáo viên: - Bảng ghi Sơ đồ các bậc phân loại có chừa trống phần đặc điểm. 

                      - Tờ bìa  nhỏ ghi đặc điểm. 

   Học sinh: Xem lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành TV đã học.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

   1. Ổn định lớp(1’)

   2. Kiểm tra bài cũ:  (2’)

          Phân biệt đặc điểm lớp 1 LM và lớp 2 LM? Cho ví dụ? 

  1. Bài mới:

Giới TV rất phong phú, đa dạng, phức tạp: ví dụ: Tảo 20.000 loài, rêu 2200 loài, Dương xỉ 1100 loài, Hạt trần 600 loài, hạt kín gần 300.000 loài. Nên cần phải chia chúng thành những nhóm nhỏ hơn dựa trên cơ sở những đặc điểm khác nhau nhiều hay ít giữa các nhóm .

doc 6 trang Khánh Hội 16/05/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 14/02/2019
Tiết: 51 đến tiết: 52(GDMT) Tuần 27	
Tiết 51 	
Bài 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I. Mục tiêu: 
 Kiến thức, kỹ năng, thái độ
 Kiến thức: 
 - Các bậc phân loại thực vật và kể tên các bậc phân loại. 
 Kỹ năng: Rèn kỹ năng: phân tích, khái quát hoá. 
 Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
- Hình thành cho HS năng lực hợp tác nhóm biết được phân loại thực vật là gì ? 
Nêu được các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành (là bậc phân loại lớn nhất của giới TV).
- Năng lực trình bày ngắn gọn, xúch tích, sáng tạo
II. Chuẩn bị: 
 Giáo viên: - Bảng ghi Sơ đồ các bậc phân loại có chừa trống phần đặc điểm. 
 - Tờ bìa nhỏ ghi đặc điểm. 
 Học sinh: Xem lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành TV đã học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
 Phân biệt đặc điểm lớp 1 LM và lớp 2 LM? Cho ví dụ? 
Bài mới:
Giới TV rất phong phú, đa dạng, phức tạp: ví dụ: Tảo 20.000 loài, rêu 2200 loài, Dương xỉ 1100 loài, Hạt trần 600 loài, hạt kín gần 300.000 loài. Nên cần phải chia chúng thành những nhóm nhỏ hơn dựa trên cơ sở những đặc điểm khác nhau nhiều hay ít giữa các nhóm .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: (10’)Tìm hiểu phân loại thực vật là gì?
Mục đích: - Định nghĩa phân loại TV
- Phân loại TV bao gồm những công việc như thế nào?
1. Phân loại thực vật là gì?
- Nội dung:
- Hãy kể tên các nhóm thực vật đã học? 
- Yêu cầu hs làm bài tập mục Ñ. 
(K –G) trả lời 
(Y) hướng dẫn trả lời
- Thông báo đáp án đúng. 
- Trao đổi nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Nghe gv thông báo đáp án đúng. 
- Kết luận:
Phân loại thực vật là tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chung thành các bậc phân loại. 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ2:(10’) Tìm hiểu các bậc phân loại.
Mục đích: HS nắm được các bậc phân loại
2. Các bậc phân loại thực vật: 
- Nội dung:
- Giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp.
Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài
Giải thích:
- Ngành là bậc phân loại cao nhất.
- Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo.
Ví dụ: Họ cam có nhiều loài : Bưởi, chanh, quất 
- Giải thích cho HS hiểu rõ khái niệm “nhóm”. Nhóm không phải là khái niệm chính thức trong phân loại, không thuộc về 1 bậc phân loại nào, nó có thể chỉ một vài bậc phân loại lớn. Ví dụ: nhóm tảo, nhóm quyết, nhóm TV bậc thấp, nhóm TV bậc cao.
-“Nhóm” không phải là bậc phân loại: ví dụ: không nói “nhóm Hạt trần”.
- Nghe gv giới thiệu các bậc phân loại. 
- Nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Kết luận:
- Giới thực vật được phân loại theo thứ tự từ cao đến thấp: Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài. 
Loài là bậc phân loại cơ sở.
HĐ3(18’): Tìm hiểu sự phân chia các ngành thực vật.
Mục đích: HS nắm được các ngành TV
3. Các ngành thực vật: 
- Nội dung:
- Treo bảng ghi sơ đồ còn chừa trống đặc điểm, yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành. 
- Tảo có đặc điểm gì? 
- Tiếp tục phân chia các bậc phân loại còn lại. 
(K –G) trả lời 
(Y) hướng dẫn trả lời
- Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung gắn cho phù hợp. 
- Kết luận:
Sơ đồ sgk/141
* GDMT: - Cho HS thấy được MT cạn đã tạo ra sự tiến hóa và đa dạng của tv.
 - GD cho hs có ý thức bảo vệ đa dạng tv vì tv hiện nay đang bị khai thác quá mức và có nguy cơ bị tuyệt chủng. 
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2’)
 Hs trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 141. 
- Hướng dẫn
-	Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
-	Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học (2’)
- Kiểm tra:
 Hãy lựa chọn các cụm từ ở cột B phù hợp với cột A rồi viết vào cột trả lời
Cột A
Các ngành thực vật
Cột B
Đặc điểm
Trả lời
Các ngành tảo có các đặc điểm .
Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có nón. Hạt hở (hạt nằm trên lá noãn)
Ngành rêu có các đặc điểm
Thân, rễ, lá chính thức đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu. Có hoa và quả. Hạt kín (hạt nằm trong quả )
Ngành Dương xỉ có các đặc điểm.
Chưa có thân, rễ, lá. Sống ở nước là chủ yếu.
Ngành hạt trần có các đặc điểm .
Thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn, thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử. Bào tử nảy mầm thành cây con.
Ngành Hạt kín có các đặc điểm 
Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử. Bào tử nảy mầm thành nguyên tản.
 - Đánh giá giờ học:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 52 	
Bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT 
(Bài đọc thêm)
I. Mục tiêu
Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 Kiến thức:
- Hiểu được quá trình phát triển của giới Thực vật từ thấp đến cao gắn liền với sự di chuyền từ đời sống dưới nước lên cạn. Nêu được 3 giai đoạn chính phát triển của giới Thực vật 
- Nêu rõ được mối quan hệ giữa điều kiện sống với các giai đoạn phát triển của thực vật và sự thích nghi của chúng 
- Phát biểu được giới thực vật xuất hiện và phát triển từ đơn giản đến phức tạp hơn, tiến hóa hơn.Thực vật hạt kín chiếm ưu thế hơn cả trong giới thựt vật.
 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát
Thái độ:
- Giáo dục thái độ yêu thích môn học.
Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 - Năng lực tự học 
 	- Năng lực hợp tác
II. Chuẩn bị: 
 - GV: + Tranh vẽ sơ đồ phát triển của giới TV.
 - HS: + Xem lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành TV đã học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Thế nào là phân loại thực vật ?
- Em hãy nêu các ngành TV đã học ? Đặc điểm chính của mỗi ngành?
3. Bài mới
HĐ của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Quá trình xuất hiện và pt của giới TV.(20 phút)
Mục tiêu: Biết được Quá trình xuất hiện và pt của giới thực vật
1. Quá trình xuất hiện và pt của giới thực vật.
- Nội dung:
- Yêu cầu HS quan sát hình 44.1, đọc kĩ các chú thích. Sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng.
- Gọi HS đọc lại trật tự các câu, chỉnh lại nếu cần.
- Sau khi có trật tự đúng, cho 1-2 HS đọc lại đoạn câu đã sắp xếp.
- Tổ chức cho HS thảo luận 3 vấn đề:
+ Tổ tiên của thực vật là gì? Xuất hiện ở đâu?
+ Giới thực vật đã tiến hoá như thế nào về đặc điểm cấu tạo và sinh sản?
- Hoạt động cá nhân.
+ Quan sát kĩ hình, đọc chú thích, sắp xếp lại trật tự.
- Đọc lần lượt từng câu theo trật tự đúng: 1a, 2d, 3b, 4g, 5c, 6e.
- Thảo luận nhóm, trả lời 3 câu hỏi, ghi ra nháp.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến,các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Vấn đề 1: Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tiên có cấu tạo rất đơn giản, xuất hiện ở nước.
Vấn đề 2: Giới thực vật phát triển từ đơn giản đến phức tạp.
VD: Sự hoàn thiện của một số cơ quan: rễ giả " rễ thật, thân chưa phân nhánh " phân nhánh, sinh sản bằng bào tử " sinh sản bằng hạt
- Kết luận:
- Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tiên.
- Xuất hiện dần từ dạng đơn giản nhất " phức tạp nhất, có cùng nguồn gốc và có quan hệ họ hàng.
- Khi điều kiện sống thay đổi, những thực vật nào không thích nghi sẽ bị đào thải và thay thế bởi những dạng thích nghi hoàn hảo hơn, do đó tiến hoá hơn.
HĐ của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
+ Nhận xét gì về sự xuất hiện các nhóm thực vật mới với điều kiện môi trường sống thay đổi?
- Nếu HS gặp khó khăn trong vấn đề 2, 3 GV gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ.
+ Vì sao thực vật lên cạn? Chúng có cấu tạo như thế nào để thích nghi với điều kiện sống mới?
+ Các nhóm thực vật đã phát triển hoàn thiện dần như thế nào?
- GV bổ sung, hoàn thiện giúp HS thấy rõ quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật.
Vấn đề 3: Khi điều kiện môi trường thay đổi " thực vật có những biến đổi thích nghi.
VD: Thực vật chuyển từ nước lên cạn " xuất hiện thực vật có rễ, thân, lá (thích nghi với điều kiện ở cạn).
- HS tự rút ra kết luận.
HĐ2: Các giai đoạn phát triển của giới thực vật. (15 phút)
Mục tiêu: Biết được các giai đoạn pt của giới thực vật.
2. Các giai đoạn pt của giới TV
- Nội dung:
- Yêu cầu HS quan sát hình 44.1 và trả lời câu hỏi:
+ Ba giai đoạn phát triển của thực vật là gì?
- Phân tích: 
+ Giai đoạn 1: Đại dương là chủ yếu " tảo có cấu tạo đơn giản thích nghi với môi trường nước.
+ Giai đoạn 2: Các lục địa mới xuấthiện "thực vật lên cạn, có rễ, thân, lá.
+ Giai đoạn 3: Khí hậu khô hơn, mặt trời chiếu sáng liên tục "thực vật hạt kín có đặc điểm tiến hoá hơn hẳn (noãn được bảo vệ trong bầu).
- Nêu tên 3 giai đoạn phát triển của thực vật, 
- Bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Kết luận:
- Giai đoạn 1: Xuất hiện thực vật ở nước.
- Giai đoạn 2: Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện
- Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (5’)
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại quá trình xuất hiện và các giai đoạn phát triển của thực vật.
- Hướng dẫn
- Chuẩn bị: Đọc bài 45. “ Nguồn gốc cây trồng” 
 + Mang đến lớp 1 số cây: Táo, xoài , nhãn, ổiVà 1 số quả : táo, nho, xoài, củ cải 
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học 
- Kiểm tra: Không kiểm tra
- Đánh giá giờ học:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
Duyệt tuần 27
Ngày: /02/2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc