Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

    1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

Kiến thức: 

              - Các dạng vi khuẩn trong tự nhiên. 

              - Các dạng vi khuẩn: về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản. 

              - Vai trò của vi khuẩn

              - Vi rút

Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, phân tích. 

Thái độ: ý thức giữ vệ sinh cá nhân tham gia vệ sinh môi trường .

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

Năng lực tự học 

          - Năng lực  hợp tác

          - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. Chuẩn bị

- Thầy: tranh vẽ phóng to hình 50.1 “ Các dạng vi khuẩn”. 

- Trò: xem trước bài 50

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

          1. Ổn định lớp : KTSS (1’)

          2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

Đa dạng thực vật là gì? Thế nào là thực vật quý hiếm? Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật? 

doc 7 trang Khánh Hội 16/05/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 20 / 03/ 2019
Tiết: 61 và tiết: 62 Tuần: 32
Tiết: 61	
BÀI 50: VI KHUẨN
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức: 
 - Các dạng vi khuẩn trong tự nhiên. 
 - Các dạng vi khuẩn: về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản. 
 - Vai trò của vi khuẩn
 - Vi rút
Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, phân tích. 
Thái độ: ý thức giữ vệ sinh cá nhân tham gia vệ sinh môi trường .
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học 
 	- Năng lực hợp tác
 	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: tranh vẽ phóng to hình 50.1 “ Các dạng vi khuẩn”. 
- Trò: xem trước bài 50
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp : KTSS (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
Đa dạng thực vật là gì? Thế nào là thực vật quý hiếm? Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật? 
 3. Bài mới : 
 Mở bài: Trong thiên nhiên có những loài có số lượng rất lớn, nhưng chúng ta không nhìn thấy được đó là vi khuẩn, vi rút, nấm,  
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của Thầy 
HĐ1: : (7’)Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn.
Mục đích: HS biết sơ lược về hình dạng, kích thước và cấu tạo cảu vi khuẩn.
- Treo tranh phóng to H. 50.1; 
- Vi khuẩn có những hình dạng nào? 
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. 
- Thuyết trình về kích thước của vi khuẩn. 
- YC hs thảo luận nhóm: 
- Quan sát tranh phóng to, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Nghe gv thông báo về kích thước của vi khuẩn. 
- Thảo luận nhóm tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của vi khuẩn. 
1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn: 
- Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé, hình dạng khác nhau và cấu tạo đơn giản (chưa có nhân hoàn chỉnh).
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của Thầy 
+(Y- K) Hình dạng kích thước của vi khuẩn?
 + Cấu tạo của vi khuẩn?
 +(K- G) Nêu đặc điểm cấu tạo của tế bào vi khuẩn? So sánh với tế bào thực vật đã học? 
- Nhận xét thông tin của học sinh, bổ sung: Ngoài ra, một số vk có roi di chuyển được. 
HĐ2: 2: (7’)Tìm hiểu cách dinh dưỡng của vi khuẩn.
Mục đích: HS thấy được cách dinh dưỡng chủ yếu của vi khuẩn là dị dưỡng (hoại sinh và kí sinh).
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, 
+ (Y-K)Cách dinh dưỡng dị dưỡng là gì?
+ Cách dinh dưỡng tự dưỡng là gì?
- (K-G)Vi khuẩn không có chất diệp lục, vậy d.dưỡng bằng hình thức nào ? 
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
- Cá nhân đọc thông tin đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
2. Cách dinh dưỡng: 
- Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh). Trừ một số có khả năng tự dưỡng.
HĐ3: (7’)Tìm hiểu sự phân bố và số lượng vi khuẩn trong tự nhiên.
Mục đích: HS biết được trong tự nhiên chỗ nào cũng có vi khuẩn và có số lượng lớn.
- Yêu cầu hs xem thông tin sgk, trả lời: 
+ Sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên?
 + Khả năng sinh sản và số lượng của vi khuẩn?
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. 
- Cá nhân đọc thông tin ; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
3. Phân bố và số lượng: 
 * Vk phân bố rộng rãi trong tự nhiên: trong đất, nước, không khí và cả trong cơ thể sinh vật với số lượng lớn.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của Thầy 
HĐ4: (10’)Tìm hiểu vai trò của vi khuẩn.
Mục đích: HS biết được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên
- Treo tranh vẽ phóng to hình 50.2; Hướng dẫn hs quan sát tranh vẽ; Yêu cầu hs hoàn thành bài tập điền từ mục Ñ. ( Vi khuẩn, muối khoáng, chất hữu cơ) 
- Yêu cầu hs đọc thông tin mục b; thảo luận nhóm trong 3’: 2 câu hỏi mục Ñ: 
+(K-G) Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên?
+ Vai trò của vi khuẩn dối với đời sống con người?
- Thuyết trình, bổ sung giải thích các loại muối dưa, cà,  hoàn chỉnh nội dung. 
- Giải thích khái niệm “cộng sinh”
+ Có những vi khuẩn kí sinh trong cơ thể người và gây bệnh.
 Hãy kể tên vài loại bệnh do vi khuẩn gây ra? 
 (K- G)Các thức ăn, rau, quả, thịt, cá, để lâu (mà không qua ướp lạnh, phơi khô hoặc ướp muối) thì sẽ như thế nào?
- Quan sát tranh vẽ phóng to, trao đổi nhóm hoàn thành bài tập mục Ñ. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- HS nêu ví dụ
4. Vai trò của vi khuẩn: 
 a) Vi khuẩn có ích: 
- Phân huỷ chất hữu cơ thành các chất vô cơ ® cây sử dụng (bảo đảm được nguồn vật chất trong tự nhiên). 
- Góp phần hình thành than đá, dầu lửa. 
- Nhiều vi khuẩn có ích trong công nghiệp và nông nghiệp. 	
b) Vi khuẩn có hại: 
Gây bệnh cho người, vật nuôi và thực vật. 
Gây hiện tượng thối rữa làm hư thức ăn và ô nhiễm môi trường.
HĐ5: (7’)Tìm hiểu sơ lược về vi rút.
Mục đích: Biết được những đặc điểm sơ lược về virut.
- Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu thông tin nêu:
+(K-G) Hình dạng, kích thước và cấu tạo của virut?
+ (Y-K)Hãy nêu một vài bệnh do virut gây ra?
- Nhận xét thông tin học sinh, hướng dẫn hs kể vài loại bệnh do virút gây ra trên người, động vật và thực vật.
- Nghiên cứu thông tin trả lời lệnh giáo viên
5. Sơ lược về vi rut: 
- Virut rất nhỏ, 
- Chưa có cấu tạo tế bào sống, 
- Sống kí sinh bắt buột trên cơ thể vật chủ. 
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2’)
Hướng dẫn về nhà: - Học bài
 - Xem phần em có biết 
 - Nghiên cứu bài 51 sgk tr 165
Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Đọc mục “Em có biết”
- Câu 1, 2, 3 sgk trang 164. 
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học 
 - Kiểm tra:
 - Đánh giá giờ học:
..............................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 62
BÀI 50: NẤM 
MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức:
 - Đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.
 - Các phần của một nấm rơm.
 Kỹ năng:
 - Rèn luện kỹ năng quan sát. 
 Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học 
 	- Năng lực hợp tác
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Tranh: phóng to hình 51.1, hình 51.3
 Mẫu: mốc trắng, nấm rơm.
 - Trò: xem trước bài 51
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp: KTSS (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) 
 - Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên, trong công nghiệp và nông nghiệp?
 3. Bài mới : 
Đồ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm. Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục. Vậy chúng có hình dạng và cấu tạo thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài Nấm.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của Thầy
HĐ1: (12’)Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng.
Mục đích: HS quan sát được hình dạng của mốc trắng với túi bào tử và quan sát được bào tử
- GV: Nhắc lại thao tác xem kính hiển vi.
Hướng dẫn cách lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc, hình dạng vị trí túi bào tử.
- GV đưa thông tin về dinh dưỡng và sinh sản cảu mốc trắng.
- Cho 1- 2 HS đọc đoạn tt SGK.
- HS hoạt động nhóm.
+ Quan st mẫu vật thật
+ Đối chiếu với hình vẽ.
→ Nhận xét hình dạng và cấu tạo.
- Đại diện nhóm phát biểu nhận xét → các nhóm khác bổ sung.
Yêu cầu:
- Hình dạng: dạng sợi phân nhánh
- Màu sắc: không màu, không có diệp lục
+ Cấu tạo: Sợi mốc có chất tế nào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào.
A.Mốc trắng và nấm rơm.
I. Mốc trắng
1. Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng 
- Hình dạng: dạng sợi phân nhánh
- Màu sắc: không màu, không có diệp lục
- Cấu tạo: Sợi mốc có chất tế nào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào.
- Dinh dưỡng: hoại sinh
- Sinh sản: bằng bào tử.
HĐ2: (12’)Một vài loại mốc khác
Mục đích: Phân biệt được các loại nấm mốc
- GV dùng tranh giới thiệu mốc xanh, mốc tương, mốc men.
+(K-G) Phân biệt các loại mốc với mốc trắng.
- GV Có thể giới thiệu quy trình làm tương hay làm rượu để HS biết. 
- Học sinh quan sát hình 51.2 nhận biết mốc xanh, mốc tương, mốc men.
Nhận biết các loại mốc trong thực tế.
+ Mốc tương: màu vàng hoa cau → làm tương
+ Mốc men: màu trắng → làm rượu.
+ Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi.
2. Một vài loại nấm khác. 
- Mốc tương: màu vàng hoa cau → làm tương
- Mốc men: màu trắng → làm rượu.
- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của Thầy 
HĐ3 (13’) Quan sát hình dạng cấu tạo của nấm rơm.
Mục đích: HS phân biệt được các phần của nấm rơm.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu vật → đối chiếu với hình vẽ ( hình 51.3 ) phn biệt các phần của nấm.
- Gọi HS chỉ trên tranh và gọi tên từng phần của nấm.
- Hướng dẫn HS lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm → đặt lên phiến kính → dầm nhẹ → quan sát bào tử bằng kính lúp.
→ Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của nấm mũ?
- Bổ sung, chốt lại cấu tạo nấm mũ.
- Gọi 1 HS đọc đoạn  SGK
-HS quan sát mẫu nấm rơm, phân biệt:
+ Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm.
+ Các phiến mỏng dưới mũ nấm.
Một HS chỉ các phần của nấm.
HS tiến hnh quan sát bào tử.Mô tả hình dạng.
Một HS nhắc lại cấu tạo, HS khác bổ sung.
Kết luận: Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần:
+ Phần sợi nấm: là cơ quan sinh dưỡng. Gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và không có diệp lục.
+ Phần mũ nấm: là cơ quan sinh sản. Mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử.
II. Nấm rơm
Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần:
+ Phần sợi nấm: là cơ quan sinh dưỡng. Gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và không có diệp lục.
+ Phần mũ nấm: là cơ quan sinh sản. Mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2’)
Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
 - Thu thập một số cây bị bệnh nấm.
Hoạt động nối tiếp: 
- Đọc mục “Em có biết”
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học (3’)
 - Kiểm tra: 
 1. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?
 2. Nấm có đặc điểm gì giống với vi khuẩn?
 - Đánh giá giờ học:
..............................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
.
Duyệt tuần 32

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc