Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I.Mục tiêu

  1. Kiến thức

         - Đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. 

         - Đặc điểm chung của thực vật .

         - Vật sống và vật không sống.

         - Sự đa dạng và phong phú của thực vật .  

         - Ví dụ vật sống và vật không sống.

         - Sự đa dạng của thực vật  ở địa phương. 

2.Kỹ năng

           - Rèn kỹ năng so sánh, phân tích cho hs. 

3.Thái độ

          - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

   - Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật  bằng hành động bảo vệ thực vật .

II.Chuẩn bị

            - Thầy:. SGK,SGV

 Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình 

- Trò: sách giáo khoa, vở ghi.

III. Các bước lên lớp:

1.Ổn định lớp: (2’)

        - Làm quen với lớp

        - Phân chia nhóm

2. Kiểm tra bài cũ:

doc 6 trang Khánh Hội 16/05/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 7/8/2018
Tuần: 1	
Tiết: 1 	 
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Bài 1,3: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I.Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. 
 - Đặc điểm chung của thực vật .
 - Vật sống và vật không sống.
 - Sự đa dạng và phong phú của thực vật . 
 - Ví dụ vật sống và vật không sống.
 - Sự đa dạng của thực vật ở địa phương. 
2.Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng so sánh, phân tích cho hs. 
3.Thái độ
 - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
 - Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật .
II.Chuẩn bị: 
 - Thầy:. SGK,SGV
 Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình 
- Trò: sách giáo khoa, vở ghi.
III. Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (2’)
 - Làm quen với lớp
 - Phân chia nhóm
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
 Mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc với các vật dụng, các cây, con vật khác nhau. Chúng bao gồm những vật sống và vật không sống. Vậy, vật sống khác vật không sống như thế nào? 
Hoạt động 1: (8’) Nhận dạng vật sống và vật không sống. 
Mục tiêu: phân biệt được vật sống và vật không sống qua các biểu hiện bên ngoài.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Y/c hs: Hãy kể tên 1 số cây,con,đồ vật xung quanh? 
GV ghi lại; Chọn đại diện: con gà và cây đậu. Hãy thảo luận nhóm: 
 +(K - G) Con gà, cây đậu cần những điều kiện gì để sống? 
 +(Y - K) Hòn đá (viên gạch, cái bàn) có cần có cần những điều kiện như con gà, cây đậu để tồn tại không? 
 + (Y – K) Con gà, cây đậu có lớn lên sau 1 thời gian nuôi (trồng) hay không? Trong khi hòn đá có tăng kích thước không? 
Treo Tranh vẽ phóng to; Bổ sung hoàn chỉnh nội dung.
Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung: kể tên cây, con, đồ vật cụ thể. 
-Thảo luận nhóm đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung: 
 + Con gà, cây đậu cần thức ăn, nước uống để sống, hòn đá thì không cần
I. Đặc điểm của cơ thể sống
1. Nhận dạng vật sống và vật không sống: 
Vật sống: con gà, cây đậu,  lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. 
Vật không sống: hòn đá, cái bàn,  không có các biểu hiện trên. 
- Tiểu kết: như vậy, vật sống có các quá trình như: lớn lên, sinh sản, còn vật không sống thì không có các biểu hiện trên
Hoạt động 2(10’) Tìm hiểu đặc điểm của vật sống, so sánh với vật không sống. 
Mục tiêu: Đặc điểm của cơ thể sống: có qúa trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản,  
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Treo Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 6, hướng dẫn học sinh cột 6, 7 cách hoàn thành bảng; Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng theo hướng dẫn. 
Yêu cầu hs đại diện đọc kết quả hoàn thành bảng. 
(K- G) Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng nào?
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung 
Theo dõi cách làm, thảo luận nhóm đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
2. Đặc điểm của cơ thể sống: 
Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) để tồn tại. 
Lớn lên và sinh sản. 
Hoạt động 3: (10’) Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật . 
Mục tiêu: nêu được sự đa dạng của thực vật về môi trường sống, đặc điểm cấu tạo cơ thể.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Gv treo các tranh phóng to
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời 7 câu hỏi mục tam giác đầu trang 11. 
- Hướng dẫn học sinh dựa vào tranh vẽ để trả lời. 
(K-G) Thực vật nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả. Bổ sung hoàn chỉnh nội dung.
GDMT: TV trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phúà các em cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ sự đa dạng và phong phú của TV 
Quan sát tranh các nhóm chuẩn bị tìm hiểu cách trả lới các câu hỏi đầu trang 11. Thảo luận nhóm đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
II. Đặc điểm chung của TV
1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật: 
 -Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú về: môi trường sống, số lượng loài,
-Trên Trái Đất có khoảng: 250000–300000 loài;
-Việt Nam có khoảng 12000 loài. 
 Hoạt động 4: (10’) Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Treo Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 11, hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng. 
Hãy thảo luận nhóm hoàn thành bảng và nhận xét 2 hiện tượng sau: 
 + (Y-K) Lấy roi đánh con chó. 
 + (K-G) Đặt chậu cây gần cửa sổ. 
Hãy rút ra đđiểm chung của các loại cây trên và thực vật nói chung? 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung 
Quan sát bảng phu tìm hiểu cách thực hiện. 
Thảo luận nhóm hoàn thành: 
 + Bảng trang 11
 + Nhận xét 2 hiện tượng gv vừa nêu. 
Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
Rút ra đặc điểm chung của thực vật 
2. Đặc điểm chung của thực vật: 
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ. 
Phần lớn không có khả năng di chuyển. 
Phản ứng chậm với các kích thích của môi trường bên ngoài. 
4.Củng cố: (3’)
 - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6, câu hỏi 1, 2, 3 trang 12.
 - Làm bài tập trang 12
5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
 - Học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6, câu hỏi 1, 2, 3 trang 12.
 - Làm bài tập trang 12
 - Đọc mục “Em có biết?”
 - Xem trước bài 2: Nhiệm vụ của sinh học 
 - Hs chuẩn bị tranh ảnh về động vật sống trong các môi trường khác nhau (trên báo chí, lịch, ).Bảng phụ ghi nội dung trang 7 sgk.
IV.Rút kinh nghiệm: 
...............................
Ngày soạn: 7/8/2018
Tuần 1
Tiết: 2	
	Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: 
 - Sự đa dạng của sinh vật tạo thành 4 nhóm: Động vật, thực vật, vi khuẩn và nấm . 
 - Nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. 
 - Ví dụ các nhóm thực vật trong tự nhiên. 
2.Kỹ năng: rèn kỹ năng, quan sát so sánh cho hs. 
3.Thái độ: giáo dục lòng yêu thích lòng yêu thiên nhiên và bộ môn. 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy Tranh vẽ phóng to Hình 2.1 “Đại diện 1 số nhóm sinh vật trong tự nhiên” 
 - Trò: sách giáo khoa, vở ghi.
III. Các bước lên lớp: 
1.Ổn định lớp (1’)
2.KTBC: (3’)
 - Vật sống có những đặc điểm gì khác vật không sống? 
 Vật sống: có sự TĐC với môi trường, lớn lên và sinh sản
3. Nội dung bài mới:
Sinh vật trong tự nhiên có rất đa dạng như: thực vật, động vật, vi sinh vật,Môn sinh nghiên cứu những vấn đề gì trong tự nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay 
Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên.
Mục tiêu: Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng nhưng gồm 4 nhóm chính. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Treo Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 7. Hướng dẫn học sinh cách thực hiện. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm,hoàn thành bảng theo hướng dẫn. 
Có nhận xét gì về thế giới sinh vật và vai trò của chúng? 
Treo Tranh vẽ phóng to hình 2.1. dựa vào sự phân tích trong bảng trên và thảo luận nhóm, thử phân loại các nhóm sinh vật 
(Y-K) Sinh vật trong tự nhiên gồm những nhóm nào?
 (K-G) Ví dụ sinh vật có ích, sinh vật có hại.
Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung. 
Quan sát Gv hướng dẫn. thảo luận nhóm đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung: thế giới sinh vật rất đa dạng. 
Thảo luận nhóm đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung: phân loại thành 4 nhóm là: thực vật, động vật, vi khuẩn và nấm. 
I. Sinh vật trong tự nhiên: 
 1. Sự đa dạng của thế giới sinh vật: 
Thế giới sinh vật rất đa dạng. Chúng gồm những sinh vật vừa có ích, vừa có hại cho con người. 
 2. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
Sinh vật được chia thành 4 nhóm: thực vật, động vật vi khuẩn và nấm. 
Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người. 
Hoạt động 2: (16’) Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học và của thực vật học.
Mục tiêu: Nhiệm vụ của sinh học và của thực vật học. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Yêu cầu học sinh đọc thông tin trang 8: 
Hãy nêu những nhiệm vụ của sinh học? 
Thuyết trình về nhiệm vụ của sinh học. 
Nhiệm vụ của thực vật học là gì?
GDMT: TV có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người à các em có ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo chúng 
Cá nhân quan sát , đọc thông tin sgk. 
Đại diện phát biểu. 
Nghe Gv thuyết trình. 
II. Nhiệm vụ của sinh học: 
Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ lợi ích con người. 
4.Củng cố: (3’)
 - Học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 trang 9. 
5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 trang 9. 
 - Yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh vẽ về thực vật ở các môi trường khác nhau (tương tự như 3.1 à 3.4 trang 10)
 - Các nhóm chuẩn bị: cây có hoa (nhỏ, có mang hoa): đậu, lúa, cải, ; cây không có hoa: rau bợ, bòng bong, ráng,  
Ký duyệt tuần 1
Ngày / /2018
LÊ THỊ THOA
IV.Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_1_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc