Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

 Kiến thức: 

     - Cây trồng ngày nay bắt nguồn từ cây hoang dại và do con người chọn lọc. 

     - Cây trồng với cây hoang dại,cải tạo cây trồng. 

    Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

    Thái độ:  Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập   

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

Năng lực tự học 

        - Năng lực  hợp tác

II. Chuẩn bị

       GV: - Tranh vẽ phóng to hình 45.1 Cải dại biến đổi dần thành cây cải trồng. 

       HS: Chuẩn bị bài 

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

   1. Ổn định lớp(1’)

   2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

     Quá trình xuất hiện và phát triển của thực vật diễn ra như thế nào? Giới thực vật từ Tảo đến Hạt kín đã tiến hoá như thế nào về cơ quan sinh sản? 

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 17/02/2019
Tiết: 53 đến tiết: 54 Tuần 28	
Tiết 53 	
Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
 Kiến thức: 
 - Cây trồng ngày nay bắt nguồn từ cây hoang dại và do con người chọn lọc. 
 - Cây trồng với cây hoang dại,cải tạo cây trồng. 
 Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
 Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
- Năng lực tự học 
 	- Năng lực hợp tác
II. Chuẩn bị: 
 GV: - Tranh vẽ phóng to hình 45.1 Cải dại biến đổi dần thành cây cải trồng. 
 HS: Chuẩn bị bài 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Quá trình xuất hiện và phát triển của thực vật diễn ra như thế nào? Giới thực vật từ Tảo đến Hạt kín đã tiến hoá như thế nào về cơ quan sinh sản? 
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: (12’)Tìm hiểu nguồn gốc cây trồng.
Mục tiêu: Biết được nguồn gốc xuất hiện của cây trồng.
1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu? 
- Nội dung:
- Kể tên vài loại cây trồng và cho biết công dụng của chúng? 
- Cho biết cây được trồng với mục đích gì? 
- Yêu cầu hs đọc thông tin 
- Cho biết cây trồng bắt nguồn từ đâu? 
- Tóm tắt trên tranh, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. 
- Cá nhân phát biểu, đại diện bổ sung. 
- Cá nhân đọc thông tin đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Quan sát tranh theo hướng dẫn. 
- Kết luận:
- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại 
- Tuỳ theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo ra nhiều loại cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng. 
HĐ2: (12’)Tìm hiểu sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại qua một số vd cụ thể.
Mục tiêu: So sánh được đặc điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại.
2. Cây trồng khác cây hoang dại như thế nào? 
- Nội dung:
- Yêu cầu hs quan sát H 45.1, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục Ñ: Nhận xét sự khác nhau giữa các bộ phận rễ, thân, lá, hoa của cải trồng và cải hoang dại? 
- Yêu cầu hs đại diện phát biểu, nhóm khác bs. 
- Hướng dẫn hs hoàn thành tiếp bảng so sánh tính chất của cây tiếp (cây hoa hồng, lúa, ) tr.144. 
- Hãy giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
- Cá nhân quan sát, thảo luận nhóm tìm hiểu sự khác nhau giữa cây cải trồng và cây cải hoang. 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bs. 
+ Cây chuối rừng: quả nhỏ, nhiều hạt, chát; chuối nhà: quả to, hạt nhỏ, ngọt, 
 + Cây hoa hồng hoang: hoa nhỏ, ít cánh, chỉ có một màu. Hoa hồng trồng hiện nay: hoa lớn, nhiều cánh, nhiều màu sắc
- Kết luận:
- Cây trồng khác cây hoang dại ở chính những bộ phận mà con ngưòi sử dụng. 
- Sự khác nhau đó là do con người đã tác động lên cây dại và chọn lọc những bộ phận có ích cho con người, phát triển những cây này đến nay. 
HĐ3: (12’)Tìm hiểu công việc cải tạo cây trồng.
Mục tiêu: Biết được cách để cải tạo cây trồng.
3. Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì? 
- Nội dung:
- Yêu cầu hs đọc thông tin 
- Muốn cải tạo cây trồng cần phải tiến hành theo những bước như thế nào? 
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
Yêu cầu hs đọc kết luận cuối bài. 
- Cá nhân đọc thông tin; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Nghe gv thông báo bổ sung.
- Kết luận:
- Cải biến đặc tính di truyền của giống cây 
- Chọn các biến đổi có lợi giữ làm giống
- Nhân giống nhanh 
- Chăm sóc cây tốt.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2’)
 GV củng cố lại nội dung bài.
- Hướng dẫn
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị: Ôn lại bài 30, 31, 32, 33, 34, 35, 38, 42 giờ sau ôn tập kiểm tra 1 tiết
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học (2’)
- Kiểm tra:
Câu 1: Cây trồng khác cây dại như thế nào ? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho một vài ví dụ cụ thể.
Câu 2: Hãy kể tên một số cây ăn quả đã được cải tạo cho phẩm chất tốt .
- Đánh giá giờ học:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 54 	
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: 
Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 Kiến thức: - Hệ thống hoá các kiến thức ở chương VI, VII, chương VIII. 
 - Các hình thức sinh sản ở thực vật. 
 Kỹ năng: Rèn kỹ năng: hệ thống hoá kiến thức. 
 Thái độ: Học tập nghiêm túc để kiểm tra đạt điểm tốt
 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 	- Năng lực tự học 
 	- Năng lực hợp tác
 	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
GV: Hệ thống câu hỏi để hệ thống hoá kiến thức. 
HS: Ôn bài cũ.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tổng hợp kiến thức. (26 phút)
Mục tiêu: Nắm được kiến thức đã học qua các chương.
 Giới hạn kiến thức trong tâm trong chương trình học bằng hệ thống câu hỏi 
 Câu 1: Thế nào là hoa tự thụ phấn? Điểm khác nhau cơ bản giữa hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?
Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. 
Điểm khác nhau cơ bản giữa hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn là:
+ Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính có nhụy và nhị chính cùng một lúc. 
+ Hoa giao phấn là những hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhụy và nhị khọng chín cùng lúc. 
Câu 2: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
TL: - Quả do bầu nhụy phát triển thành.
 - Hạt do noãn sau khi thụ tinh tạo thành. 
Câu 3: Có mấy loại quả chính? Đặc điểm của mỗi loại ? cho ví dụ.
TL: Có 2 loại quả chính
Quả khô: Khi chín vỏ khô, cứng và mỏng. Có 2 loại quả khô:
+ Quả khô nẻ như: quả đậu đen, đậu xanh, quả cải
+Quả khô không nẻ như: quả mướp, quả me
Quả thịt: Khi chín vỏ mềm, dày, chứa đầy thịt quả. Có 2 loại quả thịt:
+ Quả mọng: Chứa đầy thịt quả như: cà chua, đu đủ, dưa hấu..
+ Quả hạch: hạt được bọc trong 1 lớp vỏ cứng gọi là hạch như: quả dừa,quả xoài, quả táo..
Câu 4: Phát tán là gì? Có mấy cách phát tán quả và hạt? Nêu đặc điểm của từng cách phát tán đó?
 TL: Phát tán là hiện tượng quả, hạt được chuyển đi xa gốc cây mẹ.
 Có 3 cách phát tán quả và hạt
Nhờ gió: quả, hạt thường nhỏ, nhẹ, có cánh hoặc túm lông. ( quả chò, hạt hoa sữa, bồ công anh
Nhờ động vật: quả, hạt thường có gai móc dính vào da lông đv hoặc quả hạt có hương thơm, vị ngọt mà đv thích ăn.( quả ổi, ké đầu ngựa..)
Quả tự phát tán: Thường là nhóm quả khô nẻ, khi chín vỏ tự tách ra, hạt rơi ra ngoài.( Quả đậu bắp, đậu xanh, quả chi chi..)
Câu 5 Cấu tạo của hạt gồm những bộ phận nào?
TL: Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Câu 6: Cơ quan sinh sản của thông là gì?
TL: Là nón đực và nón cái.
Câu 7: Nêu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của rêu?
TL: CQSD của rêu còn đơn giản: có thân, lá thật sự. Lá nhỏ, mỏng,thân ngắn không phân cành, rễ giả, chưa có mạch dẫn.
 Câu 8: Những điều kiện bên ngoài và bên trong cần cho hạt nảy mầm?
TL: - Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm: đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp. 
Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống phải tốt, hạt giống to, mẩy, không sâu bệnh, sứt sẹo. 
 Câu 9: Phân biệt cây thuộc lớp một lá mầm và cây thuộc lớp hai lá mầm? cho ví dụ.
TL: 
 Đặc điểm phân biệt
Cây thuộc lớp Hai lá mầm (1đ)
Cây thuộc lớp Một lá mầm (1đ)
Kiểu rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Kiểu gân lá
Gân hình mạng
Gân song song hoặc hình cung
Số cánh hoa
5(4) cánh hoa
6(3) cánh hoa
Dạng thân
Đa dạng
Thân cỏ hoặc thân cột
Số lá mầm trong phôi của hạt
2 lá mầm
1 lá mầm
Ví dụ
Cây đậu, cam, 
Lúa, dừa, hành.
 Hoạt động 2: Giải đáp thắc mắt của học sinh. (10 phút)
- Gv yêu cầu học sinh đưa ra những thắc mắc, chưa giải đáp được cho toàn thể trong lớp cùng giải đáp.
- Một số học sinh đưa ra những câu hỏi.
- Các học sinh còn lại cùng nhau giải đáp những câu hỏi trên.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (8’)
 - Gv cho học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
- Hướng dẫn
-	Ôn lại kiến thức đã ôn giờ sau kiểm tra 1 tiết
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học 
- Kiểm tra: Không kiểm tra
- Đánh giá giờ học:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
Duyệt tuần 28
Ngày: /02/2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_28_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc