Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu:

   1.Kiến thức: 

     - Đặc điểm về CQSD và CQSS cây dương xỉ. 

     - Các loại dương xỉ, phân biệt với rêu. 

     - Các loại dương xỉ trong tự nhiên. 

   2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, thực hành. 

   3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 

II.Chuẩn bị

  Thầy: - Tranh vẽ hình 39.1:Cây dương xỉ; H 39.2: Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ

            - Vật mẫu: cây dương xỉ, rau bợ, … 5 kính lúp;

  Trò  - Chuẩn bị vật mẫu: cây dương xỉ, rau bợ, …

III. Các bước lên lớp:

   1. Ổn định lớp:(1’)

   2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

     - Mô tả cấu tạo CQSD cây rêu? Rêu tiến hoá hơn tảo ở đặc điểm nào? 

     - Tại sao rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao? Nêu đặc điểm CQSS và sự sinh sản của rêu ?

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 25 - Tiết: 47 ( GDMT) 	Ngày soạn: 11/01/2019
Bài 39: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
 - Đặc điểm về CQSD và CQSS cây dương xỉ. 
 - Các loại dương xỉ, phân biệt với rêu. 
 - Các loại dương xỉ trong tự nhiên. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, thực hành. 
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
II.Chuẩn bị: 
 Thầy: - Tranh vẽ hình 39.1: Cây dương xỉ; H 39.2: Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ
 - Vật mẫu: cây dương xỉ, rau bợ,  5 kính lúp;
 Trò - Chuẩn bị vật mẫu: cây dương xỉ, rau bợ, 
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Mô tả cấu tạo CQSD cây rêu? Rêu tiến hoá hơn tảo ở đặc điểm nào? 
 - Tại sao rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao? Nêu đặc điểm CQSS và sự sinh sản của rêu ?
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: (23’) Quan sát cây dương xỉ.
1. Quan sát cây dương xỉ
- Thường bắt gặp dương xỉ sống ở những nơi nào trong tự nhiên? 
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm: quan sát kỹ đặc điểm rễ, thân, lá (đặc biệt là lá non) cây dương xỉ và so sánh với cây rêu? 
- Hướng dẫn hs quan sát mặt dưới các lá già bằng kính lúp, đối chiếu với tranh vẽ:
- Nêu sự sinh sản của dương xỉ? 
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung trên tranh vẽ phóng to.
(K – G) Trả lời
(Y) Hướng dẫn trả lời
- Cá nhân phát biểu, 
- Cá nhân đọc thông tin và quan sát trên vật mẫu, thảo luận nhóm ; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Quan sát các lá già của cây dương xỉ theo hướng dẫn, đối chiếu với tranh vẽ để nhận biết. 
thường sống chỗ ẩm, có bóng râm: bờ ruộng, khe tường,  
a.Cơ quan sinh dưỡng: gồm: 
- Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn 
- Thân ngầm, hình trụ
- Rễ thật 
- Có mạch dẫn. 
b.Túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ: 
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử 
- CQSS là các túi bào tử nằm ở mặt dưới các lá già. 
- Bào tử nảy mầm tạo thành nguyên tản sau khi thụ tinh thì tạo thành cây dương xỉ mới. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 2:(7’) Quan sát vài loại dương xỉ thường gặp
2. Một vài loại dương xỉ thường gặp
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi: 
(Y) Hướng dẫn trả lời
(K – G) Trả lời
- Nhận xét về đặc điểm chung của chúng? 
- Dựa vào đặc điểm nào để biết cây đó thuộc nhóm dương xỉ? 
- Cá nhân quan sát tranh, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
 (thường có lá non cuộn lại) 
Cây rau bợ, lông cu li, ráng gạc nai, 
HĐ 3:(7’) Tìm hiểu về sự hình thành than đá.
3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá
- Yêu cầu hs đọc thông tin và trả lời câu hỏi: 
(K – G) Trả lời
- Than đá được hình thành như thế nào? 
- Yêu cầu hs đọc kết luận cuối bài. 
*GDMT: Qua bài HS nhận thức được sự đa dạng phong phú của thực vật và nắm được ý nghĩa của sự đa dạng đó trong tự nhiên và đời sống con người. Từ đó có ý thức bảo vệ sự đa dạng TV. 
- Cá nhân đọc thông tin, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- Quyết cổ đại là cây có thân gỗ lớn mọc thành rừng. 
- Do khí hậu Trái Đất biến đổi, rừng quyết bị tiêu diệt và vùi sâu dưới đất. 
- Dưới tác dụng của vi khuẩn và sức nóng, sức ép của vỏ Trái Đất đã hình thành than đá.
 4. Củng cố: (2’)Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 131. 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học- làm bài tập và soạn bài mới: (2’)
 Yêu cầu hs đọc mục “Em có biết” trang 131. 
 Chuẩn bị bài mới: Hạt trần- Cây thông
IV. Rút kinh nghiệm: 
.
Tuần: 25 - Tiết: 48 ( GDMT) 	Ngày soạn: 11/01/2019
Bài 40: HẠT TRẦN- CÂY THÔNG
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây thông. 
 - Giá trị của cây hạt trần 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: quan sát, so sánh. 
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
II.Chuẩn bị: 
 Thầy: - Tranh vẽ phóng to về cây thông. 
 - Vật mẫu: nón thông đã hoá gỗ.
 Trò - Chuẩn bị vật mẫu 1 cành thông. 
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(2’)
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1:(10’) Quan sát CQSD của cây thông
1. Cơ quan sinh dưỡng 
- Hướng dẫn hs quan sát tranh vẽ phóng to hình cây thông.
 (Y) Hướng dẫn trả lời
 (K – G) Trả lời
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm: ghi lại đặc điểm của thân, cành, lá thông? 
- Quan sát tranh theo hướng dẫn. 
-Thảo luận nhóm đại diện phát biểu, nhóm khác bs. 
- Thân gỗ, có mạch dẫn, 
- Lá nhỏ hỉnh kim, mọc từ cành con ngắn. 
HĐ 2:(18’) Quan sát cơ quan sinh sản cây thông
2. Cơ quan sinh sản
- Thông báo cho hs; có 2 loại nón là nón đực và nón cái. 
- Yêu cầu hs quan sát tranh cành thông mang lá và nón đực (cái) bổ dọc thảo luận nhóm: 
(Y) Hướng dẫn trả lời
 (K – G) Trả lời
- Nhận xét vị trí của nón đực và nón cái trên cành? 
 - Nêu đặc điềm của nón đực và nón cái? 
- Hướng dẫn hs so sánh nón với hoa theo bảng trang 133. 
- Yêu cầu hs trao đổi nhóm tìm ra hạt và nêu đặc điểm của hạt và so sánh với hạt bưởi. 
- Nghe giáo viên thông báo, quan sát cành thông mang lá và thảo luận nhóm nhận xét đặc điểm của nón theo hương dẫn. 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- So sánh nón với hoa theo hướng dẫn và tìm ra hạt thông; nêu đặc điểm cuả hạt thông. 
 (nón) có 2 loại: 
 a.Nón đực: 
+ Nhỏ, mọc thành cụm, 
+ Vảy (nhị) mang túi phấn, chứa hạt phấn. 
 b. Nón cái: 
+ Lớn, mọc riêng lẻ 
+ Vảy (lá noãn hở) mang lá noãn lộ ra ngoài. 
* Nón chưa cấu tạo nhuỵ và nhị nên nón không phải là hoa (chưa có bầu nhuỵ chứa noãn). 
 - Hạt: Nằm lộ trên lá noãn hở (nên gọi là Hạt Trần), 
- Chưa có quả thật sự. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
→Vậy hạt trần chưa có hoa, quả và chỉ là hạt trần do có lá noãn hở. 
HĐ 3:(10’) Tìm hiểu giá trị của cây hạt trần
3. Giá trị của cây hạt trần
- Giới thiệu giá trị của cây Hạt trần, 
- Yêu cầu hs đọc mục “Em có biết”. 
*GDMT: Qua bài HS nhận thức được sự đa dạng phong phú của thực vật và nắm được ý nghĩa của sự đa dạng đó trong tự nhiên và đời sống con người. Từ đó có ý thức bảo vệ sự đa dạng TV. 
- Nghe gv thông báo giá trị cây hạt trần.
- Lấy gỗ: thông, pơmu, hoàng đàn, 
- Làm cảnh: tuế, trắc bách điệp, thông tre, 
 4. Củng cố:(2’) Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 134. 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học- làm bài tập và soạn bài mới:(2’)
 - Yêu cầu hs chuẩn bị cành cam (quýt), cây mắc cỡ, cây huệ trắng, cây lục bình, cà các loại, ổi, dâm bụt (quả ) => nếu cây nhỏ thì nhổ cả cây; cây lớn chỉ lấy cành. 
 - Xem lại đặc điểm cấu tạo của hoa (Bài 28). 
IV. Rút kinh nghiệm: 
Duyệt tuần 25
Ngày: /1/2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_25_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc