Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: 

- Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia ra sao

- Ý nghĩa sự lớn lên và phân chia của tế bào. 

- Cây lớn lên nhờ các tế bào mô phân sinh lớn lên và phân chia. 

2. Kỹ năng:  Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. 

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 

II.Chuẩn bị

        - Thầy:Tranh vẽ phóng to Hình 8.1 – 8.2 trang 27 sgk. 

            Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. 

        - Trò: sách giáo khoa, vở ghi.

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào? Mô là gì? Cho ví dụ minh họa? 

3. Nội dung bài mới:

Mở bài: Chúng ta đã biết cơ thể thực vật  do các cơ quan tạo nên, mỗi cơ quan do nhiều mô, mỗi mô có nhiều tế bào tạo nên. Vậy cơ thể thực vật  lớn lên do tế bào lớn lên và phân chia. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này như thế nào. 

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 1040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tiết: 7 - Tuần: 4	Ngày soạn: 30/8/2018
 Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia ra sao
- Ý nghĩa sự lớn lên và phân chia của tế bào. 
- Cây lớn lên nhờ các tế bào mô phân sinh lớn lên và phân chia. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. 
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 
II.Chuẩn bị: 
 - Thầy:Tranh vẽ phóng to Hình 8.1 – 8.2 trang 27 sgk. 
 Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. 
 - Trò: sách giáo khoa, vở ghi.
III. Các bước lên lớp: 
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào? Mô là gì? Cho ví dụ minh họa? 
3. Nội dung bài mới:
Mở bài: Chúng ta đã biết cơ thể thực vật do các cơ quan tạo nên, mỗi cơ quan do nhiều mô, mỗi mô có nhiều tế bào tạo nên. Vậy cơ thể thực vật lớn lên do tế bào lớn lên và phân chia. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này như thế nào. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào (17’)
1. Sự lớn lên của tế bào: 
Treo tranh vẽ phóng to h.8.1 hướng dẫn học sinh quan sát, Yêu cầu hs đọc thông tin ô vuông 1:thảo luận nhóm.
- Tế bào lớn lên như thế nào? 
 - Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được? 
Quan sát tranh, cá nhân đọc thông tin, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung: tế bào non lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ TĐC. 
Tế bào non có kích thước nhỏ, qua trao đổi chất lớn lên thành tế bào trưởng thành. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào.(20’)
2. Sự phân chia tế bào: 
Treo tranh vẽ phóng to hình 8.2; h.dẫn học sinh quan sát . 
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô vuông và thảo luận nhóm: 
Cá nhân đọc thông tin sgk, quan sát tranh vẽ phóng to; thảo luận nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
Quá trình phân bào: 
 + Đầu tiên, tế bào hình thành 2 nhân.
+ Chất tế bào được phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Tế bào phân chia như thế nào? 
 - Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia? 
 - Các cơ quan của thực vật như: rễ, thân, lálớn lên bằng cách nào? 
Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu, bổ sung. 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung: như vậy, tế bào lớn đến một mức độ nhất định thì phân chia tạo 2 tế bào mới và quá trình này xảy ra ở mô phân sinh của cây. 
Quan sát, nghe gv thông báo về quá trình phân bào. 
Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. 
* Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển. 
4. Củng cố: (2’)
 - Tóm tắt dạng sơ đồ: Tế bào non -sinh trưởng® tế bào trưởng thành -phân chia® tế bào non mới. 
 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 trang 28 sgk. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
 - Trả lời câu hỏi 1, 2 trang 28 sgk, học nội dung bài ghi 
 - Soạn bài mới: Các loại rễ, các miền của rễ
 - Chuẩn bị bộ rễ cây lúa, đậu, cải, (rửa sạch)
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tiết: 8 - Tuần: 4	Ngày soạn: 30/8/2018 
Chương II: RỄ
Bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. 
- Sự khác nhau giữa rễ cọc với rễ chùm. 
- Rễ cọc, rễ chùm trên cây cụ thể. 
- Các miền của rễ, chức năng của từng miền.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, vẽ hình, hoạt động nhóm. 
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thực vật. 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Tranh vẽ phóng to Hình 9.1, 9.3 trang 29 – 30 sgk. (Rễ cọc, rễ chùm; Các miền của rễ). 
 - Các mảnh tờ bìa cứng ghi: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ. 
- Trò: Vật mẫu: cây có rễ cọc như: cam, bưởi, đậu, và cây có rễ chùm: lúa, cỏ
III. Các bước lên lớp: 
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
 - Quá trình phân bào diển ra như thế nào? 
 - Tế bào ở đâu có khả năng phân chia? 
TL: Quá trình phân bào: hình thành 2 nhân; chất tế bào phân chia, vách tế bào ngăn đôi tế bào cũ ® 2 tế bào mới. 
 - Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. 
3. Nội dung bài mới:
Mở bài: Rễ cây giúp cây đứng vững trên mặt đất, giúp cây hút nước và muối khoáng. Các loại rễ có giống nhau không? mỗi rễ cây có những miền nào? 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ (20’)
Các loại rễ
 Kiểm tra các nhóm chuẩn bị rễ cây. 
Treo Tranh vẽ phóng to hình 9.1
Hãy đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm trong 5’ trả lời 3 câu hỏi mục tam giác 
 - Thử phân loại các cây đem theo thành 2 nhóm? 
- Đối chiếu với hình vẽ thử phân chúng thành 2 nhóm A và nhóm B? 
 Các nhóm đem cây đã chuẩn bị ra quan sát, hoàn thành 3 câu hỏi theo hướng dẩn. 
Gv kiểm tra xong tiếp tục thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
Có 2 loại: 
Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.
Ví dụ: cây bưởi, đậu, cải, 
Rễ chùm: gồm nhiều rễ con mọc từ gốc thân.
Ví dụ: lúa, ngô, tre,  
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
 - Lấy một cây ở mỗi nhóm ra quan sát và ghi lại đặc điểm của mỗi loại rễ? 
 Kiểm tra sự phân loại của các nhóm hs. 
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập điền từ trang 29, 30.
(K-G) Ví dụ 5 loại rễ cọc, 5 loại rễ chùm. 
Rút ra kết luận về đặc diểm rễ cọc và rễ chùm. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các miền của rễ.(17’)
2. Các miền của rễ
Treo tranh vẽ phóng to hình 9.3“ Các miền của rễ” Yêu cầu hs đọc thông tin mục 2. 
(Y-K) Hãy dáng tên các miền của rễ vào những chổ cho phù hợp trên tranh? 
Nêu chức năng các miền của rễ? 
(K-G) Có phải tất cả các loại cây đều có lông hút không? Số lượng lông hút của các loài cây có giống nhau không?
(K-G) Rễ của những loại cây nào không có lông hút?
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung.
Quan sát tranh, đọc thông tin, trao đổi nhóm, đại diện lên dán các mảnh bìa lên tranh, 
Nhóm khác bổ sung. 
(rễ cây mọc ở nước không có lông hút như: cây bèo tấm, lục bình do rễ mọc chìm dưới nước, nước được hấp thụ qua khắp bề mặt của rễ nên không có lông hút)
Có 4 miền: 
Miền trưởng thành: có chức năng dẩn truyền 
 Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng 
Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra 
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
4.Củng cố: (2’)
 - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài 1:đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung.
 - Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
 - Đọc mục « Em có biết ?» 
 - Học bài, và xem trước nội dung bài tiếp theo: Cấu tạo miền hút của rễ
Duyệt tuần 4
Ngày: /8/2018
 - Vẽ hình 10.1, 10.2 trang 32 SGK
IV. Rút kinh nghiệm: 
.
.
.
.
.
Trình kí tuần 4
Ngày: 24/8/2017
 LÊ THỊ THOA

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_4_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc