Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu:

  1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

* Kiến thức: 

- Củng cố các kiến thức đã học.

- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên tranh liên quan đến thực tế.

      * Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết.

      * Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: 

          - Năng lực tự học 

          - Năng lực  hợp tác

          - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

          - Năng lực thẫm mỹ.

II. Chuẩn bị:

1. Thầy:  Nội dung bài tập

     2.  Trò:  Ôn lại một số bài đã học.                 

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

     1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: (Không)

doc 6 trang Khánh Hội 16/05/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 25/ 3/ 2019
Tiết: 65 đến tiết: 66 Tuần: 34 
BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
* Kiến thức: 
- Củng cố các kiến thức đã học.
- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên tranh liên quan đến thực tế.
 * Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết.
 * Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: 
 	- Năng lực tự học 
 	- Năng lực hợp tác
 	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 	- Năng lực thẫm mỹ.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Nội dung bài tập
 2. Trò: Ôn lại một số bài đã học. 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
 3. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
KL của thầy
HĐ 1: Dạng câu hỏi (bài tập) tự luận (33 phút)
- Yêu cầu hoạt động nhóm, hoàn thành một số câu hỏi sau:
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá, cho đáp án đúng.
- Hoạt động nhóm hoàn thành một số câu hỏi sau:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt?
2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm?
3. Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
4. Rêu sinh sản bằng gì?
5. Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu?
6. Tại sao người ta lại nói ‘rừng cây như một lá phổi xanh’ của con người?
7. Đa dạng thực vật là gì?
8. Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở việt Nam bị giảm sút? 
9. Thực vật quí hiếm là gì?
10. Nêu những biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
HĐ của thầy
HĐ của trò
KL của thầy
HĐ2. Dạng bài tập trắc nghiệm: Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau: (10 phút)
Yêu cầu học sinh làm các bài tập sau: giáo viên treo bảng phụ
Chốt lại kiến thức
Hoạt động cá nhân, làm các bài tập.
- Lần lượt các em nêu đáp án 
- Cả lớp nhận xét
1. A
2. A
3.A
4. B
5. C
6. D
7. D
1. Quả khô nẻ gồm những loại như:
A. Lúa, bắp; B. Đậu đen, đậu xanh
C. Cải, đậu phộng; D. Quả xoài, mít
2. Môi trường sống của rêu là MT nào ?
A. Chỗ ẩm ướt B. Chỗ khô cạn
C. Chỗ vừa khô vừa nóng D. Chỗ nóng ẩm
3. Quả mọng là những quả như:
A. Dưa hấu, bưởi; B. Xoài, mít
C. Ổi, mơ; D. Dừa, cam
4. Vi khuẩn được phân bố ở những đâu ?
A. Chỉ có trong đất.
B. Có ở khắp nơi: Trong đất, trong nước, không khí kể cả trên cơ thể ĐV, TV, con người.
C. Chỉ có những chỗ bẩn: cống rãnh,.
5. Trong những đặc điểm sau đây đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây hạt trần?
A. Lá đa dạng B. Có sự sinh sản hữu tính 
C. Có hạt hở, chưa có hoa , chưa có quả .
D. Có rễ thân lá chưa chính thức, có mạch dẫn 
6. Dương xỉ sinh sản bằng 
A. Sinh sản sinh dưỡng B. Sinh sản hữu tính 
C. Sinh sản bằng hạt D. Sinh sản bằng bào tử.
7. Nguyên nhân nào gây nên sự thoái hóa rừng:
A. Chặt cây, đốn phá rừng
B. Khai thác rừng không hợp lí
C. Đốt rừng làm nương rẫy
D. Hạn hán
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 
Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - Học bài, trả lời câu hỏi tự luận
 - Xem lại các bài em đã học từ đầu HKII đến nay chuẩn bị cho tiết sau ôn tập
Hoạt động nối tiếp: (1’)
- GV hệ thống lại nội dung bài.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học 
 - Kiểm tra: 
 - Đánh giá giờ học:
......................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 66 
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
* Kiến thức: 
- Nhằm củng cố khắc sâu một số kiến thức cơ bản các em đã học ở chương VII,VIII,IX.
 - Giúp các em hệ thống hóa kiến thức
 * Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết.
 * Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: 
 	- Năng lực tự học 
 	- Năng lực hợp tác
 	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 	- Năng lực thẫm mỹ.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Hệ thống câu hỏi 
 - Trò: Ôn bài cũ
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới: (40’) Ôn tập theo đề cương 
NỘI DUNG ÔN TẬP HKII MÔN SINH HỌC 6
NĂM HỌC 2018 - 2019
Bài 32: Các loại quả.
Câu 1: Để phân chia các loại quả người ta dựa vào đặc điểm nào của quả? Chia quả thành mấy loại. Cho ví dụ.
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả khi chín.
- Dựa vào đặc điểm vỏ quả chia thành 2 loại quả chính: 
+ Quả khô: khi chín vỏ: khô, cứng, mỏng. 
Vd: quả đậu Hà Lan, quả nổ, 
+Quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. 
Vd: quả cà chua, táo
Câu 2: Phân loại quả khô và quả thịt.
Quả khô: có 2 loại: 
Quả khô nẻ: khi chín, vỏ quả tự tách ra. Vd: Quả đậu bắp, quả đậu xanh, 
Quả khô không nẻ: khi chín, vỏ quả không tự tách ra được. Vd: quả me, quả thì là, quả chò, 
Quả thịt: có 2 loại: 
Quả mọng: quả khi chín gồm toàn thịt quả. Vd: đu đủ, cà chua, chuối, 
Quả hạch: quả có hạch cứng bọc lấy hạt. Vd: quả xoài, cóc, táo, mơ, 
Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt.
Câu 3: Hạt gồm những bộ phận nào? Cho biết điểm khác nhau giữa hạt cây hai lá mầm và hạt cây một lá mầm.
- Các bộ phận của hạt gồm: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. 
- Điểm khác nhau giữa hạt cây hai lá mầm và hạt cây một lá mầm: 
+ Hạt cây hai lá mầm: Phôi của hạt có hai lá mầm.	
+ Hạt cây một lá mầm: Phôi của hạt có một lá mầm.	
Câu 4: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt hạt cây một lá mầm và hạt cây hai lá mầm là gì? Kể tên một hạt hai lá mầm và một hạt một lá mầm. 	
- Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt hạt cây một lá mầm và hạt cây hai lá mầm là: Phôi của hạt có một lá mầm. 	 
 	Ví dụ: Hạt lúa. ... 	 
- Hạt hai lá mầm: Phôi của hạt có hai lá mầm. 	 
 	Ví dụ: Hạt bưởi..... 	 
Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
Câu 5: Đặc điểm phân biệt giữa lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm: 
Đặc điểm 
Lớp Một lá mầm 
Lớp Hai lá mầm 
Rễ
Rễ chùm
Rễ cọc 
Kiểu gân lá
Gân lá song song hoặc hình cung 
Gân lá hình mạng, 
Phôi của hạt
Phôi có một lá mầm 
Phôi có 2 lá mầm. 
Số cánh hoa
- 3 hoặc 6 cánh
4 hoặc 5 cánh
Ví dụ:
Cây: lúa, tre, mía, 
Cây: cải, bưởi, đậu, dừa cạn 
Bài 45: Nguồn gốc cây trồng.
Câu 6: Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Nhờ đâu ngày nay con người có nhiều loại cây trồng khác nhau?
- Cây trồng bắt nguồn: Từ cây dại.	
- Ngày nay con người có nhiều loại cây trồng khác nhau vì: Nhờ khả năng cải tạo thực vật của con người.
Câu 7: Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì? 
- Cải biến đặc tính di truyền của giống cây. 	 
- Giữ lại những cây tốt để làm giống. 	 
- Nhân giống những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng. 	 
- Chăm sóc cây. 
Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người.
Câu 8: Đối với con người, thực vật có vai trò gì? Xác định nhóm cây nông nghiệp và nhóm cây công nghiệp.
- Đối với con người, thực vật có vai trò: Cung cấp oxi, là nguồn lương thực, thực phẩm, lấy gỗ, làm thuốc... 
- Xác định nhóm cây nông nhiệp và nhóm cây công nghiệp.
+ Nhóm cây nông nghiệp: Lúa, ngô (bắp)...
+ Nhóm cây công nghiệp: Cà phê, chè (trà)... 
Câu 9: Đối với động vật, thực vật có vai trò gì?
- Cung cấp oxi và thức ăn cho động vật.
- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. 
Câu 10: Một bạn học sinh nói rằng“nếu không có thực vật thì không có loài người”. Em hãy xác định: Điều bạn học sinh đó nói có đúng hay sai? Em hãy cho biết vai trò của thực vật đối với con người?
- Điều bạn học sinh đó nói là: đúng. 	
- Vai trò của thực vật đối với con người: 
+ Cung cấp oxi, lương thực, thực phẩm. 	+ Lấy gỗ, làm thuốc, làm cảnh, lấy sợi... 	+ Một số cây cũng gây hại cho sức khỏe..
Câu 11: Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào đối với con người?
- Hút thuốc lá, thuốc phiện gây nghiện. 
- Người sử dụng bị các bệnh nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe. 	 
- Bên cạnh đó còn gây mất trật tự an ninh. 	 
- Là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. 	 
Câu 12: Kể tên cây trồng làm cảnh, cây làm thuốc, cây diệt cá dữ, cây có hại cho sức khỏe con người.
- Cây trồng làm cảnh: Cây sen, cây mai...
- Cây làm thuốc: Cây đinh lăng, cây sống đời, cây nha đam...
- Cây diệt cá dữ: Cây duốc cá...
- Cây có hại cho sức khỏe: Cây thuốc lá, cây thuốc phiện, cây cần sa... 
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:
*Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Về nhà học bài chuẩn bị kiểm tra HK II
- Xem lại các bài tập SGK
 - Chuẩn bị: bút, thước, tiết sau kiểm tra học kì II
*Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm 
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( phút)
 - Kiểm tra: 
 - Đánh giá giờ học:
......................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
Duyệt tuần 34

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc