Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

  1. Kiến thức

     - Cấu tạo và chức năng chính của các bộ phận cây có hoa. 

     - Mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn. 

  2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: nhận biết, phân tích, hệ thống hoá. 

  3. Thái độ:  Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 

II. Chuẩn bị

  - Thầy: + Tranh vẽ phóng to hình 36.1 sơ đồ cây có hoa. 

               + Các mảnh bìa phụ ghi tên các cơ quan của cây có hoa. 

               + Bảng trang 116. (Hoặc máy chiếu)

  - Trò: Học bài, soạn bài, xem lại các bài 28→35

III.Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp: (1’)
  2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

           Hạt muốn nảy mầm tốt cần phải có những điều kiện nào? (Hạt muốn nảy mầm tốt thì hạt giống phải tốt, có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. )

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 23 - Tiết: 43 	Ngày soạn: 10/01/2019
Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Cấu tạo và chức năng chính của các bộ phận cây có hoa. 
 - Mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: nhận biết, phân tích, hệ thống hoá. 
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: + Tranh vẽ phóng to hình 36.1 sơ đồ cây có hoa. 
 + Các mảnh bìa phụ ghi tên các cơ quan của cây có hoa. 
 + Bảng trang 116. (Hoặc máy chiếu)
 - Trò: Học bài, soạn bài, xem lại các bài 28→35
III.Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Hạt muốn nảy mầm tốt cần phải có những điều kiện nào? (Hạt muốn nảy mầm tốt thì hạt giống phải tốt, có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. )
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1(20’) Tìm hiểu về sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan của cây có hoa
I. Cây là 1 cơ thể thống nhất. 
- Yêu cầu hs nghiên cứu bảng trang 116 ; Hướng dẫn hs hoàn thành bảng, tranh vẽ phóng to và 2 câu hỏi cuối trang 117: 
 (K - G) Tên các cơ quan của cây 
 + Đặc điểm cấu tạo chính 
 + Chức năng chính 
(Y) Hướng dẫn trả lời
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. 
- Yêu cầu hs đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. 
- Quan sát tranh theo hướng dẫn, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
1.Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan của cây có hoa: 
Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 2: (16’) Tìm hiểu về sự thống nhất các cơ quan ở cây có hoa.
2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
- Yêu cầu hs đọc thông tin, thảo luận nhóm
 (K – G) - Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ về chức năng? 
 + Lấy vd: hoạt động 1 cơ quan ảnh hưởng đến hoạt động tăng cường hay giảm đi của cơ quan khác
(Y) Hướng dẫn trả lời 
- Cá nhân đọc thông tin mục 2, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi theo hướng dẫn. 
+ Vd: Lá cây có chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ. Để lá thực hiện được chức năng đó thì phải nhờ hoạt động hút nước và muối khoáng của rễ, đồng thời các chất đó phải vận chuyển qua thân mới lên được lá.
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Các cơ quan của cây xanh có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. 
- Tác động lên 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây. Vd: Khi bón phân đúng, đủ làm rễ phát triển tốt, và rễ sẽ cung cấp đủ nguyên liệu cho lá quang hợp giúp thân cây mập mạp. 
4. Củng cố: (2’)
 Hướng dẫn hs, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 117. 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học- làm bài tập và soạn bài mới. (3’)
 -Yêu cầu hs tham gia “Trò chơi giải ô chữ”. 
 - Xem trước nội dung phần II. 
 - Chuẩn bị Vật mẫu: cây lục bình sống trên cạn và dưới nước. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
.
Tuần: 23 - Tiết: 44 	Ngày soạn: 10/01/2019
Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (tt)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 	- Mối quan hệ giữa cây xanh với môi trường. 
 	- Môi trường ảnh hưởng lên nó. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: quan sát, so sánh. 
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
II. Chuẩn bị: 
 Thầy: + Tranh vẽ phóng to hình 36.2 A & B (Cây súng trắng và cây rong đuôi chó); Hình 36.4 “Cây đước với rễ chống”, H 36.5 “Các cây ở sa mạc”.
 + Vật mẫu: Cây lục bình ở dưới nước và ở trên cạn.
Trò: Chuẩn bị vật mẫu, soạn bài mới. 
Hoặc máy chiếu
III. Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’): - Sự thống nhât về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa như thế nào. 
 - Tác động lên 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây. 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1(12’): Tìm hiểu đặc điểm thích nghi của cây ở nước.
II. Cây với môi trường
1. Các cây sống dưới nước
- Treo tranh vẽ phóng to hình 36.2 giới thiệu đặc điểm môi trường nước, yêu cầu hs quan sát hình chú ý đặc điểm của phiến lá; thảo luận nhóm 3 câu hỏi cuối trang 119. 
- So sánh phiến lá cây bèo tây khi ở trên cạn và ở nước?
 (Y) Hướng dẫn trả lời
- Quan sát nghe gv hướng dẫn; thảo luận nhóm . 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Cây chìm trong nước: phiến lá nhỏ, yếu. Vd: rong đuôi chó, 
- Cây ở mặt nước: phiến lá xoè rộng, cuống yếu. Vd: Cây súng trắng,  hoặc cuống phình to (Cây bèo tây)
Tiểu kết: Môi trường nước đã ảnh hưởng đến đặc điểm cấu tạo của cây. 
HĐ 2(12’): Tìm hiểu đặc điểm thích nghi của cây sống trên cạn.
2.Các cây sống trên cạn
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk mục 2
(K – G) giải thích đặc điểm của cây khi sống nơi khô hạn, nắng gió nhiều và nơi ít ánh sáng.
- Cá nhân đọc thông tin, trao đổi nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
 (Y) Hướng dẫn trả lời
+ Cây mọc nơi khô hạn, nắng gió nhiều: rễ ăn sâu hoặc lan rộng để lấy nước; phân cành nhiều, lá có lông sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Cây mọc nơi ít ánh sáng thường vươn cao để nhận ánh sáng
Khi cây sống ở môi trường cạn cũng có những biến đổi thích nghi với đặc điểm môi trường này. 
HĐ 3(12’): Tìm hiểu đặc điểm cây sống ở những môi trường đặc biệt.
2. Cây sống trong những môi trường đặc biệt
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk mục 2
(K – G) giải thích đặc điểm của cây khi sống nơi khô hạn, nắng gió nhiều và nơi ít ánh sáng. 
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. 
- Hướng dẫn hs rút ra kết luận cuối bài. 
(Y) Hướng dẫn trả lời
- Cá nhân đọc thông tin, trao đổi nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
+ Cây đước có rễ chống để đứng vững trên bãi lầy. 
+ Cây xương rồng có thân mọng nước để dự trữ nước
- Hs đọc kết luận cuối bài.
- Cây trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình phát triển lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi. 
- Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố khắp nơi trên Trái Đất: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh.
 4. Củng cố(3’)
 Hướng dẫn hs, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 121. 
(K-G) Cung cấp thêm thông tin mục em có biết SGK trang 122
 5. Hướng dẫn học sinh tự học – làm bài tập và soạn bài mới(2’)
 - Yêu cầu hs đọc mục “Em có biết” trang 122.
Ký duyệt: Tuần 23
Ngày: /01/2019
 Lại Thị Vui
 - Chuẩn bị bài mới 
IV. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc