Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu:

      1. Kiến thức:

           - HS trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đối với đối tượng nào và những ưu - nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.

           - HS trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào.

      2. Kỹ năng:

          - Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát kiến thức.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

  3. Thái độ

- HS ứng dụng vào trong cuộc sống.

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị:

          - Tranh phóng to H36.1 và H36.2 SGK.

III. Các bước lên lớp:

     1. Ổn định lớp: (1 phút)       

          - Kiểm tra sĩ số học sinh.

     2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

         - Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?

         - Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?

     3. Nội dung bài mới: 

Gv: Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm, khi hiện tượng ưu thế lai giảm nhiều chúng ta cần tiến hành chọn lọc lại giống đã có. Vậy chọn lọc như thế nào?

Gv: Yêu cầu học sinh  nghiên cứu nội dung các mục I, II, III trả lời câu hỏi cho trước, vừa tự nghiên cứu vừa trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. Sau đó Gv  gọi 1-2 Hs trình bày kết quả bài tự đọc thêm -> chữa lại nội dung cơ bản

doc 11 trang Khánh Hội 16/05/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 21 – Tiết: 39	Ngày soạn: 24/12/2018
Bài 36: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
(Bài đọc thêm)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	- HS trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đối với đối tượng nào và những ưu - nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.
	- HS trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào.
 2. Kỹ năng:
 	- Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát kiến thức.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ
- HS ứng dụng vào trong cuộc sống.
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
 	- Tranh phóng to H36.1 và H36.2 SGK.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút) 
 	- Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 	- Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
 	- Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
 3. Nội dung bài mới: 
Gv: Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm, khi hiện tượng ưu thế lai giảm nhiều chúng ta cần tiến hành chọn lọc lại giống đã có. Vậy chọn lọc như thế nào?
Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung các mục I, II, III trả lời câu hỏi cho trước, vừa tự nghiên cứu vừa trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. Sau đó Gv gọi 1-2 Hs trình bày kết quả bài tự đọc thêm -> chữa lại nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ND cơ bản
HĐ1: Tìm hiêu vai trò của chọn lọc trong chọn giống? (5phút)
- Y/cầu HS nghiên cứu SGK mục I và trả lời câu hỏi:
- Vai trò của chọn lọc trong chọn giống?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Đánh giá, chọn lọc nhiều lần mới có giống tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.
- Giống tốt bị thoái hoá do giao phối gần, do đột biến, do lẫn giống cơ giới cần chọn lọc.
- Các phương pháp gây đột biến, lai hữu tính chỉ tạo ra nguồn biến dị cho chọn lọc " cần được kiểm tra đánh giá, chọn lọc.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tránh thoái hoá giống
+ Phương pháp đột biến, phương pháp lai chỉ tạo ra nguồn biến dị.
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Có 2 P2: chọn lọc hàng loạt, chọn lọc cá thể.
HĐ2: Tìm hiểu Phương pháp chọn lọc trong chọn giông? (13 phút)
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK, quan sát H 35.1 và trả lời câu hỏi trong 10 phút:
- Nêu cách tiến hành chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần?
- Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần giống và khác nhau như thế nào?
- Cho biết ưu nhược điểm của phương pháp này? (HSG,K)
- Phương pháp này thích hợp đối với đối tượng nào? 
- Thế nào là chọn lọc hàng loạt?
- HS nghiên cứu SGK, quan sát H 36.1 và nêu được kết luận.
- Các bước tiến hành:
+ Năm1: Chọn những cá thể ưu tú từ giống khởi đầu.
+ Năm 2: Gieo trồng chung hạt của cây ưu tú năm 1. Đối chứng với giống khởi đầu.
+ Lưu ý: Nếu chưa đạt yêu cầu tiếp tục chọn lọc lần 2, lần 3
- Giống biện pháp tiến hành.
- Khác nhau: chọn lọc 1 lần trên đối tượng ban đầu. Chọn lần 2 trên đối tượng đã qua ở năm I.
- Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi.
 - Nhược điểm: chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến không kiểm tra được kiểu gen, hiệu quả không kéo dài.
- Phương pháp này thích hợp với cây giao phấn, cây tự thụ phấn và vật nuôi.
- Hs nêu được khái niệm
II. Phương pháp chọn lọc trong chọn giông 
1. Chọn lọc hàng hoạt
- Yêu cầu HS quan sát H 36.2, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi trong 8 phút:
- Chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào?
- HS nghiên cứu mục III, quan sát H 36.2 và nêu được cách tiến hành.
- Cách tiến hành:
+ Năm 1: Chọn những cá thể ưu tú từ giống khởi đầu.
+ Năm 2: Gieo trồng riêng hạt của cây ưu tú năm 1. Đối chứng với giống khởi đầu và so sánh chúng với nhau.
+Lưu ý: Nếu chưa đạt yêu cầu tiếp tục chọn lọc lần 2, lần 3
2. Chọn lọc cá thể:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp này?
- Phương pháp này thích hợp với loại đối tượng nào?
- Chọn lọc cá thể là gì?
- Ưu: Phối hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với kiểm tra, đánh giá kiểu gen, hiệu quả kéo dài.
 - Nhược: Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rãi, tốn kém.
- Chọn lọc cá thể thích hợp với đối tượng: cây tự thụ phấn, nhân giống vô tính. Với cây giao phấn phải chọn lọc nhiều lần.
Với vật nuôi: kiểm tra đực giống.
- Khái niệm: Ghi nhớ sgk.
 4. Củng cố: (4 phút)
*Câu hỏi giành cho Hs Tb, yếu: Nêu các bước chọn lọc hàng loạt? Chọn lọc cá thể?
* Câu hỏi giành cho Hs Khá, giỏi: So sánh hai phương pháp chọn lọc giống và khác nhau ở đặc điểm nào?
	(Giống: Mục tiêu, cách tiến hành có thể chọn lọc 1 lần, 2 lần
	 Khác: Ưu nhược điểm, cách tiến hành)
Hướng dẫn học sinh tự học, soạn bài mới và làm bài tập ở nhà: (1 phút)
- Ôn tập toàn bộ phần di truyền và biến dị.
- Trả lời các câu hỏi từ 7 đến 10 trang 117.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 21 - Tiết: 40	Ngày soạn: 24/ 12/ 2018 
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về thoái hóa giống , ưu thế lai, lai kinh tế..
 	- HS hiểu và trình bày được:
	 + Nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, giao phối gần ở ĐV và vai trò trong chọn giống.
 + Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống.
 + Các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai.
 + Phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
 2. Kỹ năng:
 	- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp và so sánh.
 	- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Các câu hỏi và đáp án.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút) 
 	- Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 	- Kết hợp trong lúc ôn tập.
 3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tóm tăt về ưu thế lai
1. Ưu thế lai
- Ưu thế lai là gì? Cho VD về ưu thế lai ở ĐV và TV?
- Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?
- HS nêu khái niệm và lấy VD ở SGK.
- 1-2 HS trình bày, lớp bổ sung.
- ưu thế lai: là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng.
- Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
+ Lai 2 dòng thuần (không đồng hợp), con lai F1 hầu hết các cặp gen ở trạng thái 
dị hợp ® chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
- Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội qui định.
VD: Aabbcc x aaBBCC
® F1: AaBbCc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Các phương pháp tạo ưu thế lai?
- 1-2 HS trình bày, lớp bổ sung.
a) PP tạo ưu thế lai ở cây trồng:
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
- Lai khác thứ: để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
b) PP tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
- Lai kinh tế: là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
HĐ 2: Tóm tắt về thoái hóa
2. Thoái hóa
- Hiện tượng thoái hóa ở ĐV, TV được biểu hiện như thế nào? 
+ Thế nào là thoái hóa?
+ Giao phối gần là gì?
- Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV lại gây hiện tượng thoái hóa?
- Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết gây ra hiện tượng thoái hóa, nhưng 2 phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?
- HS nêu những biểu hiện thoái hóa ở ĐV, TV . Nêu khái niệm 
- 1-2 HS trình bày, lớp bổ sung.
- 1-2 HS trình bày, lớp bổ sung.
- Thoái hóa: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm
- Giao phối gần (giao phối cận huyết): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
- Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa: Do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn có hại.
- Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống:
+ Củng cố đặc tính mong muốn.
+ Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp.
+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.
+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
4. Củng cố: (2 phút)
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm
5. Hướng dẫn học sinh tự học, soạn bài mới và làm bài tập ở nhà: (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 107.
- Chuẩn bị thực hành: Mỗi nhóm 1 kéo sắc mũi nhọn, hoa và nụ hoa lưỡng tính, bông, dây buộc, tăm, bọc ni lông trong nhỏ, nhãn ghi công thức lai, ghim
Duyệt tuần 21
Ngày: /12/2018
 - Nghiên cứu trước nội dung bài 38
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 22 - Tiết: 41	Ngày soạn: 02/ 01/ 2019 
Bài 38: THỰC HÀNH
TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.
- Củng cố lí thuyết về lai giống.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành.
3. Thái độ:
	- HS biết cách thụ phấn ứng dụng vào sản xuất của gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: - Tranh phóng to H. 38 SGK, tranh phóng to cấu tạo 1 hoa lúa.
- Hai giống lúa có cùng thời gian sinh trưởng nhưng khác nhau về chiều cao cây, màu sắc, kích thước.
- Kéo, kẹp nhỏ, bao cách li, ghim, cọc cắm, nhãn ghi công thức lai, sọt để trồng cây.
- Băng đĩa hình về các thao tác giao phấn. ( Nếu có)
 * Trò: Nghiên cứu trước nội dung bài 38
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: (3 phút)
3. Nội dung bài mới:
Gv: Các em đã được tìm hiểu sơ lược về công việc lai trên đối tượng đậu Hà Lan của Menđen, bài học hôm nay giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về công việc mà Menđen đã tiến hành trong 8 năm để tìm ra các quy luật di truyền.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu các thao tác giao phấn?(29 phút)
I. Cách tiến hành:
- GV chia 4 – 6 em/ nhóm, hướng dẫn HS cách chọn cây mẹ, bông hoa, bao cách và các dụng cụ dùng trong giao phấn.
- Cho HS quan sát H 38 SGK về công tác giao phấn ở cây giao phấn và trả lời câu hỏi:
- Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây 
- HS chú ý nghe và ghi chép.
- Các nhóm quan sát tranh, chú ý các thao tác cắt, rắc phấn, bao nilon ... trao đổi nhóm để nêu được các thao tác. Rút ra kết luận.
- Vài HS nêu, nhận 
 I. Các thao tác giao phấn:
Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ.
Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ
+ Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng (Tràng hoa) để lộ rõ nhị.
+ Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài.
+ Bao bông lúa (hoa) lại, ghi rõ ngày tháng.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
giao phấn?
- Yêu cầu học sinh tiến hành trên những đối tượng hoa khác (Dưa hấu, khổ quacó nhiều ở điạ phương mùa này).
- Gv theo dõi giúp đỡ các nhóm.
xét.
- HS tự thao tác trên mẫu thật.
- Bước 3: Thụ phấn
+ Nhẹ tay nâng bông lúa (hoa) chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị.
+ Bao nilông ghi ngày tháng.
HĐ2: Báo cáo thu hoạch. (8 phút)
II. Thu hoạch:
- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày lại các thao tác giao phấn trên mẫu vật thật.
- GV nhận xét, đánh giá 
- Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thu hoạch.
- HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ 
4. Củng cố: (4 phút)
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Tuyên dương nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt.
	- Thu dọn, vệ sinh.
 5/ Hướng dẫn học sinh tự học, soạn bài mới và làm bài tập ở nhà: (1 phút)
- Nghiên cứu trước nội dung bài 39.
- Sưu tầm tranh ảnh về giống bò, lợn, gà, vịt, cà chua, lúa, ngô có năng suất nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 22 - Tiết: 42 	Ngày soạn: 02/ 01/ 2019
Bài 39: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG 
VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Học sinh biết cách sưu tầm tư liệu, biết cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề.
- Biết phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết tầm quan trọng của vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ: Tranh ảnh, sách báo dùng để tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng và vật nuôi.
 - Tranh hoặc ảnh về các giống bò nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, bò lai F1.
 - Tranh hoặc ảnh về các giống lợn nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, lợn lai F1.
 - Tranh hoặc ảnh về các giống vịt nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, vịt lai F1.
 - Tranh hoặc ảnh về các giống gà nổi tiếng ở Việt Nam và giống nhập nội, gà lai F1.
 - Tranh hoặc ảnh về 1 số giống cá nổi tiếng ở Việt Nam và nhập nội, cá lai F1.
 - Tranh hoặc ảnh về giống lúa và giống đậu tương (hoặc lạc, dưa).
 - Tranh hoặc ảnh về lúa và ngô lai. 
 - Giấy khổ to, bút dạ.
 - Kẻ bảng 39 SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài mới. GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm cùng tìm hiểu chủ đề: “ Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi” hoặc “ Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng”
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu thành tựu giống vật nuôi và cây trồng? 
(20 phút)
I. Thành tựu giống vật nuôi và cây trồng.
- GV yêu cầu HS:
+ Sắp xếp tranh ảnh theo chủ đề thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng.
+ Ghi nhận xét vào bảng 39.1; 39.2.
- GV giúp HS hoàn hiện công việc.
- Các nhóm thực hiện:
+ 1 số HS dán tranh vào giấy khổ to theo chủ đề sao cho logic.
+ 1 số HS chuẩn bị nội dung bảng 39.
- Hs theo dõi ghi chép, sửa chữa.
HĐ2: Báo cáo thu hoạch (12 phút)
II. Thu hoạch. 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả nhóm.
- GV bổ sung kiến thức vào bảng 39.1 và 39.2.
- Mỗi nhóm báo cáo cần:
+ Treo tranh của mỗi nhóm.
+ Cử 1 đại diện thuyết minh.
+ Yêu cầu nội dung phù hợp với tranh dán.
- Các nhóm theo dõi và có thể đưa câu hỏi để nhóm trình bày trả lời, nếu không trả lời được thì nhóm khác có thể trả lời thay.
Nội dung
Bảng 39.1, 39.2
Bảng 39.1–Các tính trạng nổi bật và hướng dẫn sử dụng của một số vật nuôi
STT
Tên giống
Hướng dẫn sử dụng
Tính trạng nổi bật
 1
Giống bò:
- Bò sữa Hà Lan
- Bò Sind
- Lấy sữa
- Có khả năng chịu nóng.
- Cho nhiều sữa, tỉ lệ bơ cao.
2
Các giống lợn
- Lợn ỉ Móng Cái
- Lợn Bơcsai
- Lấy con giống
- Lấy thịt
- Phát dục sớm, đẻ nhiều con.
- Nhiều nạc, tăng trọng nhanh.
3
Các giống gà
- Gà Rôt-ri
- Gà Tam Hoàng
Lấy thịt và trứng
- Tăng trong nhanh, đẻ nhiều trứng.
4
Các giống vịt
- Vịt cỏ, vịt bầu
- Vịt kali cambet
Lấy thịt và trứng
Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh, đẻ nhiều trứng.
5
Các giống cá
- Rô phi đơn tính
- Chép lai
- Cá chim trắng
Lấy thịt
Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh.
Bảng 39.2 – Tính trạng nổi bật của giống cây trồng
STT
Tên giống
Tính trạng nổi bật
1
Giống lúa:
- CR 203
- CM 2
- BIR 352
- Ngắn ngày, năng suất cao
- Chống chịu được rầy nâu.
- Không cảm quang
2
Giống ngô
- Ngô lai LNV 4
- Ngô lai LVN 20
- Khả năng thích ứng rộng
- Chống đổ tốt
- Năng suất từ 8- 12 tấn/ha
3
Giống cà chua:
- Cà chua Hồng Lan
- Cà chua P 375
- Thích hợp với vùng thâm canh
- Năng suất cao
	Ở địa phương hiện nay đang sử dụng giống mới:
	- Vật nuôi:
	- Cây trồng:
4. Củng cố: (4 phút)
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Tuyên dương nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt.
- Đánh giá điểm những nhóm làm tốt.
 5/ Hướng dẫn học sinh tự học, soạn bài mới và làm bài tập ở nhà: (1 phút)
- Ôn tập toàn bộ phần di truyền và biến dị.
- Chuẩn bị trước bài 41.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
	PHIẾU HỌC TẬP
 Nêu các tính trạng nổi bật và hướng dẫn sử dụng của một số vật nuôi
STT
Tên giống
Hướng dẫn sử dụng
Tính trạng nổi bật
 1
Giống bò:
- Bò sữa Hà Lan
- Bò Sind
..
2
Các giống lợn
- Lợn ỉ Móng Cái
- Lợn Bơcsai
3
Các giống gà
- Gà Rôt-ri
- Gà Tam Hoàng
4
Các giống vịt
- Vịt cỏ, vịt bầu
- Vịt kali cambet
..
5
Các giống cá
- Rô phi đơn tính
- Chép lai
- Cá chim trắng
PHIẾU HỌC TẬP
Nêu các tính trạng nổi bật của giống cây trồng
STT
Tên giống
Tính trạng nổi bật
1
Giống lúa:
- CR 203
- CM 2
- BIR 352
2
Giống ngô
- Ngô lai LNV 4
- Ngô lai LVN 20
.
3
Giống cà chua:
- Cà chua Hồng Lan
- Cà chua P 375
Duyệt tuần 22
Ngày: /01/2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_2122_nam_hoc_2018_2019_truong_th.doc