Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết 1 số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh, ảnh.

- Nhận biết được một số hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hoặc trên tiêu bản hiển vi.

2. Kỹ năng:

           - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành.

3. Thái độ:

           - Biết một số dạng đột biến trong tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về các đột biến hình thái: thân, lá, bông, hạt ở lúa, hiện tượng bạch tạng ở lúa chuột và người.

- Tranh ảnh về các kiểu hình đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta, về biến đổi số lượng NST ở hành tây, hành ta, dâu tây, dưa hấu...

- 2 tiêu bản về bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta.

+ Bộ NST lưỡng bội (2n), tam bội (3n), tứ bội (4n).

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

 Phân biệt thường biến và đột biến?

 

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tiết: 27 - Tuần: 14 	Ngày soạn: 05/11/2018
Bài 26: THỰC HÀNH
NHẬN DẠNG MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết 1 số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh, ảnh.
- Nhận biết được một số hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hoặc trên tiêu bản hiển vi.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành.
3. Thái độ:
	- Biết một số dạng đột biến trong tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về các đột biến hình thái: thân, lá, bông, hạt ở lúa, hiện tượng bạch tạng ở lúa chuột và người.
- Tranh ảnh về các kiểu hình đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta, về biến đổi số lượng NST ở hành tây, hành ta, dâu tây, dưa hấu...
- 2 tiêu bản về bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta.
+ Bộ NST lưỡng bội (2n), tam bội (3n), tứ bội (4n).
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Phân biệt thường biến và đột biến?
3. Nội dung bài mới:
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành.
- Phát dụng cụ cho các nhóm (mỗi nhóm 10 – 15 HS).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái? (7’)
- Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến, nhận biết các dạng đột biến gen.
- HS quan sát kĩ các tranh, ảnh chụp. So sánh với các đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến, ghi nhận xét vào bảng.
+ ở chuột: Đột biến bạch tạng 
+ Ở người: Bệnh bạch tạng
+ Ở lúa: Lá lúa màu trắng, cây thấp, bông dài, lá đòng nằm ngang, hạt có râu, hạt dài 
1. Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ2: Nhận biết các đột biến cấu trúc NST? (7’)
- Yêu cầu HS nhận biết qua tranh về các kiểu đột biến cấu trúc NST.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
- HS quan sát tranh câm các dạng đột biến cấu trúc NST và phân biệt từng dạng.
- 1 HS lên chỉ tranh, gọi tên từng dạng đột biến.
- HS ghi nhận 
2. Nhận biết các đột biến cấu trúc NST? 
HĐ3: Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST? (7’)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh: bộ NST người bình thường và của bệnh nhân Đao.
- So sánh ảnh chụp hiển vi bộ NST ở dưa hấu.
- So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội.
- HS quan sát bộ NST của người bình thường và của bệnh nhân đao, tơc nơ, ảnh chụp bệnh nhân 
- HS quan sát, so sánh bộ NST ở thể lưỡng bội với thể đa bội.
- HS quan sát ghi nhận xét vào bảng theo mẫu.
3. Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST? 
HĐ4: Viết bản thu hoạch: (12’)
Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch Với lớp B, C
(HSG-K) GV Cho HS trình bày hoàn thành bảng 26, (HSY) GV hướng dẫn HS cách trình bày và hoàn thành bảng
Hoàn thành bảng 21 – Sgk 
4. Thu hoạch:
Hoàn thành bảng 26 – Sgk 
THMT: Nguyên nhân gây đột biến là do các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên , do ô nhiễm môi trường  đặc biệt là cách sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh không đúng quy cách →GD thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc BVTV
4. Nhận xét - đánh giá: (5’)
 - GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm.
 - Nhận xét chung kết quả giờ thực hành.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 26 SGK.
 - Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ thường biến.
 - Mang mẫu vật: mầm khoai lang (hoặc 2 chậu mạ) mọc trong tối và ngoài ánh sáng. Thân cây rau dừa nước mọc ở mô đất cao và trải trên mặt nước. Mạ mọc ở ven bờ và mạ mọc trong ruộng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết: 28 - Tuần: 14	Ngày soạn : 05/11/2018
Bài 27: THỰC HÀNH QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Học sinh nhận biết một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp qua tranh, ảnh và mẫu vật sống.
 - Qua tranh, ảnh HS phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
 - Qua tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được:
 + Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường.
 + Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
2. Kỹ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành.
3. Thái độ
 - Học sinh có thái độ tích cực khi thực hành
II. CHUẨN BỊ:
 - Phiếu học tập 
 - Tranh ảnh minh hoạ thường biến.
 - Ảnh chụp thường biến.
 - Mẫu vật: + Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng (hoặc hai chậu mạ)
	 + 1 thân cây rau dừa nước từ mô đất bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước (hoặc cây rau nhút)
 + Mạ mọc ở ven bờ và mạ mọc trong ruộng.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Nhận biết một số thường biến? (10 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, mẫu vật các đối tượng và:
+ Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
+ Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.
- GV chốt đáp án.
- HS quan sát kĩ các tranh, ảnh và mẫu vật: Mầm khoai lang, cây rau dừa nước.
- Thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày
1. Nhận biết một số thường biến
Nội dung bảng sau
Đối tượng
Điều kiện môi trường
Kiểu hình tương ứng
Nhân tố tác động
1. Mầm khoai
- Có ánh sáng
- Trong tối
- Mầm lá có màu xanh
- Mầm lá có màu vàng
- Ánh sáng
2. Cây rau dừa nước
- Trên cạn
- Ven bờ
- Trên mặt nước
- Thân lá nhỏ
- Thân lá lớn
- Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao.
- Độ ẩm
3. Cây mạ
- Trong bóng tối
- Ngoài sáng
- Thân lá màu vàng nhạt.
- Thân lá có màu xanh
- Ánh sáng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ2: Phân biệt thường biến và đột biến? (10 phút)
(HSG-K) tự phân biệt, (HSY) GV hướng dẫn
2. Phân biệt thường biến và đột biến
- GV hướng dẫn HS quan sát trên đối tượng lá cây mạ mọc ven bờ và trong ruộng, thảo luận:
- Sự sai khác giữa 2 cây mạ mọc ở 2 vị trí khác nhau ở vụ thứ 1 thuộc thế hệ nào?
- Các cây lúa được gieo từ hạt của 2 cây trên có khác nhau không? Rút ra kết luận gì?
- Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển không tốt bằng cây mạ trong ruộng?
- GV yêu cầu HS phân biệt thường biến và đột biến.
- Các nhóm quan sát tranh, mẫu vật thảo luận và nêu được:
+ 2 cây mạ thuộc thế hệ thứ 1 (biến dị trong đời cá thể)
+ Con của chúng giống nhau (biến dị không di truyền)
+ Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau.
- 1 vài HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
-Thường biến và đột biến đều là biến đổi về kiểu hình, đột biến thì có liên quan đến kiểu gen nên di truyền được, còn thường biến chỉ là biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen nên không di truyền được.
HĐ3: Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng? (5 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh 2 luống su hào của cùng 1 giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau.
- Hình dạng củ su hào ở 2 luống khác nhau như thế nào?
- Rút ra nhận xét
- Cho HS liên hệ thực tế trong SX nông nghiệp.
- HS nêu được:
+ Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng).
+ Chăm sóc tốt " củ to. Chăm sóc không tốt " củ nhỏ (tính trạng số lượng)
- Nhận xét: tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen, tính trạng số lượng phụ thuộc điều kiện sống.
- HS liên hệ thực tế
3. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
-Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, tính trạng chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
THMT: Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Muốn có NS cao trong SXNN cần chú ý bón phân hợp lí cho cây vừa tiết kiệm phân bón, NS cao lại BVMT
HĐ4: Viết bản thu hoạch: (11 phút)
- HSG-K: Cho HS nhận xét về :
 + Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
 + Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
- HSY hướng dẫn HS rút ra nhận xét
HS theo dõi và viết bản thu hoạch 
4. Thu hoạch:
4. Nhận xét - đánh giá: (5 phút)
 - GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm.
 - Nhận xét chung kết quả giờ thực hành.
 - Nhắc HS thu dọn vệ sinh lớp học.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
 - Viết báo cáo thu hoạch.
 - Đọc trước bài 28.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
Duyệt Tuần 14
Ngày: /11/2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_14_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc