Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 30 đến 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

-  Kiến thức:

- Học sinh nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.

- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

-  Kỹ năng:

           - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.

- Thái độ:

           - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng  lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ.

- Thầy: Tranh phóng to H 54.1 tới 54.4 SGK. Tư liệu về ô nhiễm môi trường.

- Trò: Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Sưu tầm một số tranh ảnh về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

* Câu hỏi: Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên mà em biết? Tác hại của những việc làm đó? Những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu đó?

* Đáp án:

- Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Để khắc phục những hậu quả xấu trên chúng ta cần: đấu tranh bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các loài động vật quý hiếm…

doc 50 trang Khánh Hội 16/05/2023 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 30 đến 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 30 đến 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 30 đến 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 11/3/2019	
Tiết: 57 đến tiết: 58(GDMT) - Tuần: 30	
Tiết: 57	
Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
- Học sinh nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Thái độ:
	- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ.
- Thầy: Tranh phóng to H 54.1 tới 54.4 SGK. Tư liệu về ô nhiễm môi trường.
- Trò: Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Sưu tầm một số tranh ảnh về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
* Câu hỏi: Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên mà em biết? Tác hại của những việc làm đó? Những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu đó?
* Đáp án:
- Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Để khắc phục những hậu quả xấu trên chúng ta cần: đấu tranh bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các loài động vật quý hiếm
3. Bài mới:
Gv: Từ mục kiểm tra bài cũ giáo viên nhắc lại một vài tác động tiêu cực của con người đối với môi trường, những tác động tiêu cực đó gây suy thoái môi trường, vây có những nguyên nhân nào gây suy thoái môi trường cô cùng các em nghiên cứu trong bài hôm nay
*Lưu ý: Tích hợp môi trường toàn bài
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của thầy
HĐ1: Ô nhiễm môi trường là gì? (7 phút)
Mục đích: HS nắm được khái niệm ô nhiễm môi trường
I. ÔNMT là gì?
Nội dung
- Đặt câu hỏi:
- Ô nhiễm môi trường là gì?
- Do đâu mà môi trường bị ô nhiễm?
- Gọi học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ xung.
- Gv biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yêú do con người các em sẽ làm gì để không gây ô nhiễm môi trường?
- Chốt lại và hướng học sinh vào việc làm cụ thể.
- Nghiên cứu SGK và trả lời.
- Nhận xét bổ xung.
+ Hướng vào việc làm cụ thể: không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ ra lớp, không bẻ hoa, lá, cành cây trong khuôn viên trường
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người (chủ yếu).
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...
HĐ2: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm? (27 phút)
+ Mục đích: HS biết rõ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Kể tên các chất khí thải gây độc?
- Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.1 SGK.
- Chữa bảng 54.1 bằng cách cho HS các nhóm ghi từng nội dung.
- Đánh giá kết quả các nhóm.
- Cho HSG- K liên hệ: Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ÔN không khí?
- Phân tích thêm: việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình sinh ra lượng khí CO; CO2... Nếu đun bếp không thông thoáng, các khí 
- Nghiên cứu SGK và trả lời.
+ CO2; NO2; SO2; CO; bụi...
- Giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
- Thảo luận để tìm ý kiến và hoàn thành bảng 54.1 SGK.
- Mỗi nhóm hoàn thành 1 nội dung, rút ra kết luận.
- Có thể trả lời:
+ Có hiện tượng ÔNMT do đun than, bếp dầu....
Theo dõi 
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của thầy
này sẽ tích tụ gây độc hại cho con người.
- Yêu cầu HS quan sát H 54.2 và trả lời các câu hỏi s SGK/163
- Lưu ý chiều mũi tên: con đường phát tán chất hoá học.
- Treo H 54.2 phóng to, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào?
- Bổ sung thêm: Với chất độc khó phân huỷ như DDT, trong chuỗi thức ăn nồng độ các chất ngày một cao hơn ở các bậc dinh dưỡng cao " khả năng gây độc với con người là rất lớn.
- Con đường phát tán các loại hoá chất đó?
- Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
- Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
- Nói về các vụ thảm hoạ phóng xạ.
- Cho HS đọc thông tin SGK và điền nội dung vào bảng 54.2.
- Lưu ý thêm: Chất thải rắn còn gây cản trở giao thông, gây tai nạn cho người.
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?
- Tự nghiên cứu H 54.2, trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- HS tiếp thu kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK để trả lời
- HS nghiên cứu SGK trả lời và rút ra kết luận.
Đọc thông tin SGK và điền nội dung vào bảng 54.2.
Lên bảng hoàn thành bảng 54.2
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời.
2. Ô nhiễm do hoá chất BVTV và chất độc hoá học:
- Các hoá chất BVTV và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật. 
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3. ÔN do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.
4. ÔN do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế...
5. ÔN do sinh vật gây bệnh:
- SV gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết SV, rác thải từ bệnh viện...
- SV gây bệnh vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém... 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của thầy
- Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị...
- Phòng tránh bệnh sốt rét?
+ Nguyên nhân bệnh đường tiêu hoá do ăn uống mất vệ sinh.
+ Phòng bệnh sốt rét: diệt bọ gậy, giữ vệ sinh nguồn nước, đi ngủ mắc màn...
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút)
Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 165.
+ Chuẩn bị bài sau:
- Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và những công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Phân các tổ: mỗi tổ báo cáo về 1 vấn đề ô nhiễm môi trường.
Hoạt động nối tiếp 
- Cho HS trả lời các câu hỏi SGK.
- BT trắc nghiệm. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1. Chúng ta cần làm gì để giảm sự ô nhiễm không khí?
A. Hạn chế các hoạt động thủ công. B. Đô thị hóa vùng đất trống trải.
C. Trồng cây xanh, xử lý nguồn khí thải.	 D. Đô thị hóa nông thôn.
2.Các chất thải rắn gây ô nhiễm thường gặp là:
A. Giấy vụn, rác thải, túi nilon.	 B. Giấy vụn, rác thải, NO2.
C. Giấy vụn, rác thải, CO2.	 D. Giấy vụn, rác thải, SO2.
- Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường nơi em sinh sống
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: (3 phút)
 - Kiểm tra: - Ô nhiễm MT là gì? Các tác nhân gây ô nhiễm MT
- Đánh giá giờ học:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết: 58 	
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức:
 - Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ môi trường sống.
 - Hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
 Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, thu thập thông tin; 
 - Kĩ năng hoạt động nhóm
 - Kĩ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể
 Thái độ: GD ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích môn học và có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
II. Chuẩn bị
 * Thầy: - Tranh phóng to H 54.1 tới 54.4 SGK.
 - Tư liệu về ô nhiễm môi trường.
 - Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, tranh ảnh về xử lí rác thải, trồng rừng, trồng rau sạch.
 * Trò: Thu thập thông tin thực tế.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.(4 phút)
	- Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
	- Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài: GV lấy một ví dụ ở địa phương nội dung nói về hậu quả của ô nhiễm môi trường? Làm thế nào để có thể hạn chế ô nhiễm môi trường. Để trả lời vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết luận của thầy
HĐ 3 : Tìm hiểu biện pháp hạn chế ÔNMT (37 phút)
+ Mục đích: Học sinh nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
III. Hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nội dung :
- Yêu cầu các nhóm báo cáo vấn đề ô nhiễm môi trường theo sự chuẩn bị sẵn trước ở nhà.
- Các nhóm đã làm sẵn báo cáo ở nhà dựa trên vốn kiến thức, vốn hiểu 
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: Học theo bảng 55 sgk trang 168
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết luận của thầy
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (hoặc ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do thuốc BVTV, ô nhiễm do chất rắn)
+ Hậu quả:...
+ Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Bản thân em đã làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi trường (mỗi nhóm trình bày từ 3 –5 phút).
- GV và 2 HS làm giám khảo chấm.
- Sau khi các nhóm trình bày xong các nội dung thì giám khảo sẽ công bố điểm.
- Chỉ ra những ưu điểm và những điểm chưa chỉ ra được của bản báo cáo các nhóm, có thể hỏi thêm các thông tin bản báo cáo chưa chỉ rõ.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo tổ 3, hoàn thành bảng 55 SGK.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Thông báo đáp án đúng. 
Mở rộng: có bảo vệ được môi trường không bị ô nhiễm thì các thế hệ hiện tại và tương lai mới được sống trong bầu không khí trong lành, đó là sự bền vững. (GDMT) :
- Ở địa phương chúng ta ÔNMT do nguyên nhân nào là chủ yếu?
- Chính quyền địa phương đã có biên pháp nào nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường?
biết, sưu tầm tư liệu, tranh H 55.1 tới 55.4.
- Đại diện báo cáo, yêu cầu nêu được:
+ Nguyên nhân
+ Hậu quả
+ Biện pháp khắc phục
+ Đóng góp của bản thân
 Các nhóm bổ xung thêm thông tin vừa được giáo viên hỏi thêm.
- HS thảo luận nhóm 3, điền nhanh kết quả vào bảng 55 kẻ sẵn vào vở bài tập.
- Đại diện nhóm nêu kết quả và nêu được:
1- a, b, d, e, i, l, n, o ,p.
2- c, d, e, g, i, k, l, m, o.
3- g, k, l, n.
4- d, e, g, k, h, l...
5- g, k, l 
6- c, d, e, g, k, l, m, n.
7- g, k 
8- g, i, k, o, p.
=> Kết luận: Biện pháp hạn chế ÔNMT(SGK bảng 55).
+ Tại điạ phương ô nhiễm do ý thức người dân chưa cao trong việc BVMT
+ Chính quyền địa phương đã có nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường  xong hiệu quả chưa cao, biện pháp chưa hữu hiệu.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:
Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 169.
+ Chuẩn bị bài sau: 
- Tìm hiểu tình hình ÔNMT ở địa phương
- Các nhóm chuẩn bị nội dung: điều tra tình trạng ÔNMT ở các bảng 56.1 tới 56.3 SGK.
Hoạt động nối tiếp
- Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1. Chúng ta cần làm gì để giảm sự ô nhiễm không khí?
a. Hạn chế các hoạt động thủ công. b. Đô thị hóa vùng đất trống trải.
c. Trồng cây xanh, xử lý nguồn khí thải.	 d. Đô thị hóa nông thôn.
2 .Các chất thải rắn gây ô nhiễm thường gặp là:
a. Giấy vụn, rác thải, túi nilon.	 c. Giấy vụn, rác thải, NO2.
c. Giấy vụn, rác thải, CO2.	 d. Giấy vụn, rác thải, SO2.
- Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay của nước ta.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học 
 - Kiểm tra: - Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
 - Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào?
- Đánh giá giờ học:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Duyệt tuần 30
KIỂM TRA 15 phút
Đề: 
	Trình bày các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
BÀI LÀM
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật. 
- Con đường phát tán:
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
KIỂM TRA 15 phút
Đề: 
Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm môi trường?
BÀI LÀM
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.	5điểm
- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
+ Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.	1điểm
+ Do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học. 	1điểm
+ Do các chất phóng xạ.	1điểm
+ Do các chất thải rắn.	1điểm
+ Do sinh vật gây bệnh.	1điểm
Ngày soạn: 13/03/2019
 Tiết: 59 (GDMT) đến Tiết: 60 (GDMT) Tuần: 31	 	
Tiết: 59 	
 Bài 56-57. Thực hành:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG 
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức:
 - Quan sát phim, ảnh rút ra khái niệm về sự ô nhiễm môi trường.
- Liên hệ, giải thích một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm mt trong thực tế ở địa phương.
 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát, phân tích, phát triển tư duy lí luận.
 Thái độ: Có ý thức yêu thích thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí, thực hành.
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 
II. Chuẩn bị:
* Thầy: - Địa điểm: Khu vực trong nhà trường, trước cổng trường khu vực buôn bán của người dân và khu vực sông Cầu Sập 
* Trò: - Giấy bút.
 - Kẻ sẵn từ ở nhà các bảng theo mẫu trong bài vào giấy khổ to.
- Quan sát ghi chép, thu thập số liệu, phân tích
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới.
 GV nêu yêu cầu của bài thực hành; bài thực hành tiến hành trong 2 tiết:
 Tiết 1: Hướng dẫn điều tra môi trường.
Hoạt động của thầy 
HĐcủa trò
Kết luận của thầy
HĐ 1: Hướng dẫn điều tra môi trường (38 phút)
I. Hướng dẫn điều tra môi trường.
- Chọn môi trường để điều tra:
Khu vực trong nhà trường, trước cổng trường khu vực buôn bán của người dân và khu vực Sông Cầu Sập 
-Yêu cầu hoàn thiện bảng 56.1 SGK.
+ Tìm hiểu nhân tố vô sinh, hữu sinh.
+ Con người có những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường.
+ Điền VD minh hoạ.
- HS nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ để tiến hành điều tra.
- Hoàn thành bảng 56.1, (Sgk)
1. Điều tratình hình ô nhiễm môi trường
Hoạt động của thầy 
HĐcủa trò
 KL của thầy
- Hướng dẫn nội dung bảng 56.2
+ Tác nhân gây ô nhiễm: Rác, phân động vật, ...
+ Mức độ: thải nhiều hay ít.
+ Nguyên nhân: rác chưa xử lí, phân động vật còn chưa ủ thải trực tiếp ra môi trường...
+ Biện pháp khắc phục: làm gì để ngăn chặn các tác nhân.
- Cho HS chọn môi trường mà con người đã tác động làm biến đổi.
* GDMT: Ô nhiễm môi trường Ảnh hưởng xấu đến ngành nuôi trồng thủy sản, hủy hoại cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cho hs tìm hiểu nơi quan sát.
Yêu cầu. (HSG-K tự hoàn thành bảng, HSY- GV hướng dẫn HS hoàn thành)
 Hoàn thành bảng 56.2 trang 171.Gợi ý:
1.Tác nhân gây ô nhiễm? Mức độ ô nhiễm? Nguyên nhân?
2. Biện pháp khắc phục?
- Hoàn thành bảng 56.2 trang 171.Gợi ý:
Cho hs nghiên cứu: Tình hình chặt phá, đốt rừng, trồng rừng...
Nêu yêu cầu thực hiện theo 4 bước sgk/171 SGK.
 Hoàn thành bảng 56.3 SGK
* GDMT: Biện pháp phòng chống ô nhiễm mt Trồng nhiều cây xanh: cản bụi, điều hòa khí hậu,... Sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, cần có hệ thống xử lí nước thải. Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng TBVTV, thu gom và phân loại rác.
- HS có thể chọn khu vực điều tra: khu đất hoang được cải tạo thành khu sinh thái VAC, 1 đầm hồ bị san lấp để xây nhà...
- Nghiên cứu kĩ các bước tiến hành điều tra.
- Nắm được yêu cầu của bài thực hành.
- Hiểu rõ nội dung bảng 56.3.
2. Điều tra tác động của con người tới môi trường
Hoàn thành bảng 56.3
bảng 56.2 SGK
Các tác nhân
Mức độ
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Rác thải
Nhiều
Xả rác không đúng nơi, chưa xử lí
 rác đúng nơiqui định, thu
 gom rác tập trung để xử lí
Phân gia súc- gia cầm
Rất ô nhiễm
Không ủ oai, thải trực tiếp ra môi trường
Xây các hầm chứa phân, làm hố tạo khí biôga để sử dụng
Nước thải sinh hoạt
Ít
Một số hộ chưa thực hiện tốt việc sử dụng và xả nước thải ra sông hồ
Làm hệ thống dẫn nước và có bể lắng trước khi xả ra sông, hồ
Bảng 56.3 SGK
Các thành phần của HST hiện tại
Xu hướng biến đổi các thành phần của HST trong thời gian tới
Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi HST
Đề xuất biện pháp khắc phục, bảo vệ
Vô sinh
Tốt
Tích cực
Phát huy, duy trì
Hữu sinh
Xấu
Tiêu cực
Hạn chế, khắc phục
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (7 phút)
Hướng dẫn về nhà 
+ Chuẩn bị bài sau: 
- Tiếp tục tìm hiểu tình hình ÔNMT ở địa phương
- Các nhóm chuẩn bị nội dung: Điều tra tình trạng ÔNMT ở bảng 56.3 SGK.
Hoạt động nối tiếp
- Các nhóm báo cáo kết quả điều tra trình bày nội dung bảng 56.1 và bảng 56.2 trên 1 tờ giấy A4.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm theo dõi, nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá buổi thực hành, nhấn mạnh vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
- Khen các nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm còn thiếu sót.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học 
 - Kiểm tra: 
- Đánh giá giờ học:
..............................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Tiết: 60
BÀI 56 - 57: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức:
 Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục, nâmg cao nhận thức của hs đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
 Kỹ năng:
- Rèn cho hs kĩ năng thực hành.
 Thái độ:
- Giáo dục cho hs ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí, thực hành.
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: - Bảng 56.1 và 56.3
2: Trò: - Giấy, bút, phiếu học tập.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới:
Môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Vậy thực tế ô nhiễm diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của thầy
HĐ2: Báo cáo kết quả điều tra về môi trường ở địa phương. (20 phút)
II. Báo cáo kết quả điều tra về môi trường ở địa phương.
- Nội dung:
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả kiểm tra.
- Cho các nhóm thảo luận kết quả (HSG-K: Trình bày bảng 56.1 - 56.3 sgk) 
- GV y/c các nhóm rút ra nhận xét về vấn đề thực tế ô nhiễm ở địa phương ¦ Đưa ra phương pháp cải 
- HSG-K: Các nhóm viết nội dung đã điều tra được vào giấy khổ to ¦ và trình bày trên bảng. (HSY-GV hướng dẫn)
( Các nhóm có cùng nội dung nên sẽ có 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Kết luận của thầy
tạo môi trường ở địa phương.
- Cho các nhóm thảo luận về vấn đề này.
- Y/c hs nhận xét ý kiến của bạn và bàn về vấn đề thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
- Đồng ý với biện pháp mà hs đã thảo luận và thống nhất.
vấn đề trùng nhau) 
- Học sinh thảo luận về vấn đề ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
- HS nhận xét ý kiến của bạn và bàn về vấn đề thực hiện.
HĐ3: Viết bản thu hoạch. (15 phút)
III. Thu hoạch:
- Nội dung:
- Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không? 
- Những hoạt đông nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên? Theo em chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?
- Cảm tưởng của em sau khi học xong bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương? Nêu nhiệm vụ của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm là gì? 
(HS viết báo cáo dựa trên cơ sở báo cáo của nhóm mình đã trình bày)
GV nhấn mạnh(GDMT): Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài.
- Nguyên nhân:
- Cách khắc phục:
- Nêu cảm tưởng của mình:
- Nhiệm vụ của HS: 
1. Kiến thức lý thuyết:
2. Cảm tưởng sau khi học xong bài thực hành: 
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (5 phút)
Hướng dẫn về nhà 
+ Chuẩn bị bài 58 
- Tìm hiểu Các dạng tài nguyên thiên nhiên và cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động nối tiếp
- Các nhóm báo cáo kết quả điều tra trình bày nội dung bảng 56.3 trên 1 tờ giấy A4.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm theo dõi, nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá buổi thực hành, nhấn mạnh vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
- Khen các nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm còn thiếu sót.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học (2 phút)
 - Kiểm tra: 
 Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?
- Đánh giá giờ học:
..............................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Duyệt tuần 31
Ngày soạn: 19 / 03/ 2019
Tiết: 66 và tiết: 61 Tuần: 32	
Bài 63: ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức: 
	- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường 
	- HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
 Kĩ năng: 
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
	- Kĩ năng hoạt động nhóm.
 Thái độ:
	- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
	- Ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: Tài liệu ôn tập, đáp án đề cương.
	- Trò: Ôn tập toàn bộ kiến thức ở học kì II. (Bài 41, 44, 49, 50, 53, 54, 55)
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
KL của thầy
HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức. (18 phút)
 Mục đích: Làm được các dạng bài tập sinh vật và môi trường.
I. Hệ thống hoá kiến thức
- Chia 2 HS cùng bàn làm thành 1 nhóm
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (phát bất kì phiếu có nội dung nào) yêu cầu HS hoàn thành 
+ Gọi bất kì nhóm nào, nhóm có phiếu trên giấy thì HS trình bày.
+ Chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.
- Thông báo đáp án đúng để cả lớp theo dõi.
- Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tìm VD để minh hoạ.
- Thời gian là 10 phút.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó.
- Theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Nội dung kiến thức ở các bảng
Nội dung kiến thức ở các bảng (Từ 63.1 đến 63.3)
Bảng 63.1- Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái (NTST)
Ví dụ minh hoạ
Môi trường nước
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Ánh sáng
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trong đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trên mặt đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV, con người.
Môi trường sinh vật
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.
- Động vật, thực vật, con người.
Bảng 63.2- Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
Ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng
- Nhóm cây ưa bóng
- Động vật ưa sáng
- Động vật ưa tối.
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt
- Động vật biến nhiệt
- Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm
- Thực vật chịu hạn
- Động vật ưa ẩm
- Động vật ưa khô.
Bảng 63.3- Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách li cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Cạnh tranh
(hay đối địch)
- Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở.
- Cạnh tranh trong mùa sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh
- Kí sinh, nửa kí sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác.
BẢNG 63.4: HỆ THỐNG HOÁ CÁC KHÁI NIỆM
KHÁI NIỆM
ĐỊNH NGHĨA
VÍ DỤ MINH HOẠ
Quần thể 
Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Quần thể cá chép trong 1 ao cá 
Quần xã 
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. 
Quần xã rừng tràm gồm : cây tràm, sâu ăn lá, nấm, địa y, côn trùng
Cân bằng sinh học 
Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Khu vườn có nhiều hoa thì sẽ xuất hiện nhiều ong, bướm. Nếu hoa tàn hết thì lượng ong, bướm trong vườn cũng giảm đi.
Hệ sinh thái 
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng ( sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Hệ sinh thái ao cá gồm:
Nhân tố vô sinh: Nước, đất, đá
Nhân tố hữu sinh: cá, tôm, cua, rong, cây cỏ
Chuỗi thức ăn 
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau 
Cây cỏ à sâu à chuột à mèo à VSV phân huỷ 
Lưới thức ăn 
Các chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung tạo thành một lưới thức ăn 
 sâu 
Cây chuột VSV
 châu chấu 
BẢNG 63.5: HỆ THỐNG HOÁ CÁC KHÁI NIỆM
CÁC ĐẶC TRƯNG
NỘI DUNG CƠ BẢN
Ý NGHĨA SINH THÁI
Tỉ lệ đực/ cái 
Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực : cái là 1 : 1
Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
Thành phần nhóm tuổi 
Quần thể gồm các nhóm tuổi:
Nhóm trước sinh sản 
Nhóm sinh sản 
Nhóm sau sinh sản 
Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.
Quyết định mức sinh sản của quần thể.
Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
Mật độ quần thể 
Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của QT
BẢNG 63.6: CÁC DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA QUẦN XÃ
CÁC DẤU HIỆU
CÁC CHỈ SỐ
THỂ HIỆN
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng 
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
Độ nhiều 
Mật độ cá thể của từng loài trong quần thể.
Độ thường gặp 
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế 
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Loài đặc tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_30_den_36_nam_hoc_2018_2019_truo.doc