Nội dung ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Phần Sinh vật và Môi trường - Liêu Quốc Tôn

Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

A. Lý thuyết

I. Môi trường sống của sinh vật

Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

Có 4 loại môi trường chủ yếu:

Môi trường nước

Môi trường trong đất

Môi trường trên mặt đất - không khí

Moi trường sinh vật

II. Các nhân tố sinh thái của môi trường

Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật

Nhân tố sinh thái chia thành 2 nhóm:

Nhân tố sinh thái vô sinh 

Nhân tố sinh thái hữu sinh

Nhân tố sinh thái con người

Nhân tố sinh thái các sinh vật khác

doc 21 trang Khánh Hội 17/05/2023 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Phần Sinh vật và Môi trường - Liêu Quốc Tôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Phần Sinh vật và Môi trường - Liêu Quốc Tôn

Nội dung ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Phần Sinh vật và Môi trường - Liêu Quốc Tôn
NỘI DUNG ÔN TẬP SINH HỌC 9
(PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG)
---o0o---
CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
A. Lý thuyết
I. Môi trường sống của sinh vật
Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Có 4 loại môi trường chủ yếu:
Môi trường nước
Môi trường trong đất
Môi trường trên mặt đất - không khí
Moi trường sinh vật
II. Các nhân tố sinh thái của môi trường
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật
Nhân tố sinh thái chia thành 2 nhóm:
Nhân tố sinh thái vô sinh 
Nhân tố sinh thái hữu sinh
Nhân tố sinh thái con người
Nhân tố sinh thái các sinh vật khác
III. Giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 121 - sgk Sinh học 9
Chuột sổng trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ. thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đât, lượng mưa, Hãy xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.
Bài làm:
Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá.
Nhóm nhân tố  sinh thái vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, đô ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thểi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.
Câu 3: Trang 121 - sgk Sinh học 9
Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó có thể thay đổi như thế nào?
Bài làm:
Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ờ dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng...
Câu 4: Trang 121 - sgk Sinh học 9
Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00c đến 90°c, trong đó điểm cực thuận là 55°c.
Loài xương rống sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°c đến 56°c, trong đó điểm cực thuận là 32°c.
Bài làm:
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 2. Có các loại môi trường phổ biến là?
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 3: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật
Câu 4: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:
A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
Câu 5: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật
B. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn
Câu 6: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh
Câu 7: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. nhân tố hữu sinh
B. nhân tố vô sinh
C. các bệnh truyền nhiễm
D. nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng
Câu 8: Nhân tố sinh thái là
A. Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
B. Tất cả các yếu tố của môi trường.
C. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
D. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Câu 9: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Câu 10: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A. thực vật, động vật và con người
B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người
Câu 11: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố vô sinh.
B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 12: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố vô sinh.
B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 13: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?
A. Vì con người có tư duy, có lao động.
B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
Câu 14: Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Câu 15: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 16: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa
A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi
Câu 17: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?
A. phát triển thuận lợi nhất.
B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần.
D. chết hàng loạt.
Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
A. Lý thuyết
I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây
Các cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật được chia thành 2 nhóm:
Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng
Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu
II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian
Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật
Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm:
Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày
Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 124 - sgk Sinh học 9
Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng?
Bài làm:
Thực vật ưa sáng
Lá có tầng cutin dày mô giậu phát triển nhiều lớp tế bào.
Hoạt động sinh lí:
Cường độ quang hợp cao dưới điều lũện ánh sáng mạnh.
Cường độ hô hấp cao.
Thực vật ưa bóng - Lá có mô giậu kém phát triển, ít lớp tế bào.
Có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu.
Cường độ hô hấp thấp hơn.
Câu 3: Trang 125 - sgk Sinh học 9
Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng:
Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thê nào?
Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?
Bài làm:
Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới.
Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp cùa lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đù bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả Iiăng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
Câu 4: Trang 125 - sgk Sinh học 9
Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
Bài làm:
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian
Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật
Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm:
Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày
Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm
Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
A. Lý thuyết
I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
Đa số sinh vật sống trong phạm vi 0 - 50 độ C.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật
Tuy nhiên sinh vật có khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
Sinh vật được chia thành 2 nhóm:
Sinh vật biến nhiệt
Sinh vật hằng nhiệt
II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật
Sinh vật mang nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.
Thực vật được chia thành 2 nhóm:
Thực vật ưa ẩm
Thực vật chịu hạn
Động vật chia thành 2 nhóm:
Động vật ưa ẩm
Động vật ưa khô
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 129 - sgk Sinh học 9
Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
Bài làm:
Vì mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định.
Nhiệt độ ánh hưởng tới các đặc điểm hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá..., động vặt có lông dày).
Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...
Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng ngủ hè, tránh lạnh ngũ đông,...
Câu 2: Trang 129 - sgk Sinh học 9
Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nàu có khả năng chịu dựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
Bài làm:
Sinh vật hằng nhiệt  có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:
Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.
Cơ thế sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..
Câu 3: Trang 129 - sgk Sinh học 9
Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và cây chịu hạn.
Bài làm:
Cây sông nơi ẩm ướt và thiếu sáng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng (ở ven bờ ruộng, hồ, ao) có phiến lá hẹp, mó giậu phát triển.
Cây sống nơi khô hạn có cơ thể mọng nước hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
Câu 4: Trang 129 - sgk Sinh học 9
Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm dộng vật ưa ẩm và ưa khô.
Bài làm:
Động vật thuộc nhóm ưa ẩm: ễnh ương, dế, còng, cuốn chiếu, cóc, nhái, môi, sâu ăn lá, con bà chằn, rết.
Động vật thuộc nhóm ưa khô: kì nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khi.
Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
A. Lý thuyết
I. Quan hệ cùng loài
Các sinh vật cùng loài sốn gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
Trong các nhóm cá thể, sinh vật hỗ trợ nhau chống lại các tác động bên ngoài: kẻ thù, con mồi, bão, ...
Khi điều kiện bất lợi, các sinh vật cạnh tranh nhau về nơi ở, thức ăn, bạn tình, ... 
=> Dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm  
II. Quan hệ khác loài
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 134 - sgk Sinh học 9
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? 
Bài làm:
Trong các nhóm cá thể, sinh vật hỗ trợ nhau chống lại các tác động bên ngoài: kẻ thù, con mồi, bão, ...
Khi điều kiện bất lợi, các sinh vật cạnh tranh nhau về nơi ở, thức ăn, bạn tình, ... 
Câu 2: Trang 134 - sgk Sinh học 9
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điểu kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
Bài làm:
Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài
Xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.
Câu 3: Trang 134 - sgk Sinh học 9
Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại?
Bài làm:
Quan hệ đối địch:
Trong ruộng lúa có nhiều loài cỏ dại gây hại cho lúa, sâu rầy gây hại cho lúa.
Bọ dừa phá hoại vườn dừa làm năng suât vườn dừa giảm.
Quan hệ hỗ trợ: Trong vườn xen canh dừa và chuối. Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuôi, ngược lại chuôi che mát, giử ẩm cho đát ờ gốc dừa.
Câu 4: Trang 134 - sgk Sinh học 9
Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gi để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảrn năng suất vật nuôi, cây trồng?
Bài làm:
Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí
Áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết
Cung cấp thức ăn đầy đủ
Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quan hệ sinh vật cùng loài là:
A. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau
B. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau
C. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau
D. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau
Câu 2: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là:
A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch
B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh
C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
Câu 3: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? 
A. Làm tăng thêm sức thổi của gió
B. Làm tăng thêm tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ
C. Làm cho tốc độ thổi gió dừng lại, cây không bị đổ
D. Làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ
Câu 4: Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?
A. Nguồn thức ăn trong môitrường dồi dào
B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể
C. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao
D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau
Câu 5: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là:
A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể
B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng
C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể
D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn
Câu 6: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là:
A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế
D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ
Câu 7: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là: 
A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể
B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng
C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể
D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn
Câu 8: Quan hệ cộng sinh là:
A. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia
B. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi
C. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau
D. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau
Câu 9: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:
A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
C. Cáo đuổi bắt gà
D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ.
Câu 10: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi, còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ? 
A. Ký sinh
B. Cạnh tranh
C. Cộng sinh
D. Hội sinh
Câu 11: Địa y bám trên cây, giữa địa y và cây có mối quan hệ gì? 
A. Hội sinh
B. Cộng sinh
C. Kí sinh
D. Nửa kí sinh
Câu 12: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Giữa chúng và trâu, bò có mối quan hệ gì? 
A. Hội sinh
B. Kí sinh
C. Sinh vật ăn sinh vật khác
D. Cạnh tranh
Cau 13: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? 
A. Cạnh tranh
B. Sinh vật ăn sinh vật khác
C. Hỗ trợ
D. Cộng sinh
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI: (2 điểm)
Bài 47: Quần thể sinh vật
A. Lý thuyết
I. Thế nào là một quần thể sinh vật?
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể
1. Tỉ lệ giới tính
Là tỉ lệ giữa cá thể đực/ cá thể cái
Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đều giữa cá thể đực và cái
2. Thành phần nhóm tuổi
Các nhóm tuổi:
Có 3 dạng tháp tuổi:
3. Mật độ quần thể
Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
Mật độ thay đổi theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật
III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
Khi điều kiện môi trường thuận lợi, mật độ quần thể tăng cao
=> Thiếu thức ăn, chỗ ở, bệnh tật, ....
=> Mật độ điều chỉnh về mức cân bằng
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 142 - sgk Sinh học 9
Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
Bài làm:
Ví dụ trong quần thể ong mật có sự phân công để cùng hỗ trợ cho nhau:
Ong chúa: chuyên nhiệm vụ sinh sản.
Ong thợ có nhóm giữ nhiệm vụ hút mật, lấy phấn hoa, có nhóm làm vệ sinh tổ, nhóm bảo vệ...
Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh gây ra sự cạnh tranh gay gắt nhau về thức ăn, nơi ở dẫn đến sự xẻ đàn thì cạnh tranh mới được giảm nhẹ.
Câu 2: Trang 142 - sgk Sinh học 9
Từ bảng sô lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì?
Bài làm:
Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định.
Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển.
Hình tháp của nai có dạng giảm sút.
Câu 3: Trang 142 - sgk Sinh học 9
Mật độ các cá thề trong quần thể được điều chỉnh quanh mức căn bằng như thể nào?
Bài làm:
Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sông cùa sinh vật. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuông thấp hoặc tãng cao duy trì trạng thái cân bằng của quần thể:
Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần thể xuất hiện nhừng dâu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả nãng sinh sản và mắn đẻ của các cá thể cái, giảm mức sống sót của các cá thể non và già,...
Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể có
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
Câu 2: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là
A. môi trường sống
B. ngoại cảnh
C. nơi sinh sống của quần thể
D. ổ sinh thái
Câu 3: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?
A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.    
B. Đàn cá sống ở sông
C. Đàn chim sống trong rừng.        
D. Đàn chó nuôi trong nhà.
Câu 4: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.
Câu 5: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 6: Xét tập hợp sinh vật sau:
Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.    
Cá trắm cỏ trong ao.    
Sen trong đầm.
Cây ở ven hồ.    
Chuột trong vườn.    
Bèo tấm trên mặt ao.
Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:
A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
B. (2), (3), (4), (5) và (6)
C. (2), (3) và (6)
D. (2), (3), (4) và (6)
Câu 7: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?
A. Tiềm năng sinh sản của loài.        
B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn    
D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn
Câu 8: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?
A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, ...
B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
Câu 9: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo:
A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
B. Nguồn thức ăn của quần thể.
C. Khu vực sinh sống.
D. Cường độ chiếu sáng.
Câu 10: Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào:
A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể.
D. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể.
Câu 11: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.    
B. Dạng phát triển.
C. Dạng giảm sút.                        
D. Dạng ổn định.
Câu 12: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là: 
A. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể
B. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
C. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
D. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
Câu 13: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Dạng ổn định       
B. Dạng phát triển
C. Dạng giảm sút      
D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển
Câu 14: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Dạng phát triển.                         
B. Dạng ổn định.
C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.      
D. Dạng giảm sút.
Câu 15: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là:
A. 50/50       
B. 70/30       
C. 75/25        
D. 40/60
Bài 48: Quần thể người
A. Lý thuyết
I. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác
Quần thể người có các đặc trưng riêng biệt: hôn nhân, pháp luật, kinh tế, giáo dục, văn hóa, ...
Nhờ có lao động và tư duy trừu tượng, con người có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, cải tạo thiên nhiên
II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
Các nhóm tuổi:
Nhóm tuổi trước sinh sản: <15 tuổi
Nhóm tuổi sinh sản và lao động: 15 - 64 tuổi
Nhóm tuổi hết khả năng sinh sản và lao động nặng nhọc: >64 tuổi
Có 3 dạng tháp tuổi:
III. Tăng dân số và phát triển xã hội
Tăng dân số tự nhiên = số người sinh ra - số người tử vong
Sự gia tăng dân số = tăng dân số tự nhiên + nhập cư - di cư
Hậu quả của gia tăng dân số nhanh:
Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống
Ô nhiễm môi trường
Tàn phá rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác
Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần kiểm soát sự gia tăng dân số quá nhanh
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 145 - sgk Sinh học 9
Vì sao quần thể người lại có những đặc trưng cơ bản mà quần thể sinh vật khác không có?
Bài làm:
Quần thể người có các đặc trưng riêng biệt: hôn nhân, pháp luật, kinh tế, giáo dục, văn hóa, ...
Nhờ có lao động và tư duy trừu tượng, con người có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, cải tạo thiên nhiên
Câu 2: Trang 145 - sgk Sinh học 9
Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
Bài làm:
Hình tháp dân số trẻ là hình tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiểu và đỉnh tháp nhọn biểu hiệri ti lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp
Hình tháp dân số già là hình tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sình và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao.
Câu 3: Trang 145 - sgk Sinh học 9
Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
Bài làm:
Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hòa giừa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
Phát triển dân số hợp lí là không dể dân sô' tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ãn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
Phát triển dân số hợp lí là nhằm mục đích đảm bảo tốt chất lượng cuộc sông của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xă hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.
Bài 49: Quần xã sinh vật
A. Lý thuyết
I. Thế nào là một quần xã sinh vật?
Quần xã sinh vật là 1 tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian nhất định.
Các quần thể có mối quan hệ chặt chẽ giúp ổn định cấu trúc của quần xã.
II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã sinh vật
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã:
Các nhân tố sinh thái luôn ảnh hưởng, tạo nên sự thay đổi của quần xã
Số lượng các thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã => gọi là hiện tượng khống chế sinh học
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 149 - sgk Sinh học 9
Thế nào là một quần xã? Quần xã khác với quần thể như thế nào?
Bài làm:
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có rắc điều kiện sinh thái tương tự nhau. Các sinh vật trong quần xã có mõi quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ồn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
Quần thể là tập hợp những cá thể cùng một loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ờ một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoậc cạnh tranh nhau.
Câu 2: Trang 149 - sgk Sinh học 9
Hãy lấy một ví dụ về  một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
Kể tên các loài trong quần xã đó.
Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?
Khu vực phân bố  của quần xã.
Bài làm:
Rừng dừa là một quần xã, gồm có các quần thể: dừa, chuối, cỏ, bọ dừa, giun đât, vi sinh vật...
Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối.
Chuôi che mát và giữ ầm gốc cho dừa.
Giun làm xốp đất cho dừa, chuôi, cỏ.
Cỏ giữ ẩm gốc cho dừa, chuối đồng thời cạnh tranh chất dinh dưởng trong đất với dừa, chuối.
Dừa, chuối, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.
Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho dừa, chuối.
Câu 3: Trang 149 - sgk Sinh học 9
Nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật
Bài làm:
Câu 4: Trang 149 - sgk Sinh học 9
Thế nào là cân bằng sinh học ? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học
Bài làm:
Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_phan_sinh_vat_va_moi_truo.doc