Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu:

      1. Kiến thức:

           - HS phân biệt được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội.

           - Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên.

           - Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.

     2. Kỹ năng:

          - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

          - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

     3. Thái độ:

          - Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.

II. Chuẩn bị:

          - Tranh phóng to H24.1 ® H24.4 SGK.

III. Các bước lên lớp:

     1. Ổn định lớp: (1’)       

          - Kiểm tra sĩ số học sinh.

     2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

          Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể(2n+1)?

    3. Nội dung bài mới: ( IV sự hình thành thể đa bội: không dạy)

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 13 – Tiết: 25	Ngày soạn: 31/10/2018
Bài 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	- HS phân biệt được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội.
	- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên.
	- Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.
 2. Kỹ năng:
 	- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 	- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 	- Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.
II. Chuẩn bị:
 	- Tranh phóng to H24.1 ® H24.4 SGK.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’) 
 	- Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 	Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể(2n+1)?
 3. Nội dung bài mới: ( IV sự hình thành thể đa bội: không dạy)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ND cơ bản
HĐ1: T ìm hiểu hiện tượng thể đa bội ?(33’)
III. Hiện tượng thể đa bội
- Thế nào là thể lưỡng bội? 
- Thể đa bội là gì?
- Yêu cầu HS quan sát H 24.1; 24.2; 24.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Sự tương quan giữa số lượng và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây nói trên như thế nào?
- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?
- Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên ?
HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được:
+ Thể lưỡng bội: có bộ NST chứa các cặp tương đồng.
- HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời, rút ra kết luận.
+ Tăng số lượng NST dẫn tới tăng kích thước tế bào, cơ quan.
+ Có thể, nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây.
+ Lượng ADN tăng gấp bội làm tăng trao đổi chất, tăng sự tổng hợp prôtêin nên tăng kích thước tế bào.
1. Khái niệm:
- Hiện tượng thể đa bội là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số n (lớn hơn 2n): 3n, 4n, n..... hình thành các thể đa bội.
2. Dấu hiệu nhận biết:
+Tăng kích thước các cơ quan.
3. Ứng dụng:
+Tăng kích thước thân, cành tăng sản lượng gỗ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ND cơ bản
- Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?(HSG-K)
- GV lấy một số VD hiện tượng đa bội thể: dưa hấu 3n, chuối, nho...., dâu tằm, rau muống, dương liễu....
- Liên hệ : Hơn 80% các loài TV đang sống hiện nay được hình thành từ loài tổ tiên bằng con đường đa bội hóa. Còn ở ĐV đặc biệt là ĐV bậc cao ít xảy ra vì chúng thường gây chết.
- THMT : Nguyên nhân hình thành thể đa bội là do bên trong, bên ngoài (trong đó có yếu tố sử dụng thuốc BVTV .)
- Lưu ý: Sự tăng kích thước của tế bào hoặc cơ quan chỉ trong giới hạn mức bội thể nhất định. Khi số lượng NST vượt quá giới hạn thì kích thước của cơ thể lại nhỏ dần đi
- Khai thác đặc điểm tăng kích thước “Thân, lá, cành, củ, quả”để tăng năng suất cây trồng.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản nên ít gặp hiện tượng này ở động vật
+Tăng kích thước thân, lá, củtăng sản lượng rau, màu.
+Tạo giống có năng suất cao.
4. Củng cố: (5 ‘) Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào? (đáp án c)
a. NST bị thay đổi về cấu trúc
b. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST.
c. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n
d. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n.
Câu 2: Cây đa bội được tạo thành do tác động vào quá trình nào? bộ phận nào của cây? (đáp án d)
a. Tác động vào quá trình nguyên phân, lúc hợp tử mới bắt đầu phân chia.
b. Tác động vào quá trình giảm phân.
c. Tác động vào đỉnh sinh trưởng của cây.
d. a, b đúng.
Câu 3: Ở phép lai P: ♀Aa x ♂Aa, sinh ra đời con có 1 đột biến có kiểu gen AAaa. (HSG-K)
a.Thể đột biến này có bộ NST như thế nào? (Thể ĐB này có bộ NST 2n+2 hoặc 4n)
b. Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến nói trên. (Có 2 trường hợp: 
- Đột biến xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
- Đột biến xảy ra ở giảm phân của cả bố lẫn mẹ)
 5/ Hướng dẫn học sinh tự học, soạn bài mới và làm bài tập ở nhà: (2')
- Học bài, trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài Thường biến.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 13 – Tiết: 26	Ngày soạn: 31/10/2018
Bài 25: THƯỜNG BIẾN
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - HS trình bày được khái niệm thường biến.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến về các phương diện: khái niệm, khả năng di truyền, sự biểu hiện kiểu hình và ý nghĩa.
 - Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.
 - Trình bày được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh và ảnh hưởng các môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
 2. Kỹ năng:
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Tranh Thường biến.
- Phiếu học tập: Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’) 
 	- Kiểm tra sỉ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - Thể đa bội là gì? Cho ví dụ.
 - Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?
 3. Nội dung bài mới: 
 Câu hỏi 1: Cùng được cho ăn và ăn đầy đủ nhưng lợn Ỉ Nam Định chỉ đạt 50 kg, lơn Đại Bạch có thể đạt 185 kg. Kiểu hình khối lượng này do yếu tố nào quy định? (Giống, gen).
Câu hỏi 2: Cũng lợn Đại Bạch đó nhưng cho ăn và chăm sóc kém thì khối lượng có đạt được 185 kg hay không? ở đây khối lượng chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? (yếu tố kĩ thuật – môi trường sống).
GV: Tính trạng nói riêng và kiểu hình nói chung chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là kiểu gen và môi trường. Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu về tác động của môi trường đến sự biến đổi kiểu hình của sinh vật.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường? (17’) 
- Yc HS quan sát tranh ảnh mẫu vật các đối tượng và:
+ Nhận biết thường biến dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
+ Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.
- GV chốt đáp án đúng
- HS quan sát kĩ tranh ảnh mẫu vật: cây rau dừa nước, củ su hào ...
Thảo luận nhóm và ghi vào bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày.
1. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường
Nhận biết 1 số thường biến
Đối tượng
Điều kiện môi trường
Kiểu hình tương ứng
Kiểu gen
Nhân tố tác động
1. Cây rau dừa nước
- Trên cạn
- Ven bờ
- Trên mặt nước
- Thân, lá nhỏ
- Thân, lá lớn hơn
- Thân, lá lớn hơn, rễ biến đổi thành phao
Không đổi
Độ ẩm
2. Củ su hào
- Chăm sóc đúng KT
- Chăm sóc không đúng kĩ thuật.
- Củ to
- Củ nhỏ
Không đổi
Kĩ thuật chăm sóc
- Từ đối tượng trên yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Qua các VD trên, kiểu hình thay đổi hay kiểu gen thay đổi? Nguyên nhân nào làm thay đổi? Sự thay đổi này diễn ra trong đời sống cá thể hay trong quá trình phát triển lịch sử?
- Thường biến là gì?
- Thường biến khác đột biến ở điểm nào?(HSG-K)
*Thường biến
+ Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
+ Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật.
*Đột biến
+ Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được.
+ Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân SV
- HS nêu được:
+ Kiểu gen không thay đổi, kiểu hình thay đổi dưới tác động trực tiếp của môi trường. Sự thay đổi này xảy ra trong đời sống cá thể.
- HS rút ra định nghĩa.
- (HSG-K) thảo luận nhóm, thống nhấy ý kiến và điền vào bảng:
Thường biến 
Đột biến
- (HSY) Gv hướng dẫn hoàn thành bảng
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
HĐ2: Mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường và kiểu hình. (10’)`
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc những yếu tố nào?
- Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, 
- Từ những VD ở mục 1 và thông tin ở mục 2, HS nêu được:
+ Kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào kiểu 
2. Mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường và kiểu hình
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
môi trường và kiểu hình?
- Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường
- Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của kiểu gen?
- Tính dễ biến dị của các tính trạng số lượng liên quan đến năng suất có lợi và hại gì trong sản suất?
gen và môi trường.
+ HS rút ra kết luận.
+ Đúng quy trình sẽ làm năng suất tăng.
+ Sai quy trình " năng suất giảm.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
+ Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
+ Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều vào môi trường.
HĐ3: Tìm hiểu mức phản ứng? (8’)
- GV thông báo: Mức phản ứng đề cập đến giới hạn thường biến của tính trạng số lượng.
-GV:Yêu cầu hs tìm hiểu ví dụ SGK:
+ Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa DR2 do đâu?
+ Giới hạn năng suất do giống hay do kĩ thuật chăm sóc quy định?
+ Mức phản ứng là gì?
Gv chuẩn xác kiến thức 
- HS:Đọc kĩ ví dụ vận dụng kiến thức mục 2 nêu được:
 +Do kĩ thuật chăm sóc.
+Do kiểu gen quy định.
-HS:Rút ra kết luận.
3. Mức phản ứng
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
 4. Củng cố: (4')
Hoàn thiện bảng sau: 
Thường biến
Đột biến
1. Biến đổi kiểu hình 
1. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST).
2. Không di truyền.
2. Di truyền
3. Xuất hiện đồng loạt
3. Xuất hiện ngẫu nhiên.
4. Có lợi cho sinh vật.
4. Thường gây hại cho SV
5/ Hướng dẫn học sinh tự học, soạn bài mới và làm bài tập ở nhà: (2')
- Học bài, làm các câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài thực hành, tìm hiểu và hoàn thành bảng 26.
Duyệt tuần 13
Ngày: /11/2018
IV. Rút kinh nghiệm:
.
.....
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_13_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc