Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Câu 1: Tên văn bản “Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài văn này là gì?

A. Kiểu văn bản nghị luận.                          B. Kiểu văn bản tự sự.

C. Kiểu văn bản biểu cảm.                           D. Kiểu văn bản miêu tả.

Câu 2: Văn bản “Bàn về đọc sách” không đề cập đến nội dung gì?

A. Ý nghĩa của việc đọc sách.                     B. Các loại sách cần để đọc.

C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả.        D. Những thư viện nổi tiếng trên thế giới.

doc 3 trang Khánh Hội 17/05/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Trường: THCS Ngô Quang Nhã KIỂM TRA NGỮ VĂN 9
Lớp: 9 
Họ tên: 
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau, mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu 1: Tên văn bản “Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài văn này là gì?
A. Kiểu văn bản nghị luận. B. Kiểu văn bản tự sự.
C. Kiểu văn bản biểu cảm. D. Kiểu văn bản miêu tả.
Câu 2: Văn bản “Bàn về đọc sách” không đề cập đến nội dung gì?
A. Ý nghĩa của việc đọc sách. B. Các loại sách cần để đọc.
C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả. D. Những thư viện nổi tiếng trên thế giới.
Câu 3: Vì sao việc đọc sách ngày nay không dễ?
A. Sách thì nhiều nhưng sách hay thì ít. 
B. Sách nhiều người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu.
C. Không dễ tìm sách hay để đọc.
D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người.
Câu 4: Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ?
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
Câu 5: Câu nào sau đây có khởi ngữ?
A. Về trí thông minh thì nó là nhất. B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
C. Nó là một học sinh thông minh. D. Người thông minh nhất lớp là nó.
Câu 6: Dòng nào nói đúng nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?
A. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc.
B. Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng.
C. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng.
D. Dùng dẫn chứng để khẳng định là đúng đắn.
Câu 7: Văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ” là của tác giả nào?
A. Chu Quang Tiềm. B. Nguyễn Đình Thi.
C. Nguyễn Khoa Điềm. D. Vũ Khoan.
Câu 8: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?
A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.
B. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội.
C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện độc đáo của văn nghệ.
D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.
Câu 9: Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu.
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm.
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
Câu 10: Trong những từ ngữ sau đây, từ ngữ nào có độ tin cậy cao nhất?
A. Chắc là. B. Có vẻ như.
C. Chắc hẳn. D. Chắc chắn.
Câu 11: Theo tác giả Vũ Khoan, hành trình quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước sang thế kỉ mới là gì?
A. Một trình độ học vấn cao. B. Một cơ sở vật chất tiên tiến.
C. Tiềm lực bản thân con người. D. Những thời cơ hội nhập.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là mặt mạnh của con người Việt Nam?
A. Thông minh, nhạy bén với cái mới. 
B. Cần cù, sáng tạo trong công việc.
C. Có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau.
D. Tỉ mỉ, cẩn trọng và có tinh thần kỉ luật cao trong công việc.
Câu 13: Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Này, hãy đến đây nhanh lên!
B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
D. Tôi đoán chắc thế nào ngày mai anh ta cũng đến.
Câu 14: Ý tưởng chính mà tác giả muốn nói đến qua văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” là gì?
A. Những nét độc đáo của hình tượng con chó sói, con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
B. So sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với con cừu và con chó sói trong những trang viết của Buy-phông.
C. Mô tả cách nhìn nhận và phản ánh cuộc sống khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học.
D. Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc bàn luận về hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
Câu 15: Trong bài “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?
A. So sánh.  B. Ẩn dụ. C. Nhân hoá. D. Hoán dụ.
Câu 16: Theo Buy-phông, loài cừu không có tính cách nào sau đây?
A. Thân thương. B. Bắt chước.
C. Ngu ngốc. D. Sợ sệt.
Câu 17: Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?
A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép đồng nghĩa.
C. Phép trái nghĩa. D. Phép thế.
Câu 18: Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
B. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.
C. Suy nghĩ của em về câu ca dao: Có chí thì nên.
D. Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng.
Câu 19: Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
B. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.
C. Suy nghĩ về câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó.
Câu 20: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
A. Khác nhau về nội dung nghị luận. B. Khác nhau về vận dụng thao tác.
C. Khác nhau về cấu trúc của bài viết. D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_ngo_quang_nha.doc