Sáng kiến kinh nghiệm Tủ đựng hóa chất thực hành môn Hóa học tiện sử dụng - Trường THCS Hưng Hội
B. PHẦN TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
1. Vấn đề mà giải pháp đã giải quyết:
Phòng thực hành thí nghiệm là nơi chứa các loại hóa chất (nhiều chủng loại) phục vụ cho công tác nghiên cứu thực hành của giáo viên và học sinh. Nhưng việc lưu trữ, bảo quản cũng như cách sử dụng hóa chất ở thực hành thí nghiệm như thế nào cho hợp lý đang là vấn đề cần quan tâm.
2. Mô tả tóm tắt nội dung của giải pháp, kết quả thử nghiệm;
Trên thực tế phòng thí nghiệm đã có tủ, kệ, thùng đựng các loại hóa chất tuy nhiên các loại hó chất dực bố trí chung trong tủ, kệ … khi cần sử dụng thì tìm lấy hóa chất rất khó khăn, phải qua nhiều hóa chất khác mới tìm ra hóa chất cần sử dụng. Hơn nữa mất thời gian và gây nguy hiểm cho người sử dụng hóa chất.
Từ những thực tế trên nhóm học sinh lớp 9 của trường đề xuất mô hình tủ đựng hóa chất thực hành thí nghiệm tiện sử dụng.
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường:
Sản phẩm này thân thiện với môi trường, không gây độc với các động vật và con người. Đồng thời sử dụng các nguyên liệu rẽ tiền dễ tìm, dễ thực hiện, thao tác gọn nhẹ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tủ đựng hóa chất thực hành môn Hóa học tiện sử dụng - Trường THCS Hưng Hội
SỞ GD & ĐT TỈNH BẠC LIÊU PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VĨNH LỢI TRƯỜNG THCS HƯNG HỘI --------& --------- TÊN GIẢI PHÁP: TỦ ĐỰNG HÓA CHẤT THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC TIỆN SỬ DỤNG Tác giả: Lưu Tấn Lộc, Sinh Năm 2004 Phạm Trí Phúc, Sinh năm 2004 Địa chỉ: Trường THCS Hưng Hội Hưng Hội, ngày 10/5/2019 BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ THI ________________ A. THÔNG TIN CHUNG: 1. Tên giải pháp: Tủ đựng hóa chất thực hành môn hóa học tiện sử dụng. 2. Thời gian tạo giải pháp: Từ đầu năm học 2017 – 2018 đến nay. 3. Thuộc lĩnh vực: Hóa học và môi trường. 4. Người dự thi: Lưu Tấn Lộc và Phạm Trí Phúc. 5. Tên cơ quan: Trường THCS Hưng Hội. 6. Địa chỉ liên hệ: ấp Sóc Đồn, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu 7. Số điện thoại: 0969814084, E-mail: ngoquangtuonghh@gmail.com B. PHẦN TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP: 1. Vấn đề mà giải pháp đã giải quyết: Phòng thực hành thí nghiệm là nơi chứa các loại hóa chất (nhiều chủng loại) phục vụ cho công tác nghiên cứu thực hành của giáo viên và học sinh. Nhưng việc lưu trữ, bảo quản cũng như cách sử dụng hóa chất ở thực hành thí nghiệm như thế nào cho hợp lý đang là vấn đề cần quan tâm. 2. Mô tả tóm tắt nội dung của giải pháp, kết quả thử nghiệm; Trên thực tế phòng thí nghiệm đã có tủ, kệ, thùng đựng các loại hóa chất tuy nhiên các loại hó chất dực bố trí chung trong tủ, kệ khi cần sử dụng thì tìm lấy hóa chất rất khó khăn, phải qua nhiều hóa chất khác mới tìm ra hóa chất cần sử dụng. Hơn nữa mất thời gian và gây nguy hiểm cho người sử dụng hóa chất. Thùng đựng hóa chất chung trong phòng thí nghiệm Tủ đựng hóa chất chung trong phòng thí nghiệm. Từ những thực tế trên nhóm học sinh lớp 9 của trường đề xuất mô hình tủ đựng hóa chất thực hành thí nghiệm tiện sử dụng. 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường: Sản phẩm này thân thiện với môi trường, không gây độc với các động vật và con người. Đồng thời sử dụng các nguyên liệu rẽ tiền dễ tìm, dễ thực hiện, thao tác gọn nhẹ. 4. Khả năng áp dụng: Sắp xếp hóa chất gọn gàn dễ tìm hóa chất khi dạy tiết lý thuyết hoặc tiết thực hành trong phòng thực hành thí nghiệm. C. PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG GIẢI PHÁP: 1. Tên giải pháp: Tủ đựng hóa chất thực hành thí nghiệm môn hóa học tiện sử dụng. 2. Giải pháp kỹ thuật đã biết: (Nêu một số giải pháp thuộc lĩnh vực tương ứng với giải pháp tham gia dự thi, ưu nhược điểm của những giải pháp đó) * Ưu điểm: Sản phẩm này thân thiện với môi trường, không gây độc với các động vật và con người. Đồng thời sử dụng các nguyên liệu rẽ tiền dễ tìm, dễ thực hiện, thao tác gọn nhẹ. * Nhược điểm: Chưa xác định nhược điểm. 3. Mục đích của giải pháp dự thi: (Giải pháp nhằm giải quyết được những vấn đề gì và đang đặt ra từ thực tế.) Để tiện bảo quản và chọn hóa chất phục vụ cho công tác nghiên cứu thực hành, thí nghiệm của giáo viên và học sinh. 4. Giới thiệu giải pháp dự thi: a. Ý tưởng của giải pháp: (Dựa trên ý tưởng nào). Xuất phát từ việc sắp xếp hóa chất chung trong tủ, kệ, thùng đựng hóa chất có sẵn trong phòng thí nghiệm. Khi tìm hóa chất phải qua nhiều lọ hóa chất khác mới tìm được hóa chất cần sử dụng. b. Các nội dung công nghệ chủ yếu: (Đây là phần chính của Bản mô tả giải pháp, tác giả cần trình bày chi tiết về quy trình công nghệ, kết cấu, thiết bị, thành phần nguyên nhiên liệu có bản vẽ, sơ đồ diễn giải đính kèm). Bước 1: Tìm hiểu về nguyên liệu. Với những nguyên liệu đơn giản như chai nhựa được lấy từ các chai nước uống mà các bạn vứt đi, các phế phẩm khác như tấm nhựa, khung sắt được tận dụng từ các phần vụn kết nối lại. Bước 2: Chọn nguyên liệu: Chọn lấy những chai nước cùng kích thước, không bị hỏng cắt bỏ phần trên để phần dưới của chai nước uống lại. Chọn những tấm nhựa cùng kích cở, cứng để làm ngăn tủ. Chọn các thanh sắt vừa kích cỡ để làm khung tủ và một số vật dung khác như keo dán sắt, ống nhựa PVC Học sinh đang chọn và cắt nguyên liệu. Các nguyên liệu sau khi chọn làm sạch và thiết kế theo ý muốn đúng với qui cách thiết kế thì được gắn kết lại. Học sinh đang gắn kết các phần đã chọn lại với nhau. Sau khi hoàn thành phần ngăn chứa bên trong của tủ, tiến hành đưa phần ngăn chứa vào khung tủ. Tủ đã hoàn thành Bước 3: Đối tượng áp dụng: Tủ đựng được nhiều loại hóa chất khác nhau theo các loại hóa chất cần thiết phục vụ chương trình dạy học lý thuyết và thực hành của bộ môn hóa học cấp trung học cơ sở. Học sinh sắp xếp và lấy hóa chất làm thí nghiệm 5. Đánh giá giải pháp: a. Tính mới và tính sáng tạo: Lần đầu tiên thực hiện . b. Khả năng áp dụng: - Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tiển của giải pháp tạo ra: + Triển khai được ngay so với trình độ kỹ thuật và thị trường vật tư trong nước hiện nay. + Có tính áp dụng rộng rãi. + Có khả năng áp dụng đại trà. c. Hiệu quả: Mang lại hiệu quả khả thi d. Mức độ triển khai: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng) - Nội dung thiết kế đã có đủ các thông số kỹ thuật và khả thi. - Đã thử nghiệm thành công. 6. Các thuyết minh khác: Có thể thiết kế to hơn và nhiều ngăn hơn . Ngày 10 tháng 4 năm 2019 Tác giả (hoặc đại diện tác giả) Lưu Tấn Lộc Phạm Trí Phúc
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tu_dung_hoa_chat_thuc_hanh_mon_hoa_hoc.doc