Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

- Nêu được cách xác định được điện trở của dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.

- Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế.          

2. Kỹ năng

- Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có một dây dẫn, một nguồn điện, một công tắc, một ampe kế và vôn kế

- Lắp được mạch điện theo sơ đồ

- Sử dụng đúng các dụng cụ đo: Vôn kế và Ampe kế.

- Tính được giá trị điện trở từ công thức 

- Kỹ năng làm bài thực hành và báo cáo thực hành.

3. Thái độ

- Có ý thức chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong thí nghiệm.

- Hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Yêu thích môn học.

doc 4 trang Khánh Hội 17/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 17/08/2018 
Tuần: 2 Tiết 3. BÀI 3: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA 
 DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được cách xác định được điện trở của dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế.	
2. Kỹ năng
- Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có một dây dẫn, một nguồn điện, một công tắc, một ampe kế và vôn kế
- Lắp được mạch điện theo sơ đồ
- Sử dụng đúng các dụng cụ đo: Vôn kế và Ampe kế.
- Tính được giá trị điện trở từ công thức 
- Kỹ năng làm bài thực hành và báo cáo thực hành.
3. Thái độ
- Có ý thức chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong thí nghiệm.
- Hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
*Thầy: 
+ 1 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị
+ 1 nguồn 6V có thể điều chỉnh 0 – 6 V
+ 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V
+ 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,01A
+ 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30 cm
+ 1 công tắc, bảng báo cáo.
*Trò: bảng báo cáo cho mỗi nhóm
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút) .
2. Kiểm tra bài cũ:(4 phút)
Y-K: Phát biểu định luật Ôm, viết công thức và cho biết đơn vị của tùng đại lượng có trong công thức. Tính cường độ chạy qua dây dẫn có điện trở R = 10Ω, biết hiệu điện thế đặt vào đầu dây dẫn là 12V.
Tb: làm BT 2/6 
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là: 
Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3A là: I = 0,4 + 0,3 = 0,7(A)
Khi đó HĐT giữa hai đầu điện trở là: U = I.R = 0,7.15 = 10,5(V)
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi (5 phút)
+ Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS.
Y-K: Hãy viết công thức tính điện trở. 
- YC một vài HS trả lời câu b và câu c trong mẫu B/c
HSK: Hãy lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện. 
Tb: Bằng dụng cụ nào ta có thể xác định điện trở của dây dẫn?
+ Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của GV
- Câu a: R = U/I
- Câu b: ta dùng vôn kế và mắc song song với dây dẫn cần đo.
- Câu c: ta ampe kế và mắc nối tiếp với dây dẫn dẫn cần đo. 
+ Từng HS vẽ sơ đồ mạch điện
- Vẽ sơ đồ mạch điện
- Ta có thể dùng vôn kế và ampe kế để xác định điện trở của một dây dẫn.
Hoạt động 2: Thực hành (30 phút)
- Phân công nhóm: nhóm trưởng, thư ký và nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm.
- Nêu YC chung của tiết thực hành: Xác định mục tiêu của TN, các bước tiến hành, tiến hành TN, tiếp xúc của các chốt
 Lưu ý: Cẩn thận, chính xác, an toàn, cần ngắt mạch điện sau khi làm xong TN
+ Theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra các nhóm mắc mạch điện. Đặc biệt là khi mắc vôn kế và ampe kế.
+ Theo dõi, nhắc nhở mọi HS đều phải tham gia họat động tích cực.
+ YCHS báo cáo kết quả thực hành
 Nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trị số điện trở có thể là: chốt tiếp xúc không tốt, đọc kết quả đo không chính xác, .....
+ Nhận xét kết quả, tinh thần và thái độ thực hành của mỗi nhóm.
Mắc mạch điện 
theo sơ đồ và tiến hành đo: 
a) Các nhóm HS mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.
b) Tiến hành đo và ghi kết quả 
vào bảng 
c) Cá nhân hoàn thành bảng báo cáo 
d) Nghe GV nhận xét để rút kinh nghiệm cho bài sau
 - Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ 
 - Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 - 5V vào 2 đầu dây dẫn.
 - Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của B/c 
- Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu đã chuẩn bị.
 4. Củng cố: (3 phút)
+ Nhắc lại công thức tính điện trở
+ GV hướng dẫn HS sử dụng đồng hồ đa năng để đo HĐT, CĐDĐ, điện trở 
+ Cách xác định điện trở bằng ampe kế và vôn kế
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
Bài tập: Một bóng đèn lúc thắp sáng bình thường có điện trở 16 và cường độ dòng điện qua vật dẫn là 0,75A
a) Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn khi nó sáng bình thường. (Tb-Y)
b) Độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào nếu ta dùng đèn ở hiệu điện thế 9V? Tính cường độ điện qua đèn khi đó (giả sử điện trở của bóng đèn không đổi) (K-G)
Ôn tập về mạch điện mắc nối tiếp và xem trước bài 4 – cách mắc các dụng cụ và công thức tính điện trở tương đương, công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp (bóng đèn)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/08/2018 
Tuần: 2 Tiết 4. BÀI 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nêu được đặc điểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Nêu được cách vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Viết được công thức tính điện trở tương đương của đọan mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp 
Rtđ = R1 + R2 và hệ thức từ các kiến thức đã học.
2. Kỹ năng: 
- Mắc được mạch điện gồm hai điện trở có giá trị cho trước nối tiếp với nhau.
- Sử dụng các dụng cụ đo điện: vôn kế và ampe kế.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan trong thực tế.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: 3 điện trở mẫu R1, R2, R3 = R1 + R2; ampe kế có GHĐ 1.5A, ĐCNN 0.1A, vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0.1V, 1 nguồn điện 6V, 1 công tắc (khóa K), 7 đọan dây nối. 
*Trò: Ôn lại kiến thức về hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp (2 đèn).
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút) .
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Y-K: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm.
Tb: Làm BT 2.4/7. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1: I1 = U/R1 = 1,2A 
 Điện trở là R2: R2 = U/I2 = 20 Ω 
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp (17 phút)
+ YCHS vẽ sơ đồ đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp
Y-K: Viết công thức liên hệ I chạy qua mỗi đèn với I qua mạch chính? 
Tb: HĐT giữa 2 đầu đọan mạch có mối liên hệ như thế nào với HĐT giữa 2 đầu mỗi đèn? 
+ YCHS trả lời C1 và cho biết 2 điện trở có mấy điểm chung?
+ Hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức vừa ôn tập và hệ thức của ĐL Ôm để trả lời C2
K-G: Thảo luận c/m C2
Tb-Y: GV hướng dẫn HS cách chứng minh
K-G: Vẽ sơ đồ
- I qua mỗi đèn bằng với I mạch chính, nghĩa là: 
 Imc = I1 = I2 
- U giữa 2 đầu đọan mạch 
bằng tổng U giữa 2 đẩu mỗi 
đèn. Nghĩa là: Umc = U1 + U2 
K-G: Tự vẽ sơ đồ mạch điện
- Cá nhân trả lời C1
- R1, R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau 
+ HS làm C2: 
I . CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
1. Nhớ lại kiến thức ở lớp 7 
+ Trong đọan mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp 
 I = I1 = I2 (1) 
 U = U1 + U2 (2)
2. Đọan mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp 
+ C1: mắc nối tiếp
+ C2: 
Hoạt động 2: Xác định điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp (7 phút)
- Thế nào là điện trở tương đương của một đoạn mạch? 
+ Hướng dẫn HS xây dựng công thức (4)
- Giới thiệu ký hiệu U, U1, U2 tương ứng cho đoạn mạch
Y-K: Hãy viết hệ thức liên hệ giữa U, U1 và U2 
- CĐDĐ chạy qua đoạn mạch là I. Viết biểu thức tính U, U1 và U2 theo I và R tương ứng. 
- GV hướng dẫn HS làm TN kiểm tra
- YC một vài HS phát biểu KL
- Khi nào 2 bóng đèn được mắc nối tiếp nhau? 
- Các dụng cụ điện hoạt động bình thường khi nào 
- Cá nhân nêu khái niệm điện trở tương đương 
Y-K: Công nhận công thức
Tb: C/minh theo hướng dẫn.
K-G: thảo luận tìm cách chứng minh
+ Từng HS làm câu C3 
UAB = U1+ U2 = IR1 + IR2 = IRtđ 
Rtđ = R1 + R2 
- HS mắc mạch điện theo sơ đồ hình 4.1 và tiến hành TN theo hướng dẫn SGK
K-G: Khi các bóng đèn cùng chịu được cùng CĐDĐ không vượt qua một giá trị xác định
- Dòng điện chạy qua chúng có cùng cường độ định mức
II. ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP 
1. Điện trở tương đương 
 (Rtđ) của 1 đọan mạch là điện trở có thể thay thế cho đọan mạch này, sao cho với cùng U thì I chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước 
2. Công thức tính Rtđ của đọan mạch gồm 2 điện trở 
mắc nối tiếp
 Rtđ = R1 + R2 (4)
3. Thí nghiệm kiểm tra 
4. Kết luận: (sgk)
 Rtđ = R1 + R2
Hoạt động 3: vận dụng (9 phút)
Y-K: Các bóng đèn H4.2 được mắc với nhau như thế nào? 
Tb: Cần mấy công tắc để điều khiển đoạn mạch nối tiếp 
K-G: Đèn xài trong gia đình thông thường mắc với nhau như thế nào?
Tb: H4.3a: R1 , R2 được mắc với nhau như thế nào? Công thức tính. 
K-G: Quan sát hình 4.3b, 3 Các điện trở được mắc như thế nào? Cách tính Rtđ của đoạn mạch AC? 
+ Từng HS trả lời câu C4, C5 và trả lời các YC khác của GV 
Y-K: công nhận 
 Rtđ = R1 + R2 + R3
- Các bóng đèn thường mắc nối tiếp nhau, vì chúng có cùng HĐT
K-G: Giải thích
 Rtđ = R1 + R2 + R3
III. VẬN DỤNG 
C4
+ Khóa K mở, 2 bóng đèn không hoạt động vì mạch hở
+ Khóa K đóng , cầu chì bị đứt 2 bóng đèn không hoạt động vì mạch hở
+ Khóa K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở
* Câu C5: R12 = R1 + R2 = 40Ω
 Rtđ = R12 + R3 = 60Ω
*Chú ý: Rtđ = R1 + R2 + R3
*Ghi nhớ: Xem SGK
 4. Củng cố: (5 phút)
Y-K: Viết các hệ thức của U, I, R trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp. Đối với BT 4.1, cho HS tính R12
Tb: BT 4.1: Rtđ = R12 + R3 = 15Ω, U = I. Rtđ = 3V (YC HS thực hiện cách khác)
K-G: BT 4.4: IA = 0,2A, UAB = 4V
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Tb-Y: BT 4.2,3a ; K-G: làm thêm 4.3,5
Hướng dẫn: Tìm hiểu các dụng cụ đo và vận dụng các công thức về đoạn mạch mắc nối tiếp. 
- Xem trước bài 5 – Đoạn mạch song song, cách mắc các dụng cụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 2
Ngày ..
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG
................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_2_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tung.doc