Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I/ MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức:

- Nêu được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

- Nêu được dạng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn.

2. Kỹ năng:

- Xác định được sự thay đổi của CĐDĐ khi HĐT thay đổi.

- Thu thập được thông tin từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT.

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính độc lập, tinh thần hợp tác.

- Tính trung thực trong báo cáo thực hành; tỉ mỉ, cẩn thận trong vẽ đồ thị. 

II/ CHUẨN BỊ: 

*Thầy: Đối với mỗi nhóm HS: 

+ 1 dây điện trở bằng Nikêlin được quấn sẵn trên trụ sứ (Điện trở mẫu).

+ 1 ampe kế có giới hạn đo 1,5A và độ chia nhỏ nhất  0.1A.

+ 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V

+ 1 công tắc, 1 nguồn điện 6V, 7 đọan dây nối (mỗi đọan dài khoảng 30cm).

+ Hình 1.2 trang 5

*Trò: Vở ghi, sgk, sbt, vở nháp.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

- Giới thiệu nội dung vật lý 9, tài liệu, dụng cụ và phương pháp học tâp

doc 5 trang Khánh Hội 17/05/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 11/8/2018 
 CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC
Tuần 1 Tiết 1. BÀI 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG 
 ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nêu được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Nêu được dạng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn.
2. Kỹ năng:
- Xác định được sự thay đổi của CĐDĐ khi HĐT thay đổi.
- Thu thập được thông tin từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính độc lập, tinh thần hợp tác.
- Tính trung thực trong báo cáo thực hành; tỉ mỉ, cẩn thận trong vẽ đồ thị. 
II/ CHUẨN BỊ: 
*Thầy: Đối với mỗi nhóm HS: 
+ 1 dây điện trở bằng Nikêlin được quấn sẵn trên trụ sứ (Điện trở mẫu).
+ 1 ampe kế có giới hạn đo 1,5A và độ chia nhỏ nhất 0.1A.
+ 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V
+ 1 công tắc, 1 nguồn điện 6V, 7 đọan dây nối (mỗi đọan dài khoảng 30cm).
+ Hình 1.2 trang 5
*Trò: Vở ghi, sgk, sbt, vở nháp.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP : 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Giới thiệu nội dung vật lý 9, tài liệu, dụng cụ và phương pháp học tâp
Đặt vấn đề: Khi U đặt vào 2 đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có I càng lớn và đèn càng sáng. Bây giờ ta cần tìm hiểu xem CĐDĐ chạy qua dây dẫn điện có tỷ lệ với HĐT đặt vào 2 đầu dây dẫn đó hay không?
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Thí nghiệm (12 phút)
Y-K: Để đo CĐDĐ chạy qua dây dẫn (như hình vẽ) ta cần các dụng cụ nào? Cách mắc các dụng cụ đó ra sao?
Gợi ý: Chốt (+) của các dụng cụ đo điện có trong sơ đồ phải được mắc về phía điểm A hay điểm B? 
Tb: Nêu các dụng cụ cần đo (hình 1.1)? GHĐ, ĐCNN của ampe kế và vôn kế? 
K-G: Vẽ sơ đồ mạch điện đo điện trở của dây dẫn
- HS làm TN (K-G làm nồng cốt trong TN)
- Theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ HS làm TN và ghi kết quả vào bảng 1.
 GV lưu ý HS: GHĐ, ĐCNN, độ tiếp xúc, góc nhìn để đọc kết quả, đọc xong nhớ ngắt mạch ngay.
- YCHS trả lời câu C1
- HS tìm hiểu sơ đồ để trả lời
- Chốt (+) của các dụng cụ đo điện trong sơ đồ phải được mắc về phía điểm A 
+ Tiến hành thí nghiệm: 
- HS mắc sơ đồ (hình 1.1). Tiến hành đo, ghi kết quả đo được vào bảng 1 và trả lời C1
+ U tăng à I thay đổi ntn
+ Lập hệ số tỉ lệ 
C1: Từ kết quả TN ta thấy: khi tăng (hoặc giảm) U giữa 2 đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì I chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
I. THÍ NGHIỆM
1) Sơ đồ mạch điện
2) Tiến hành TN 
* C1:
U tăng, I tăng và ngược lại
Hoạt động 2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế (12 phút)
- GV treo hình 1.2
+YCHS đọc mục a và b sgk
Tb: Các điểm B, C, D, E trên mp tọa độ cho biết điều gì?
 U = 1,5Và I = ?
 U = 3,0Và I = ? 
K-G: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT có đặc điểm gì? 
+ YCHS trả lời câu C2: hướng dẫn HS xác định các điểm biểu diễn, vẽ đường thẳng đi qua gốc tọa độ, đồng thời đi qua tất cả các điểm biểu diễn.
HSK: Tại sao các điểm O, B, C, D, E không cùng thuộc một đường thẳng
+ YC đại diện một vài nhóm nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U
- HS tìm hiểu theo YC
- HS trả lời
+ Đồ thị có dạng là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. 
K-G trả lời
+ Từng HS làm C2: 
- Do có sự sai lêch trong phép đo
+ Thảo luận theo nhóm, nhận xét dạng đồ thị, rút ra kết luận
II. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ
 1. Dạng đồ thị
*C2: là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
2. Kết luận
- HĐT giữa 2 đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì CĐDĐ chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
Hoạt động 3: vận dụng (12 phút)
+ YC cá nhân trả lời C3 
- U1 = 2,5V => I1 = ?, 
 U2 = 3,5V => I2 = ? (Tb)
- GV nhắc lại cách tìm I khi biết U bằng đồ thị 
(Qua U1 = 2,5V kẻ đường thẳng // với trục tung cắt đồ thị tại tại K, từ K kẻ đường thẳng // với trục tung tại I1 = 0,5A)
K-G: Xác định U, I ứng với một đểm M bất kỳ trên đồ thị? 
- YC cá nhân hoàn thành C4
*Gợi ý 
Y-K: Dựa vào mối quan hệ tỉ thuận giữa I và U (nhân chéo chia dọc)
- YC từng HS trả lời câu C5
+ YCHS nêu kết luận về mối quan hệ giữa U và I. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ này có đặc điểm gì. 
+ Từng HS trả lời những câu hỏi của GV 
- Cá nhân thực hiện theo hướng dẫn 
C4. U3 = 4V; U4 = 5V; 
I2 = 0,125A; I5 = 0,3A
C5: CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào 2 đầu dây dẫn đó
- Cá nhân trả lời
III. VẬN DỤNG 
* Ghi nhớ: 
+ I chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với U đặt vào 2 đầu dây dẫn đó.
+ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U giữa 2 đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ 
 4. Củng cố: (3 phút) + Cho HS tự đọc phần ghi nhớ trong SGK
 Y-K: BT 1.1: I = 1,5A
 Tb: Một HS mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ đúng hay sai? Hãy nêu vôn kế và ampe kế cho biết điều gì? (ampe kế phải đổi chốt + và – cho nhau, vôn kế cho biết HĐT hai đầu bóng đèn, ampe kế cho biết CĐDĐ qua đèn)
X
V
A
+
-
 + -
 K-G: 1.2. U = 16V
 Bổ sung câu hỏi cho hình vẽ trên - Nếu mắc nối tiếp thêm một nguồn điện vào P thì đèn có sáng hơn không? Vì sao? (sáng hơn, vì U tăng)
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút).
Bài tập: Tb-Y: 2.2,5; K-G: 3,4 
Hướng dẫn: 1.2 – tăng thêm (cộng); 1.3, 4 – Giảm đi (thực hiện toán trừ trước khi vận dụng .....)
- Chuẩn bị bài mới: Định luật Ôm (phát biểu và hệ thức định luật Ôm)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/8/2018 
Tuần 1 Tiết 2. BÀI 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Nêu được điện trở của dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.
- Nêu được điện trở của dây dẫn đặc trưng cho mức cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được định luật Ôm để giải một số dạng bài tập đơn giản.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính độc lập, nghiêm túc và tinh thần hợp tác trong học tập
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: Kẻ sẵn bảng 1 và bảng 2 ở bài trước nhưng có thêm cột thứ 3 ghi thương số U/I
*Trò: Như tiết trước đã chuẩn bị
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút) .
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có đặc điểm gì? Từ đó rút ra kết luận mối qua hệ giữa U và I
 K.quả đo
Lần đo
Hiệu điện thế(V)
Cường độ dòng điện(A)
1
10
2
2
8
3
5
4
1,5
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Điện trở dây dẫn (16 phút)
- YC từng HS làm C1, C2
*Gợi ý
Y-K: giải thích các cụm từ giá trị, mỗi dây dẫn, hai dẫy dẫn khác nhau để HS hiểu nội dung YC
Y-K: Điện trở của 1 dây dẫn được xác định như thế nào? Trên mạch điện, điện trở được ký hiệu như thế nào? Đơn vị của điện trở là gì? Đơn vị khác của điện trở ?
Tb: Hãy nêu ý nghĩa của R của dây dẫn.
(R tăng à I qua dây dẫn giảm)
+ Từng HS dựa vào bảng 1 và 2 ở bài trước, tính thương số U/ I đối với mỗi dây dẫn.
+ Cá nhân trả lời C2 và thảo luận với cả lớp
C2: Với mỗi dây dẫn thì thương số có giá trị các định và không đổi, với hai dây dẫn khác nhau thì thương số U/I có giá trị khác nhau
+ Từng HS tìm hiểu phần thông báo trong SGK để trả lời
- HS đọc mục I.2d để trả lời
I. ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN
1. Xác định thương số U/ I đối với mỗi dây dẫn
2. Điện trở:
 R = U/I
Ký hiệu trên sơ đồ: 
Đơn vị tính bằng ôm, kí hiệu Ω
Bội số của ôm:
1kΩ = 1 000 Ω
1MΩ = 1 000 000 Ω
Ý nghĩa: Điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện ít hay nhiều của dây dẫn
Hoạt động 2: Định luật Ôm (7 phút)
Y-K: Hãy phát biểu định luật Ôm.
I quan hệ với U như thế nào?
I quan hệ với R như thế nào?
+ Từng HS viết hệ thức của định luật Ôm và phát biểu định luật
II. ĐỊNH LUẬT ÔM
1. Hệ thức của định luật:
- U đo bằng vôn (V)
- I đo bằng ampe (A).
- R đo bằng ôm 
2. Phát biểu định luật: 
 CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)
- YCHS làm C3 Theo gợi ý
Y-K: Tóm tắt
+ I = U/R => U = ? 
- Hoạt động nhóm giải C3
- GV theo dõi, hoàn chỉnh lời giải và nhắc nhở chung về cách giải bài toán vật lý
-YCHS tiếp tục làm C4
Tb-Y: làm theo sgk
K-G: Cho số cụ thể U1 = 4, U2 = 12
+ Từng HS làm C3 
+ 1 HS lên bảng giải
+ HS còn lại nhận xét 
- Từng HS giải
- Hoạt động nhóm thống nhất lời giải
Hs đọc và tóm tắt 
Thảo luận nhóm rồi trả lời C4
III. VẬN DỤNG
C3: Tóm tắt: R = 12, 
I = 0,5A, U = ?
Giải: 
HĐT giữa 2 đầu dây tóc bóng đèn là: 
Ta có 
U = 12.0,5 = 6(V)
C4: R2 = 3R1, I1 = 3I2, vì I tỉ lệ nghịch với R
 Vậy dòng điện chạy qua dây dẫn 2 gấp hai lần dòng điện chạy qua dây dẫn 1
*Ghi nhớ: (SGK)
 4. Củng cố: (5 phút)
- Nhắc lại định luật Ôm: hệ thức và đơn vị 
 Y – K: Công thức R = U / I dùng để làm gì? Từ công thức này có thể nói rằng U tăng bao nhiêu lần thì R tăng bấy nhiêu lần được không? Tại sao? 
+ Đơn vị nào dưới đây là đơn vị điện trở ?
A. Ôm (Ω). B. Oát (W). C. Ampe (A). D. Vôn (V).
+ Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?
A. R = . B. I = . C. I = . D. R = 
+ Điện trở R = 8 mắc vào hai điểm có U = 12V thì CĐDĐ chạy qua điện trở là:
A. 96A B. 4A C. A D. 1,5 A 
- BT 2.2a/ I = 0,4A (Tb-Y); 2.2b/ U = 10,5V (K-G)
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút): 
BT Tb – Y: 2.1, 2.4a ; K – G: 2.4b, 2.11
Khi nghiên cứu phụ thuộc của I vào U của dây dẫn, ta thu được đồ thị như hình vẽ
a) Tính R của dây dẫn
b) Nếu I = 1,25A thì U ở hai đầu dây bằng bao nhiêu?
0,3A
I(A)
U(V)
60V
O
 Hướng dẫn: Cách 1: Vị trí các đồ thị 
 Cách 2: Cùng HĐT, dây có dòng điện chạy qua lớn => R?
 Cách 3: Cùng CĐDĐ, dây có HĐT 2 đầu dây dẫn lớn => R?
2.4: Tính I2 và vận dụng công thức R = U/I 
Chuẩn bị bài mới: Trả lời mục I mẫu báo cáo trang 10, tiết sau thực hành xác định điện trở .
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 1
Ngày 
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_1_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tung.doc