Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Trả lời được các câu hỏi tự kiểm tra nêu trong bài. 

+ Hệ thống được kiến thức được về Quang học.

- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải các bài tập có liên quan

- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định đúng YC của các câu hỏi và biết được kiến thức vận dụng

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Sử dụng đúng kiến thức đã học để trả lời YC

- Năng lực hợp tác nhóm: phân công HS trả lời theo nhóm câu hỏi

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: cẩn thận, rõ ràng

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Các bài tập trong chương, có phân loại.

- Học sinh: Chuẩn bị bài tập phần tự kiểm tra sgk.

 

doc 6 trang Khánh Hội 16/05/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 12/4/2019 
Tiết thứ 63 đến tiết thứ 64. Tuần: 34
Tiết 63. BÀI 58. TỔNG KẾT CHƯƠNG III: QUANG HỌC (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Trả lời được các câu hỏi tự kiểm tra nêu trong bài. 
+ Hệ thống được kiến thức được về Quang học.
- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải các bài tập có liên quan
- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định đúng YC của các câu hỏi và biết được kiến thức vận dụng
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Sử dụng đúng kiến thức đã học để trả lời YC
- Năng lực hợp tác nhóm: phân công HS trả lời theo nhóm câu hỏi
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: cẩn thận, rõ ràng
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Các bài tập trong chương, có phân loại.
- Học sinh: Chuẩn bị bài tập phần tự kiểm tra sgk.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: phút
	Trong quá trình ôn tập
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
Mục đích của hoạt động: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập
Cách thức hoạt động:
- YC lớp trưởng báo báo kết quả chuẩn bị bài tập ở nhà của các thành viên trong tổ
- GV ghi nhận thắc mắc của HS 
Kết luận: Nhắc nhở HS không chuẩn bị bài, ghi nhận HS không làm bài vào sổ theo dõi của lớp
- HS báo cáo kết quả thực hiện, nêu khó khăn mắc phải
- HS không làm bài nêu lý do
Hoạt động 2: Ôn tập. (35 phút)
Mục đích của hoạt động: HS vẽ ảnh của một vật tạo bởi các TK và tính được các yếu tố về khoảng cách, chiều cao, tiêu cự của TK. Màu sắc các vật và tác dụng của ánh sáng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập
Cách thức hoạt động:
- Nêu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?
- Tại sao là cờ nước ban ngày, nền lá cờ có màu đỏ, ngôi sao có màu vàng?
- Nêu bài 1. YCHS tìm hiểu để trả lời.
- Nhận xét, chốt lại nội dung liên quan
- Nêu bài 1
- Nhận xét, chốt lại nội dung liên quan và nêu các ứng dụng của ánh sáng vào đời dống và sản xuất
- Nêu đề bài
- Nhắc lại cách vẽ ảnh của vật sáng qua TKHT?
- Nhận xét hình vẽ
- YCHS trả lời câu a
- Gọi HS lên bảng giải câu b
- Nhận xét, nhắc lại kiến thức liên quan
Tb-Y: trả lời
Tb: Nền lá cờ là vật màu đỏ, nên tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng của mặt trời và ngôi sao có màu vàng nên tán xạ tốt ánh sáng vàng trong chùm sáng trắng của mặt trời
- Cá nhân tìm hiểu, thảo luận
K-G: trả lời các YC bài 1
- Lớp nhận xét
- HS tìm hiểu đề, nêu kiến thức vận dụng
Tb-Y: nêu các tác dụng ...
HSK: cho ví dụ
- Cá nhân tìm hiểu đề và vẽ hình
Tb-Y: nhắc lại cách vẽ và đường truyền các tia sáng đặc biệt qua TKHT
Tb: lên bảng vẽ hình
Tb-Y: đứng tại chỗ trả lời
K-G: lên bảng giải câu b
- Cá nhân làm bài và nhận xét
Bài 1. Ta nhìn thấy một vật có màu khi nào? Đặt vật dưới ánh sáng trắng ta nhìn thấy vật có màu đỏ là do đâu? các ánh sáng màu khác đi đâu? Ta thấy vật có màu đen khi nào? Chiếu ánh sáng có màu A vào vật có khả năng tán xạ ánh sáng màu B thì sẽ nhìn thấy vật có màu gì?
- Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật chiếu vào mắt ta
- Đặt vật dưới ánh sáng trắng ta nhìn thấy vật có màu đỏ là do vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng của mặt trời
- Ta thấy vật có màu đen khi không có ánh sáng chiếu đến chúng nên chúng không có gì để tán xạ
- Chiếu ánh sáng có màu A vào vật có khả năng tán xạ ánh sáng màu B thì sẽ nhìn thấy vật có màu tối đi (khác hẳn)
Bài 2. Nêu các tác dụng của ánh sáng? Lấy ví dụ ứng dụng của mỗi tác dụng đó?
- Các tác dụng của ánh sáng: tác dụng nhiệt, tác dụng quang điện, tác dụng sinh học
Ví dụ
- Tác dụng nhiệt: ánh sáng chiếu vào quần áo làm chúng nóng lên
- Tác dụng sinh học: ánh sáng chiếu vào cây (thanh long) làm tăng năng suất
- Tác dụng quang điện: ánh sáng chiếu vào pin mặt trời làm chúng biến đổi NL AS thành điện năng
Bài 3. Một vật sáng AB có dạng mũi tên 2cm vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 4cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 6cm.
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB và nêu đặc điểm của ảnh vừa vẽ được
b) Nếu ảnh A’B’ cao 4cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
a) A’B’ là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
b) Có ∆OAB ∆OA’B’ (g.g)
. Thay số 
 OA’ = 12cm
Vậy khoảng cách từ ảnh đến thấu kính 12cm
B’
F’
O
A’
A
B
F
Kết luận của GV: HS có thể thiếu các thông tin trên hình vẽ hoặc tam giác đồng dạng không viết theo thứ tự các đỉnh tương ứng
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
Mục đích: Sử dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập còn lại trong đề cương
Nội dung: Tiếp tục trả lời các câu hỏi trong đề cương nội dung vừa ôn tập. 
Cách thức: HS làm bài theo hướng dẫn
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Kết luận: ...............................................................................................................................................
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 7 phút
- Câu hỏi, bài tập:
+ Nêu cách nhận biết TKHT, TKPK
+ Nêu đường truyền các tia sáng đặc biệt qua TKHT, TKPK
+ Nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi TKHT, TKPK
+ Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục
+ Kính lúp là gì? 
+ Mắt có các bộ phận nào? Nêu sự tương tự của mắt và máy ảnh?
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 64. BÀI 59. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được.
+ Nhận biết được quang năng, hoá năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.
+ Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Kỹ năng: Nhận biết được các dạng năng lượng trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thái độ: Nghiêm túc, thận trọng.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: hiểu được các khái niệm cần tiếp thu, yêu cầu của các câu hỏi
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: bằng cách quan sát hình ảnh trực quan và vận dụng hiểu biết trả lời các YC của bài học
- Năng lực hợp tác nhóm: biết giao nhiệm vụ cho thành viên, học hỏi lẫn nhau khi thảo luận, cùng nhau giải quyết yêu cầu bài học
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: cẩn thận, chặt chẽ và có cơ sở
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình 59.1.SGK.
- Học sinh: Học bài và làm bài tập về nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 8 phút
Y-K: Kể tên các nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường và các nguồn phát ra ánh sáng màu.
(Nêu được nguồn phát ra ánh sáng trắng; Nêu được nguồn phát ra ánh sáng trắng)
Tb: Một người chỉ có thể nhìn rõ vật khi vật đặt cách mắt từ 12cm đến 70cm. 
 a) Hỏi người đó bị tật gì ? (Mắt người đó chỉ nhìn rõ vật ở gần không nhìn rõ vật ở xa nên người đó bị tật cận thị)
 b) Đeo kính gì để khắc phục tật này ? Kính có tiêu cự là bao nhiêu ? (Người đó phải đeo kính phân kỳ; có tiêu cự 70cm) 
K-G: Nêu và phân tích một tác dụng nhiệt có lợi và một tác dụng nhiệt có hại của ánh sáng mặt trời. (Nêu và phân tích được tác dụng có lợi: Ánh sáng mặt trời chiếu xuống ruộng làm muối làm nước bốc hơi để lại muối. Nêu và phân tích được tác dụng có hại: Ánh sáng mặt trời gay gắt trong thời gian dài làm nước bốc hơi nhiều có thể gây ra hiện tượng hạn hán)
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Mục đích của hoạt động: Nêu được vai trò quan trọng của năng lượng, bước đầu biết các dạng năng lượng trong cuộc sống
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: nhận thức được các dạng năng lượng trong thực tế
Cách thức hoạt động:
- YCHS tìm hiểu thông tin đầu bài
- Chúng ta đã biết các dạng năng lượng nào? Căn cứ vào đâu biết được các dạng năng lượng đó?
- GV giới thiệu bài mới để tìm hiểu kỹ về các nội dung trên
- HS tìm hiểu thông tin về năng lượng phần đầu bài
- Vài HS nêu suy nghĩ về năng lượng.
- Lớp nhận xét
Kết luận của GV: phát huy khả năng của HS để biết nhận thức các em về năng lượng để có hướng dạy học phù hợp
Hoạt động 2: Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức 
Hoạt động 2.1: Tìm về năng lượng (12 phút)
Mục đích của hoạt động: Biết được năng lượng là gì? Biết khi nào có cơ năng, nhiệt năng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Trả lời được C1, C2
Cách thức hoạt động:
+ YCHS trả lời C1 và giải thích, GV chuẩn lại kiến thức và cho HS ghi vở.
Tb-Y: Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết vật có cơ năng hay nhiệt năng? 
Tb-K: Nêu ví dụ trường hợp vật có cơ năng, có nhiệt năng. 
Tb: trả lời C2. 
- GV chốt lại các dấu hiệu nhận biết vật có mang năng lượng
Trả lời các câu hỏi
- BT 59.1 
- Trong các vật sau đây, vật nào có mang năng lượng
+ Ô tô đang chạy trên đường
+ Quả dừa rơi từ trên cây xuống
+ Chiếc quạt trần treo trên trần nhà
+ Quả tạ nằm yên trên mặt đất
+ 2 HS lần lượt trả lời C1, C2.
+ Rút ra kết luận chung về những dấu hiệu nhận biết 1 vật có cơ năng hay nhiệt năng.
- Từng HS trả lời
+ BT 59.1B
+ Trong các vật sau đây, vật nào có mang năng lượng
- Các vật sau có năng lượng:
+ Ô tô – Động năng
+ Quạt trần – Thế năng
+ Quả dừa – Thế năng
- Quả tạ đặt trên mặt đất không có cơ năng nên không có năng lượng
I. Năng lượng
C1.
+Tảng đá nằm trên mặt đất không có năng lượng vì không có khả năng sinh công.
+ Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất có năng lượng ở dạng thế năng.
+ Chiếc thuyền chạy trên mặt nước có năng lượng ở dạng động năng.
C2: làm cho vật nóng lên.
* Kết luận 1: SGK.
Kết luận của GV: Phân tích rõ các biểu hiện để xác định đúng các dạng NL của các vật
Hoạt động 2.2: Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng giữa chúng (14 phút)
Mục đích của hoạt động: Biết được sự chuyển hóa các dạng năng lượng thông qua biểu hiện của chúng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Trả lời được C3
Cách thức hoạt động:
- YCHS tìm hiểu hình 59.1 và trả lời C3. 
Gợi ý:
- Nhờ dấu hiệu nào nhận biết vật có cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng ? Trực tiếp hay gián tiếp?
- Gọi HS trả lời.
- Theo dõi, nhận xét và hoàn chỉnh lời giải.
- Từng HS suy nghĩ trả lời C3.
- Lớp nhận xét
- HS nhận thấy rằng, không thể nhận biết trực tiếp các dạng năng lượng đó mà nhận biết gián tiếp nhờ chúng đã chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
II. Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng
C3:
+ Thiết bị A:
 (1) cơ năng điện năng.
 (2) điện năng nhiệt năng.
+ Thiết bị B:
(1) điện năng cơ năng.
(2) động năng động năng.
+ Thiết bị C:
(1) hóa năng nhiệt năng.
(2) nhiệt năng cơ năng.
+ Thiết bị D:
(1) hóa năng điện năng.
(2) điện năngnhiệt năng.
+ Thiết bị E:
(1) quang năng nhiệt năng.
Kết luận của GV: Phân tích các biểu hiện để HS nhận thức đúng các dạng NL chuyển hóa
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút
- Mục đích: vận dụng được NL và sự chuyển hóa NL để làm các bài tập
Nội dung
+ Học thuộc ghi nhớ. BT 59.4.
+ K-G: Bằng giác quan, ta nhận biết được một vật có nhiệt năng nhờ dấu hiệu nào? 
Hướng dẫn
+ Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hóa học, hóa năng biến đổi nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.
+ Lưu ý một vật có nhiệt năng - vật đó làm thay đổi nhiệt độ các vật khác
- Chuẩn bị bài mới: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào? Xe trước cách giải C5 – tính điện năng dòng điện cho nước – Nhiệt lượng mà nước thu để làm nước nóng lên.
- Cách thức: GV nêu bài tập và hướng dẫn. HS làm bài theo hướng dẫn
- Sản phẩm: Kết quả làm bài của HS
- Kết luận: ...........................................................................................................................................................................................
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 5 phút
- Câu hỏi, bài tập:
Bài tập 1. Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp ? Cho ví dụ. 
TL: - Động cơ điện: điện nằng cơ năng
 - Nồi cơm điện, bàn là điện: điện nằng cơ năng
2. Dạng năng lượng nào mà con người nhận biết được khi chúng phải biến đổi thành dạng khác
TL: hóa năng, điện năng, quang năng
- Bằng giác quan, ta nhận biết được một vật có cơ năng nhờ dấu hiệu nào? (chuyển động)
- Bằng giác quan, ta nhận biết được dòng điện có điện năng, căn cứ vào nhờ dấu hiệu nào? (nhận biết được cơ năng hoặc điện năng do điện năng biến đổi thành)
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 34
Ngày ................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc