Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về TK và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh, kính cận, kính lão, kính lúp).

+ Thực hiện được các phép tính về hình quang học.

+ Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về quang hình học.

- Thái độ: Hăng hái xây dựng bài.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Biết được đại lượng đã cho và kiến thức vận dung

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu cách làm TN bài 1, biết vẽ ảnh của vật theo tỉ lệ qua TKHT, so sánh chiều cao của ảnh và vật; giải quyết được bài toán liên quan đến mắt cận

- Năng lực hợp tác nhóm: hợp tác làm thí nghiệm

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: vận dụng được kiến thức hình học vào tính toán

- Năng lực thực hành thí nghiệm: biết cách làm thí nghiệm tia sáng truyền từ nước vào không khí

doc 8 trang Khánh Hội 16/05/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 3/3/2019 
Tiết thứ 55 đến tiết thứ 56 Tuần: 29
Tiết 55. BÀI 51. BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về TK và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh, kính cận, kính lão, kính lúp).
+ Thực hiện được các phép tính về hình quang học.
+ Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về quang hình học.
- Thái độ: Hăng hái xây dựng bài.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Biết được đại lượng đã cho và kiến thức vận dung
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu cách làm TN bài 1, biết vẽ ảnh của vật theo tỉ lệ qua TKHT, so sánh chiều cao của ảnh và vật; giải quyết được bài toán liên quan đến mắt cận
- Năng lực hợp tác nhóm: hợp tác làm thí nghiệm
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: vận dụng được kiến thức hình học vào tính toán
- Năng lực thực hành thí nghiệm: biết cách làm thí nghiệm tia sáng truyền từ nước vào không khí
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Thước kẻ, hình vẽ, dụng cụ làm thí nghiệm bài 1 (chậu nước, sỏi)
- Học sinh: sgk và thước kẻ, hình vẽ
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Y-K: Kính lúp là gì ? Dùng để làm gì ? Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa như thế nào ?
Tb-K: Ghi công thức tính số bội giác của kính lúp ? Cho biết số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là G = 2x. Tính f. Khi quan sát vật qua kính lúp ta cần chú ý điều gì ? ảnh của vật qua kính lúp có đặc điểm thế nào ?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Giải bài tập 1
Thời lượng: 10 phút
Mục đích của hoạt động: vẽ được đường truyền của tia sáng truyền từ nước sang không khí
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được bài 1
Cách thức hoạt động:
- GV nêu đề bài 
- Quan sát được hiện tượng này ta cần các dụng cụ nào ? (Y-K) Nêu cách quan sát đó? (Tb-K)
Lưu ý:
+ Vị trí đặt hòn sỏi 
+ Đặt mắt sao cho thành bình che khuất hết đáy.
+ Đổ nước vào bình theo YC rồi quan sát viên sỏi.
Tb-K: Tại sao khi chưa đổ nước vào bình thì mắt chỉ nhìn thấy A mà không thấy O ? 
K-G: Tại sao khi đổ nước vào ~ 3/4 chiều cao bình thì mắt lại nhìn thấy được O ? 
K-G: Làm thế nào để vẽ được đường truyền của ánh sáng từ O đến mắt ? 
Gợi ý: 
+ Tỉ lệ giữa chiều cao 8cm và đường kính đáy 20cm của bình là bao nhiêu?
+ Đáy chậu thể hiện bằng AB = 5cm => c.cao ?cm
+ Mặt phân cách ở vị trí nào ?
+ Đặt hòn sỏi tại trung điểm O của AB
+ Đặt mắt tại M
+ Điểm tới nằm ở đâu ?
+ Xác định tia tới, tia khúc xạ.
- YCHS nêu trình tự các bước thực hiện vẽ. Sau đó cá nhân HS thực hiện vẽ vào vở theo các bước đã gợi ý.
Y-K: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? 
Y-K: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ? 
- HS tìm hiểu đề bài 1
- Từng HS theo dõi trong SGK để tìm hiểu và nắm bắt YC của đề bài.
- HS trình bày cách làm
- HS làm nhóm theo gợi ý
- Vì chỉ có ánh sáng truyền từ A đến mắt trong cùng một môi trường nên theo đường thẳng, c̣òn ánh sáng từ O bị che khuất bởi thành bình. 
- Mắt nhìn thấy O vì ánh sáng từ O truyền thẳng qua nước rồi khúc xạ vào không khí truyền đến mắt.
- Lớp thảo luận:
- Cá nhân trả lời theo gợi ý
+ HS nêu trình tự các bước thực hiện vẽ. Sau đó cá nhân HS vẽ vào vở theo các bước đã hướng dẫn.
- Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Bài 1tr135-SGK.
Về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Bước 1: Vẽ mặt cắt ABDC dọc theo trục của bình theo tỉ lệ: 
- Bước 2: Vẽ tia tới AM: 
- Bước 3: Vẽ mặt nước PQ:
- Bước 4: Xác định điểm tới 
- Bước 5: Kẻ tia tới OI và tia khúc xạ IM truyền đến mắt.
Kết luận của GV: làm rõ được kết luận tia sáng truyền từ nước sang không khí
Hoạt động 2: Giải bài tập 2
Thời lượng: 14 phút
Mục đích của hoạt động: Vẽ được ảnh của vật tạo bởi TKHT theo tỉ lệ
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được bài 2
Cách thức hoạt động:
- YC từng HS tìm hiểu đề
Tb: YC gì ? 
Gợi ý: 
- Tỉ lệ xích như thế nào để thích hợp khi biểu diễn? 
+ Chọn tỉ xích 1/8, OA, OF, OF’ trên bản vẽ là bao nhiêu? (chọn AB = 1cm)
- YCHS vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ gợi ý.
- Theo dõi và giúp đỡ HS sử dụng hai trong ba tia sáng đặc biệt qua TKHT để vẽ ảnh của AB.
- Đo AB và A’B’ rồi so sánh chúng?
GV hướng dẫn thêm để kiểm tra xem ảnh cao gấp mấy lần vật ? (1) 
(Vì DOA’B’ DOAB)
Mà 
(Vì DF’A’B’ DF’OI)
 Từ (1) & (2) suy ra . 
Thay OA = 16cm; OF’= 12cm OA’ = 48cm
hay OA’ = 3OA
nên A’B’ = 3AB 
- Từng HS tìm hiểu đề bài.
- HS tóm tắt đề bài
- Thảo luận thống nhất tỉ lệ xích
- OF = OF’ = 1,5cm, OA = 2cm. 
- Từng HS vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ các kích thước mà đề bài đã cho.
- Đo chiều cao của ảnh và của vật rồi trả lời YC của đề bài
Bài 2 tr.135- SGK.
Về việc dựng ảnh của một vật sáng qua thấu kính hội tụ.
a) Vẽ (AB = 2cm)
b) 
* Đo được: 
 h’ = A’B’ = 6cm = 3AB
 Vậy: Ảnh cao gấp ba lần vật
Kết luận của GV: hình vẽ thiếu thông tin; các độ dài không đúng tỉ lệ
Hoạt động 3: Giải bài tập 3
Thời lượng: 7 phút
Mục đích của hoạt động: biết được cách khắc phục tật mắt cận dùng kính cận (TKPK)
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được bài 3
Cách thức hoạt động:
+ YCHS đọc đề bài
Y-K: Biểu hiện cơ bản của mắt cận là không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt 
Tb: Mắt bình thường và mắt cận thị thì mắt nào nhìn được xa hơn ?
Tb: Mắt cận nặng hơn thì chỉ nhìn được rõ các vật ở xa hay ở gần mắt 
Y-K: Từ đó suy ra Hòa và Bình, ai cận nặng hơn? tại sao? 
+ HS nêu YC đề bài 
+ Từng HS làm việc để giải BT3 
- Biểu hiện cơ bản của mắt cận là không nhìn rõ ở xa mắt 
- Mắt bình thường nhìn được xa hơn mắt cận
- Mắt cận nặng hơn thì chỉ nhìn được rõ các vật ở ở gần mắt hơn.
- Hòa cận nặng hơn Bình vì CvH < CvB )
+ HS trả lời các câu hỏi gợi ý c) ; d) ; e) ® trả lời câu b của bài toán.
Bài 3. tr 136-SGK.
Về tật cận thị.
a) Vì mắt cận có Cv gần mắt hơn bình thường và với kính cận thích hợp thì Cv F
Mà CvH < CvB 
Nên Ḥoa cận nặng hơn Bình.
b) • Để khắc phục tật cận thị, phải đeo thấu kính phân kỳ để tạo ảnh gần mắt (nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính)
 • Vì kính cận thích hợp có 
 Cv F nên fH < fB
Vậy kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn kính của Bình.
Kết luận của GV: khắc phục tật mắt cận
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
Mục đích: Vận dụng kiến thức giải bài tập
Dự kiến sản phẩm: Làm được các btvn
Cách thức: HS tự giải btvn
- Bài tập về nhà: 51.4 tr 105 (K-G) ; 51.5 tr 105 (Tb-Y)
 + Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
 + Cách dựng ảnh ảo của một vật thật tạo bởi thấu kính hội tụ.
Hướng dẫn: Thực hiên tương tự bài tập 2
Chuẩn bị bài mới: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu – Nguồn phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng màu; các tạo ra ánh sáng màu
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 7 phút
- Câu hỏi, bài tập:
Y-K: Thế nào gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng ? Tia sáng truyền từ nước sang không khí; tia sáng truyền từ không khí sang nước có gì khác nhau ? (Y-K)
Tb: Cho biết các đặc điểm của mắt cận, mắt lão và các khắc phục từng tật trên của mắt. 
K-G: Có hai người mắt bị tật, người thứ nhất chỉ nhìn rõ được những vật cách mắt xa nhất là 90cm, người thứ 2 nhìn rõ được các vật ở xa, nhưng muốn nhìn rõ các vật ở gần thì phải đeo kính
a) Hỏi hai người mắc tật gì ?
b) Xác định tiêu cự của kính mà người thứ nhất phải đeo để sửa tật ?
Giải. a) Mắt người thứ nhất bị tật cận thị, mắt người thứ hai là mắt lão
 b) Người thứ phải đeo kính là TKPK có tiêu cự bằng đúng 90cm. Kính đeo sát mắt.
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 56. BÀI 52. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu.
+ Nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu.
+ Không nên sử dụng ánh sáng màu trong học tập và lao động vì chúng có hại cho mắt.
- Kỹ năng:
+ Kĩ năng thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
+ Sử dụng ánh sáng Mặt Trời trong sinh hoạt hàng ngày để góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mắt và giúp cơ thể tổng hợp vitamin D
- Thái độ: 
+ Say mê nghiên cứu hiện tượng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế.
+ Liên hệ kiến thức đã học vào trong thực tế
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: biết được các nguồn phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng màu trong thực tế
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được cách làm thí nghiệm để phát hiện ánh sáng màu bằng tấm lọc màu
- Năng lực hợp tác nhóm: biết thảo luận tìm hiểu nội dung bài 
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: từ quan sát và thực tế biết trình bày lập luận của bản thân
- Năng lực thực hành thí nghiệm: biết được dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 
+ Một số nguồn phát ra ánh sáng màu như đèn LED, bút laze, các đèn phóng điện ,...
+ Một đèn phát ánh sáng trắng, một đèn phát ánh sáng đỏ và một đèn phát ánh sáng xanh. Đèn ánh sáng trắng có thể là đèn pin. Đèn phát ra ánh sáng màu vẫn có thể dùng đèn pin có bóng điện được bọc bằng các giấy bóng kính màu.
+ Một bộ các tấm lọc màu: Đỏ, vàng, cam, lục lam, chàm, tím. 
- Học sinh: sgk và vở ghi chép.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Tb: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 40cm. Hỏi người ấy phải đeo kính gì ? Có tiêu cự là bao nhiêu để sửa tật đó ? Hãy nêu các biểu hiện của tật cận thị.
Tb-Y: Quan sát con cá vàng đang bơi trong bể nước, Ánh sáng truyền từ con cá vàng đến mắt tuân theo hiện tượng nào ? Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng ?
Trong thực tế ta đã nhìn thấy ánh sáng có các màu khác nhau. Vậy vật nào tạo ra ánh sáng trắng ? Vật nào tạo ra ánh sáng màu ? Cách tạo ra như thế nào? ® Bài mới
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu
Thời lượng: 10 phút
Mục đích của hoạt động: biết được các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Nêu được các nguồn phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng màu.
Cách thức hoạt động:
- YCHS tìm hiểu sgk để biết về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu.
Tb-Y: Cho biết các nguồn phát ra ánh sáng trắng, nguồn phát ra ánh sáng màu? 
- Tìm hiểu đèn pha ô tô trước khi có dòng điện chạy qua: Kính của đèn màu gì ? Khi có dòng điện, đèn phát ánh sáng màu gì?
Tích hợp GDBVMT:
Tb: Con người làm việc thích hợp và có hiệu quả với nguồn ánh sáng nào ?
Tb-K: Việc sử dụng ánh sáng mặt trời trong sinh hoạt hàng ngày có ích lợi gì ?
- Qua bài nội dung học này, theo em làm thế nào để mỗi em góp phần bảo vệ môi trường?
- HS tìm hiểu về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu.
- HS nêu các nguồn phát ra ánh sáng trắng, nguồn phát ra ánh sáng màu.
- HS quan sát và trả lời
- Vài HS phát biểu 
+ Con người làm việc có hiệu quả và thích hợp nhất đối với ánh sáng trắng (ánh sáng mặt trời). 
+ Việc sử dụng ánh sáng mặt trời trong sinh hoạt hàng ngày góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mắt và giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường: không nên sử dụng ánh sáng màu trong học tập và lao động vì chúng có hại cho mắt.
I. Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu
1. Các nguồn phát ánh sáng trắng
 + Mặt trời (trừ lúc bình minh và hoàng hôn).
 + Các đèn có dây tóc nóng sáng.
 + Các đèn ống (ánh sáng lạnh).
2. Các nguồn phát ánh sáng màu
a) Đèn LED phát ra ánh sáng màu: đỏ, vàng, lục, lam.
b) Đèn laze phát ra ánh sáng đỏ.
c) Đèn ống phát ra ánh sáng màu: xanh, đỏ, tím, vàng,...
Kết luận của GV: phát hiện nguồn phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng màu trong thực tế
Hoạt động 2: Nghiên cứu cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu 
Thời lượng: 15 phút 
Mục đích của hoạt động: biết cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu
Cách thức hoạt động:
Tb-K: Hãy nêu các dụng cụ để làm TN và cách tiến hành TN?
- GV hướng dẫn HS làm TN, theo dõi và đánh giá các câu trả lời của HS
- GV cho HS làm TN với một ánh sáng màu và một bộ tấm lọc màu khác nhau để có thể có được những kết luận tổng quát.
Tb-Y: Khi chiếu: 
+ Ánh sáng trắng qua tấm lọc màu, sẽ được ánh sáng ...
+ Ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu, sẽ được ánh sáng ...
+ Tiếp tục chiếu ánh sáng màu này qua tấm lọc màu khác, sẽ ...... ánh sáng màu đó nữa.
Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ... ánh sáng màu đó và hấp thụ .................. ánh sáng màu khác
- YCHS vận dụng kết luận để trả lời câu C2 
- Qua các TN, muốn có ánh sáng đỏ ta làm thế nào? 
K-G: Em có nhận xét gì khi chiếu chùm sáng ánh sáng màu này qua tấm lọc màu khác ?
- HS tìm hiểu sgk
+ Nêu các dụng cụ TN
+ Các bước tiến hành TN
- HS làm thí nghiệm 1 và các TN tương tự. 
- HS căn cứ vào kết quả TN để trả lời
C1. a) Đỏ b) Đỏ c) Thấy tối.
- HS vận dụng kết luận để trả lời câu C2
C2: a)* Đối với chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu; hoặc:
- Trong chùm sáng trắng có ánh sáng đỏ, tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua .
- Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ, nên chùm sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ.
- Vì tấm lọc màu xanh hấp thụ (nuốt) mạnh các ánh sáng có màu khác xanh, nên ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh làm cho ta thấy tối (đen).
- HS căn cứ vào kiến thức vừa học trả lời.
II. Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu 
1. Thí nghiệm
C1. 
2. Các thí nghiệm tương tự
3. Kết luận 
a) Chiếu ánh sáng trắng hay màu qua tấm lọc cùng màu sẽ được ánh sáng có màu đó. Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác.
b) Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác.
C2:
Kết luận của GV: Cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu
Hoạt động 3: Vận dụng 
Thời lượng: 8 phút
Mục đích của hoạt động: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải thích các hiện tượng thực tế
Cách thức hoạt động:
- YCHS làm câu C3; C4 
- Theo dõi và hoàn chỉnh lời giải.
- Cá nhân trả lời
- Lớp nhận xét 
III. Vận dụng
C3: Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay vàng (đóng vai tṛò như tấm lọc màu)
C4: Một bể nhỏ có thành trong suốt dựng nước màu có thể xem như một tấm lọc màu.
Kết luận của GV: Giải thích các hiện tượng thực tế
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
Mục đích: Biết các nguồn phát ra ánh sáng trắng, màu, tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu; giải thích các hiện tượng thực tế
Dự kiến sản phẩm: Làm các bài tập về nhà
Cách thức: HS tự giải bài tập về nhà
- Bài tập về nhà: 
- BT: 52.3, 5, 6 tr 107; K-G làm thêm bài tập 52.4/107
- Học thuộc lòng kết luận và nội dung ghi nhớ.
Hướng dẫn: Cách tạo ra ánh sáng trắng và ánh sáng màu ? Phân tích ánh sáng trắng bằng cách nào, trong ánh sáng trắng có ánh sáng màu nào?
Chuẩn bị bài mới: Sự phân tích ánh sáng trắng - Quan sát bóng xà phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao có hiện tượng này 
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 5 phút
- Câu hỏi, bài tập:
Tb-Y: Cho ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng trắng, nguồn phát ra ánh sáng màu. 
Tb-K: Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào?
+ BT 52. 1C 
+ BT 52.2: a – 3; b -2; c – 1; d – 4
+ Tấm lọc màu có tác dụng gì ?
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 29
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_29_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc