Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa.

+ Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sửa.

+ Biết được nguyên nhân tật mắt cận, mắt lão.

- Kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.

- Thái độ: Liên hệ kiến thức bộ môn vào cuộc sống

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được các biểu hiện của mắt cận (mắt lão)và cách khắc phục 

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Thông qua cách vẽ ảnh ở hình 49.1, 49.2 nêu cách khắc phục tật mắt cận và tật mắt lão

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: biết trình bày các câu trả lời một cách chặt chẽ

- Năng lực thực hành thí nghiệm: vẽ được ảnh của vật tạo bởi các thấu kính đã học

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: 1 kính cận, 1 kính lão.

- Học sinh: Làm các bài tập về nhà, kính cận.

doc 7 trang Khánh Hội 16/05/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 26/02/2019 
Tiết thứ 53 đến tiết thứ 54. Tuần: 28
Tiết 53. BÀI 49. MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa.
+ Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sửa.
+ Biết được nguyên nhân tật mắt cận, mắt lão.
- Kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.
- Thái độ: Liên hệ kiến thức bộ môn vào cuộc sống
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được các biểu hiện của mắt cận (mắt lão)và cách khắc phục 
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Thông qua cách vẽ ảnh ở hình 49.1, 49.2 nêu cách khắc phục tật mắt cận và tật mắt lão
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: biết trình bày các câu trả lời một cách chặt chẽ
- Năng lực thực hành thí nghiệm: vẽ được ảnh của vật tạo bởi các thấu kính đã học
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 1 kính cận, 1 kính lão.
- Học sinh: Làm các bài tập về nhà, kính cận.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 6 phút
Tb:- Nêu tên các bộ phận chính của mắt? (xét về mặt quang học) (thể thủy tinh và màng lưới)
 - Điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt là gì? Vật đặt trong khoảng nào thì mắt sẽ nhìn thấ rõ vật?
(Điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được. Điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết. Mắt nhìn rõ một vật khi vật đặt trong khoảng từ Cc đến Cv) 
HSK: Em hãy so sánh ảnh ảo của vật tạo bởi TKPK và TKHT? 
(TKHT: ảnh ảo lớn hơn vật và xa TK hơn vật; TKPK: ảnh ảo nhỏ hơn vật và gần TK hơn vật)
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục 
Mục đích của hoạt động: biết được các biểu hiện của tật mắt cận và cách khắc tật tật mắt cận
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: trả lời được các câu hỏi của bài học
Thời lượng: 15 phút
Y-K: YCHS từng HS trả lời C1 
Tb: Trả lời câu C2 
Y-K: trả lời C3 
*Gợi ý:
- Cách 1: Hình dạng
- Cách 2: Ảnh của vật qua TK.
- GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu C4
+ Nhận xét tiêu điểm của kính cận và điểm cực viễn
+ Vẽ ảnh ảo của vật AB qua kính cận.
K-G: giải thích tác dụng của kính cận?
Gợi ý: cho Tb-Y còn lại
Tb-Y: Ảnh của vật qua thấu kính nằm trong khoảng nào?
Tb-K: Nếu không đeo kính, mắt có 1 nhìn thấy vật AB không? Vì sao? ® HS kết luận:
Y-K: Kính cận là loại TK gì? Người đeo kính cận với mục đích gì? Kính cận thích hợp với mắt là phải có tiêu điểm ntn?
* Tích hợp GDBVMT:
Tb-K: Nguyên nhân nào gây cận thị?
- GV thông tin thêm cho HS biết: Người bị cận thị, do mắt liên tục phải điều tiết nên thường bị tăng nhãn áp, chóng mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến lao động trí óc và tham gia giao thông.
Tb-K: Nêu các biện pháp bảo vệ mắt? 
*Gợi ý cho HS Y-K
- Gv chốt lại kiến thức phần tích hợp GDBVMT
- Từng HS trả lời C1
C1.
+ Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
+ Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
+ Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường.
+ Cá nhân trả lời câu C2
C2. Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.
- Cá nhân trả lời câu C3
*Cách 1: Hình dạng có phần giữa mỏng hơn phần rìa.
*Cách 2: Thấu kính cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
- HS thảo luận và trả lời câu C4
- Tiêu điểm trùng với điểm cực viễn
 - HS vẽ ảnh ảo của vật AB qua kính cận.
- Trong khoảng Cc đến Cv của mắt.
- Nếu không đeo kính, mắt có 1 nhìn thấy vật AB, vì vật này nằm xa hơn điểm cực viễn Cv của mắt.
- Kính cận là TKPK
- Để nhìn rõ vật ở xa
C4. + Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa hơn điểm cực viễn Cv của mắt.
 + Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh A’B’ của AB thì A’B’ phải hiện lên trong khoảng từ Cc đến Cv của mắt (nghĩa là phải nằm gần mắt hơn so với Cv)
 + Nguyên nhân gây cận thị là do: ô nhiễm không khí, sử dụng ánh sáng không hợp lí, thói quen làm việc không khoa học.
- Các biện pháp bảo vệ mắt:
+ Để giảm nguy cơ mắc các tật của mắt, mọi người hãy cùng nhau giữ gìn môi trường trong lành, không có ô nhiễm và có thói quen làm việc khoa học.
+ Người bị cận thị không nên điều khiển các phương tiện giao thông vào buổi tối, khi trời mưa và với tốc độ cao. 
+ Cần có các biện pháp bảo vệ và luyện tập cho mắt, tránh nguy cơ tật nặng hơn. Thông thường người bị cận thị khi 25 tuổi thì thủy tinh thể ổn định (tật không nặng thêm).
I. Mắt cận.
1. Những biểu hiện của tật cận thị:
C1. 
C2. 
Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.
2. Cách khắc phục tật cận thị.
 Mắt cận phải đeo kính cận. Kính cận là TKPK có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt
Kết luận của GV: HS biết được tật mắt cận và cách khắc phục
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục 
Mục đích của hoạt động: biết được các biểu hiện của tật mắt lão và cách khắc tật tật mắt cận
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: trả lời được các câu hỏi của bài học
Thời lượng: 12 phút
+ YCHS tìm hiểu SGK 
Tb-K: Mắt lão thường gặp ở người có tuổi như thế nào? Tại sao? 
Tb: Cc so với mắt bình thường như thế nào? 
+ YCHS trả lời câu C5
- YCHS thảo luận và trả lời câu C6. Giải thích tác dụng của kính lão. (K-G)
- Ảnh của vật qua TKHT nằm ở gần hay xa mắt?
- Mắt lão khi không đeo kính có nhìn thấy vật AB không?
+ Khi đeo kính mắt lão có nhìn thấy vật AB không?
+ GV hướng dẫn HS vẽ hình 49.2 SGK vào vở.
+ YCHS nêu kết luận.
* Tích hợp GDBVMT:
-Vì sao người già không nhìn rõ vật ở gần?
- Nêu cách bảo vệ mắt người già
+ HS tìm hiểu sgk
+ Mắt lão thường gặp ở người già, vì sự điều tiết kém nên chỉ nhìn thấy vật ở xa mà không thấy vật ở gần.
+ Cc xa hơn Cc của người bình thường 
+ HS trả lời câu C5
* Phần rìa mỏng hơn phần giữa. 
* Đặt TK gần vật cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
* Đặt TK xa vật cho ảnh thật ngược chiều với vật.
+ HS thảo luận và trả lời câu 
- HS thảo luận và trả lời câu C6 
+ Ảnh của vật qua TKHT nằm ở xa mắt
+ Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm Cc của mắt.
+ Khi đeo kính ...... nhìn rõ vật AB
+ HS vẽ hình 49.2 SGK vào vở dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Vài HS nêu kết luận.
- Người già do thủy tinh thể bị lão hóa nên khả năng điều tiết bị suy giảm nhiều. Do đó người già không nhìn được những vật ở gần. Khi nhìn những vật ở gần mắt phải điều tiết nhiều nên chóng mỏi. 
- Biện pháp bảo vệ mắt: Người đó cần thử kính để biết được số của kính cần đeo. Thường đeo kính để đọc sách cách mắt 25cm như người bình thường.
II. Mắt lão
1. Những đặc điểm của mắt lão
- Mắt lão ở người già. Vì cơ vòng đỡ thể thủy tinh đã yếu, nên khả năng điều tiết kém đi.
- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ.
- Điểm Cc của mắt lão ở xa mắt hơn so với mắt bình thường.
2. Cách khắc phục tật mắt lão
C6.+ Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm Cc của mắt lão.
 + Khi đeo kính thì ảnh A’B’ của vật AB phải hiện lên ở xa mắt hơn điểm Cc của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này. Với kính lão nói trên thì yêu cầu này thực hiện được.
· Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão, một thấu kính hội tụ thích hợp, để nhìn rõ các vật ở gần như bình thường.
Kết luận của GV: HS biết được tật mắt lão và cách khắc phục
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục đích của hoạt động: biết kiểm tra xem kính nào là kính cận, kính nào là kính lão; so sánh được khoảng cực cận của mắt cận, mắt bình thường và mắt lão
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: trả lời được các câu hỏi của bài học
Thời lượng: 5 phút 
*Gợi ý: Dựa vào cách nhận biết TKHT và TKPK
- GV chọn 1 HS có mắt bình thường và 1 em có mắt cận
-H: Khoảng cực cận của hai bạn ntn?
- Muốn so sánh khoảng cực cận của HS (bt) và 1 người già ta làm ntn?
- HS quan sát kính cận, kính lão để làm C7 
- Từng HS so sánh khoảng cực cận của 2 em
- 2 HS nhìn chữ trên bảng để xác định khoảng cực cận 
- Vài HS trả lời
III. Vận dụng
+ C7: Dựa vào hình dạng và đặc điểm ảnh của vật qua các thấu kính
+ C8:
Kết luận của GV: vận dụng được kiến thức học được vào cuộc sống
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
Mục đích: vận dụng kiến thức học được vào giải các bài tập và cuộc sống
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: làm được các bài tập về nhà
Cách thức tổ chức hoạt động: cá nhân tự giải bài tập
- Bài tập về nhà: 49.3, 5, 6, 7 trang 100, 101; K-G làm thêm bài 4 tr 100.
Hướng dẫn: Dựa vào đặc điểm của mắt cận và cách sửa.
- Chuẩn bị bài mới: kính lúp - Kính lúp là loại thấu kính nào? Dùng để làm gì?
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 5 phút
- Câu hỏi, bài tập:
 + Cho biết biểu hiện của mắt cận, mắt lão. Loại kính phải đeo để khắc phục tật này?
 + BT 49.1d; BT 49.2: a – 3; b – 4; c – 2; d – 1.
K-G: Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 120cm mới nhìn thấy được vật ở xa vô cùng. Hỏi khi không đeo kính, người đó nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ? Biết rằng kính đeo cách mắt 2cm.
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 54. BÀI 50. KÍNH LÚP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
+ Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.
- Kỹ năng: Biết sử dụng kính lúp để quan sát vật một cách thích hợp. Từ đó phát hiện rõ hơn tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Thái độ: Nghiên cứu, chính xác.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: hiểu được kính lúp là gì? Và biết được cách quan sát vật qua kính lúp
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Dùng được kính lúp để quan sát vật
- Năng lực hợp tác nhóm: thảo luận tìm cách quan sát vật qua kính lúp
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: lập luận chặt chẽ khi trình bày dưa trên kiến thức đã học
- Năng lực thực hành thí nghiệm: Vẽ được ảnh của vật qua kính lúp.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 3 chiếc kính lúp có số bội giác đã biết, thước kẻ, vật quan sát.
- Học sinh: sgk và thước kẻ
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Tb: - Dựng ảnh của vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của TKHT có khi f (12) > d (8)
 - Nhận xét về ảnh của vật? 
* Nêu vấn đề: Ở bộ môn Sinh học, nhờ dụng cụ gì để quan sát được các mẫu vật nhỏ ? Tại sao nhờ dụng cụ đó mà quan sát được các vật nhỏ như vậy ? Bài học hôm nay giúp ta giải quyết thắc mắc đó.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu kính lúp 
Mục đích của hoạt động: Hiểu được kính lúp là gì? Biết được khái niệm số bội giác
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Hiểu được kính lúp là gì?
Thời lượng: 14 phút
- YCHS tìm hiểu SGK 
Tb-Y: Kính lúp là gì ? Trong thực tế, em đã thấy dùng kính lúp trong trường hợp nào ?
- GV giải thích số bội giác 2x ; 3x ; 3,5x ; 5x;.. và thông tin Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn.
HSK: Mối quan hệ giữa số bội giác G và tiêu cự f (cm) như thế nào?
- YCHS làm C1, C2
- YCHS dùng vài kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ. Từ đó rút ra nhận xét.
- Kính lúp là gì ? (Y-K) Công dụng của nó ? (Tb) Số bội giác G cho biết điều gì ? (K-G)
+ GV thông báo: 
- Kính lúp có G: từ 1,5x đến 40x.
- Kính hiển vi có G: từ 50x đến 1500x.
- Kính hiển vi điện tử có G: từ > 1500x đến 1 000 000x.
* Tích hợp GDBVMT:
Tb: Người ta sử dụng kính lúp để làm gì ? 
K-G: Biện pháp bảo vệ môi trường được thể hiện khi dùng kính lúp là gì ? 
- HS tìm hiểu SGK trả lời 
- Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
- HS chú ý lắng nghe
-
C1. G càng lớn sẽ có f càng ngắn.
C2: G =
- HS dùng vài kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ. Từ đó rút ra nhận xét: 
- Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ, số bội giác cho biết ảnh mà mắt thu được lớn gấp bao nhiêu lần so với vật khi nhìn trực tiếp
- HS lắng nghe nắm thông tin
- Người ta sử dụng kính lúp để làm có thể quan sát được các sinh vật nhỏ, các mẫu vật. 
- Sử dụng kính lúp để quan sát, phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
I. Kính lúp là gì ?
- Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
G: là số bội giác. Số bội giác càng lớn cho ảnh quan sát càng lớn.
 Hệ thức: G =
( f: tiêu cự tính bằng cm )
Kết luận 
+ Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ .
+ Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được lớn gấp bao nhiêu lần so với vật thu trực tiếp bằng mắt.
Kết luận của GV: Hiểu được kính lúp là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách quan sát một vật qua một kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp 
Mục đích của hoạt động: Biết cách quan sát vật nhỏ qua kính lúp
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: vẽ được ảnh của một vật qua kính lúp và từ đó nêu được cách quan sát vật qua kính lúp
Thời lượng: 11 phút
- YC các nhóm HS quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự đã biết
K-G: Đo khoảng cách từ vật đến kính lúp và so sánh khoảng cách này với tiêu cự của kính.
- Vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
- YCHS làm C3 và C4
và rút ra kết luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó.
- Các nhóm thực hiện theo YC
C3: Qua kính sẽ có ảnh ảo, to hơn vật. (Y-K)
C4: Muốn có ảnh ảo to hơn vật, phải đặt vật trong khoảng tiêu cự trước kính: d < f (Y-K)
- Cá nhân rút ra kết luận 
II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
1. Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
C3: Qua kính sẽ có ảnh ảo, to hơn vật. 
C4: Muốn có ảnh ảo to hơn vật, phải đặt vật trong khoảng tiêu cự trước kính: d < f .
Kết luận: Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính để có ảnh ảo lớn hơn vật mà mắt nhìn thấy được.
Kết luận của GV: Biết cách quan sát vật nhỏ qua kính lúp
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục đích của hoạt động: vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập có liên quan
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Nêu được ứng dụng kính lúp trong thực tế
Thời lượng: 8 phút
- YCHS nêu các trường hợp đã thấy được trong thực tế đời sống và sản xuất cần sử dụng đến kính lúp.
- GV cho HS thực hiện trên 3 kính lúp có số bội giác ghi sẵn để thực hiện câu C6.
- Trong bộ môn sinh học: dùng kính lúp để quan sát các mẫu vật từ động, thực vật để tìm hiểu các chi tiết nhỏ.
- Thợ bạc, thợ sửa đồng hồ, thợ sửa chữa điện tử.
- Người đứng trong dây chuyền sản xuất các linh kiện điện tử .
+ HS thực hiện trên 3 kính lúp có số bội giác ghi sẵn để thực hiện câu C6.
III. Vận dụng
C5. Một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính lúp như:
- Đọc những chữ viết nhỏ.
- Quan sát những chi tiết nhỏ của một đồ vật (ví dụ các chi tiết trong máy đồng hồ; trong mạch điện tử, trong bức tranh,...).
- Quan sát những chi tiết nhỏ của một số con vật, thực vật,...
C6. Chẳng hạn với kính lúp có: G = 2,5x => 2,5 = 
f = 10 cm
Kết luận của GV: vận dụng được kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
Mục đích: vận dụng kiến thức vào bài tập và các tình huống thực tế
Dự kiến sản phẩm: làm được các bài tập về nhà
Cách thức tổ chức: HS tự giải accs bài tập đã cho
- Bài tập về nhà: Tb-Y: học bài và trả lời các C đã học, HSK làm bài 50.3, 4 trang 102.
Hướng dẫn: Dựa vào công dụng và đặc điểm của ảnh của kính lúp
- Chuẩn bị bài mới: Bài 51 Bài tập quang hình học:
 + Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính theo đúng tỉ lệ
 + Đặc điểm mắt cận, mắt lão ? Cách khắc phục ?
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 5 phút
- Câu hỏi, bài tập:
Y-K: Kính lúp là loại TK gì ? Dùng để làm gì ? Nêu cách dùng kính lúp để quan sát vật. 
Tb-K: Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa gì ? 
- BT 50.1 c, 50.2 C
K-G: Tại sao người ta không dùng TKHT có tiêu cự dài để làm kính lúp mà thường dùng TKHT có tiêu cự ngắn ? (Kính lúp là loại kính dùng để quan sát các vật nhỏ không quá xa đối với mắt. Tác dụng cơ bản của kính lúp là làm tăng góc trông ảnh khi quan sát. Từ công thức, rõ ràng là nếu chọn thấu kính có tiêu f nhỏ ta có có số bội giác G càng lớn, do đó sẽ thấy ảnh càng lớn) 
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 28
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_28_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc