Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức

+ Hiểu được đặc điểm của TKHT và TKPK và đặc điểm ảnh của một vật sáng qua các thấu kính đó

+ Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều; Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng  của máy biến thế.

 + Hiểu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng

- Kỹ năng:

+ Vẽ được ảnh của một điểm sáng, một vật sáng qua các thấu kính đã học

+ Xác định được quang tâm. Tiêu điểm, của các thấu kính

+ Vận dụng được hệ thức về HĐT và số vòng của máy biến thế để giải các bài toán có liên quan

+ Hiểu được cách làm giảm hao phí do tỏa nhiệt khi truyền tải điện năng đi xa.

- Thái độ: Đánh giá kết quả học tập của học sinh và giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được yêu cầu của đề bài

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: thành thạo các phép toán có liên quan, trình bày được lời giải

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 15/02/2019 
Tiết thứ 49 đến tiết thứ 50. Tuần: 26
 Tiết 49. KIỂM TRA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: 
+ Hiểu được đặc điểm của TKHT và TKPK và đặc điểm ảnh của một vật sáng qua các thấu kính đó
+ Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều; Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của máy biến thế.
 + Hiểu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Kỹ năng:
+ Vẽ được ảnh của một điểm sáng, một vật sáng qua các thấu kính đã học
+ Xác định được quang tâm. Tiêu điểm, của các thấu kính
+ Vận dụng được hệ thức về HĐT và số vòng của máy biến thế để giải các bài toán có liên quan
+ Hiểu được cách làm giảm hao phí do tỏa nhiệt khi truyền tải điện năng đi xa.
- Thái độ: Đánh giá kết quả học tập của học sinh và giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được yêu cầu của đề bài
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: thành thạo các phép toán có liên quan, trình bày được lời giải
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Câu hỏi ôn tập, ma trận đề theo chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng mô tả, đề
- Học sinh: Ôn tập theo câu hỏi (đề cương)
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập: thước, viết cho việc kiểm tra
3. Nội dung bài mới
a) Ma trận đề, bảng mô tả đính kèm
b) Đề và đáp án đính kèm
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
- Tiếp tục trả lời câu hỏi trong đề cương để chuẩn bị 
- Xem lại cách dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ, cách tiến thành thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ. Mỗi Học sinh chuẩn bị mẫu báo cáo tranng 125, sgk vật lý 9.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập: Trả lời các câu hỏi trong đề cương ôn tập
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thống kê điểm 
Lớp
Từ 0 – dưới 5
Từ 5 – dưới 7
Từ 7 – dưới 9
Từ 9 – 10
So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
9A
9B
9C
Tổng
Tiết 50. THỰC HÀNH: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
+ Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp nêu trên.
- Kỹ năng:
+ Thiết lập kế hoạch đo tiêu cự bằng kiến thức thu nhận được.
+ Biết lập luận về sự khả thi của các phương pháp thiết kế trong nhóm.
+ Biết cách sử dụng dụng cụ, và sử dụng hợp lí phương pháp
+ Kĩ năng tính toán và làm việc theo nhóm
+ Biết lập luận về sự khả thi của các phương pháp thiết kế trong nhóm
- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, hợp tác trong nghiên cứu và làm thí nghiệm.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được yêu cầu của đề bài để làm bài
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Dựa vào kết quả chứng minh hình học nêu được các bước tiến hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
- Năng lực hợp tác nhóm: biết phân công nhiệm vụ của các thành viên, biết cách thảo luận để rút ra kết luận
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày được kết quả thí nghiệm, thực hiện các phép tính theo yêu cầu
- Năng lực thực hành thí nghiệm: lắp ráp thí nghiệm, thực hiện được các thao tác thí nghiệm theo các bước đã nêu, đo được độ dài, ghi kết quả thí nghiệm
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Đối với mỗi nhóm HS.
+ 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự đo (f vào khoảng 15cm).
+ 1 vật sáng phẳng có dạng chữ F, khoét trên một màn chắn sáng. Sát chữ đó có gắn một miếng kính mờ hoặc một tờ giấy bóng mờ. Vật được chiếu sáng bằng một ngọn đèn.
+ 1 màn ảnh nhỏ.
+ 1 giá quang học thẳng, trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh, dài khoảng 80cm.
+ 1 thước thẳng có GHĐ 800mm và có ĐCNN 1mm.
- Học sinh: Hoàn thành mẫu báo cáo (mục 1a)
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh:
- Cách dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- Bằng hình học chứng minh được kích thước ảnh của vật bằng kích thước của vật; khoảng cách từ ảnh đến thấu kính bằng khoảng accsh từ vật đến thấu kính
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi ở mục 1 
Mục đích của hoạt động: Trả lời các câu hỏi ở mục 1
Thời lượng: 13 phút
A
A’
B’
B
O
I
F
F’
- Kiểm tra báo cáo thực hành của HS. 
- YCHS nêu cách dựng ảnh mục 1a.
Y-K: Công nhận kết quả mục 1b. YCHS vận dụng trả lời mục 1cde
Tb-K: Gợi ý HS làm
+ So sánh OF’ và BI
+ Tên gọi OF’ trong ∆BIB’
+ So sánh OB và OB’
+ Xét ∆OAB và ∆OA’B’ ta có được điều gì?
K-G: YCHS thảo luận trả lời mục 2b theo gợi ý trên
- Hãy so sánh AB và A’B’? (Tb) Thảo luận xây dựng công thức tính f ? (K-G)
+ Gọi đại diện trình bày các bước tiến hành. (K-G)
- GV ghi tóm tắt các bước tiến hành TN để Tb-K thực hành. 
- Trình bày bản báo cáo cho GV kiểm tra 
- Trả lời các các câu hỏi mục 1 theo gợi ý 
- Thảo luận xây dựng công thức tính f
- HS trình bày các bước tiến hành
- Rút ra nội dung của bài và ghi vở đầy đủ
- Ghi nhớ các bước thực hành và mạnh dạn trình bày những thắc mắc của mình
I. Trả lời câu hỏi 
a) Dựng ảnh của một vật đặt cách TKHT một khoảng bằng 2f
b) Chứng minh: OA = OA’
Ta có BI = OA = 2f
 OF’ = ½ BI, mà BI // OF’
Do đó, OF’ là đường trung bình của ∆BIB’, nên OB = OB’
 ∆OAB = ∆OA’B’
 OA = OA’
c) Từ ∆OAB = ∆OA’B’
AB = A’B’
Do đó ảnh có kích thước bằng vật
d) 
e) Tóm tắt cách tiến hành đo
- Đo chiều cao của vật, đánh dấu chiều cao này trên màn ảnh, đồng thời ghi kết quả vào bảng
- Đặt TK ở giữa vật và màn sát TK và cách đều TK
- Dịch chuyển vật và màn ảnh xa TK những khoảng cách bằng nhau (d = d’) sao cho thu được ảnh rõ nét và có kích thước bằng vật (h = h’)
- Đo khoảng cách từ vật đến màn ảnh và tính tiêu cự theo công thức 
Kết luận của GV: 
- HS có thể vẽ các tia sáng thiếu thông tin, không chính xác. Cần lưu ý điều này khi dạy
- Chứng minh hình học có thể trình bày các bước chính để HS biết
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục đích của hoạt động: Thực hành theo các bước tiến hành đo tiêu cự
Thời lượng: 25 phút
- Hãy nhắc lại cách tiến hành đo
*Lưu ý 
- Lúc đầu đặt TK ở giữa giá quang học, rồi đặt vật và màn ở khá gần TK, cách đều TK. Cần đo các khoảng cách này để đảm bảo d0 = d0’.
- Sau đó xê dịch đồng thời vật và màn những khoảng lớn bằng nhau (chừng 5cm) ra xa dần thấu kính để luôn đảm bảo d = d’.
- Khi ảnh hiện lên trên gần rõ nét thì dịch chuyển vật và màn những khoảng nhỏ bằng nhau cho tới khi thu được ảnh rõ nét cao bằng vật. Kiểm tra điều này bằng cách đo chiều cao h’ của ảnh để so sánh với chiều cao h của vật: h = h’.
- YCHS lần lượt hai nhóm thực hành và ghi kết quả vào bảng 1.
- Theo dõi, nhắc nhở để HS hoàn thành thực hành
Tb-Y: Nhắc lại cách tiến hành đo
- Từng nhóm HS thực hiện các công việc sau:
a) Tìm hiểu các dụng có trong bộ thí nghiệm 
b) Đo chiều cao h của vật
c) Điều chỉnh để vật và màn cách thấu kính những khoảng bằng nhau và cho ảnh cao bằng vật.
d) Đo các khoảng cách (d, d’) tương ứng từ vật và từ màn đến thấu kính khi h = h’ 
2) Kết quả đo
Bảng 1 Sgk
Giá trị trung bình của tiêu cự TK đo được là .... mm
Kết luận của GV: 
- Tất cả HS đều tham gia vào thực hành, tránh vài cá nhân làm việc
- Thao tác thí nghiệm tuân thủ theo hướng dẫn, quan sát và đọc chính xác kết quả đo
Hoạt động 3: hoàn thành báo cáo (5 phút)
Mục đích của hoạt động: Trả dụng cụ. Tất cả HS hoàn thành mẫu báo cáo của mình
Thời lượng: 5 phút
- YCHS hoàn thành báo cáo
- Nhận xét ý thức, thái độ và tác phong làm việc của nhóm, tuyên dương các nhóm làm tốt và nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt.
- Thu báo cáo thực hành của HS
- YCHS trả dụng cụ đúng vị trí
- Từng HS hoàn thành mẫu báo cáo
- Hoàn thành báo cáo thực hành
- HS nộp báo cáo thực hành và trả dụng cụ đúng vị trí.
Kết luận của GV: 
- Tính toán chính xác, tránh tình trạng HS ghi kết lẫn nhau 
1. Đánh giá kỹ năng thực hành
- Đúng kỹ thuật, thao tác thành thạo ................................................................................ 4đ
- Đúng kỹ thuật, chưa thành thạo, làm được .................................................................... 3đ
- Đúng kỹ thuật, làm được, nhưng còn lúng túng ........................................................... 2đ
- Làm được nhưng còn nhiều hạn chế .............................................................................. 1đ
- Không làm ..................................................................................................................... 0đ
2. Đánh giá kết quả thực hành
-Trả lời câu hỏi ............................................................................................................... 2đ
- Kết quả: ........................................................................................................................ 2đ
- Thái độ: .........................................................................................................................2đ
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
- Xem trước bài 47: Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh – cấu tạo và đặc điểm ảnh của vật trên phim trong máy ảnh; cách dựng ảnh của vật
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 1 phút 
- Câu hỏi, bài tập: Đường truyền các tia sáng đặc biệt qua TKHT; cách dựng ảnh của vật tạo bởi TKHT
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhực điểm sau khi tổ chức dạy học: ..........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 26
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc