Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Những đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên thân phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng.
- Các kiểu gân lá; lá đơn, lá kép và cách xếp lá trên thân.
- Loại gân lá, kiểu lá, cách xếp lá ngoài thiên nhiên.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng.
II. Chuẩn bị:
Thầy:Vật mẫu: cành mang lá ổi, cam, me, phượng, dâu tằm ăn, rẽ quạt, mòng tơi, hoa hồng, quỳnh, dừa cạn, tre, mía, lúa, …
Bảng phụ: ghi nội dung bảng trang 63.
Trò: sưu tầm vật mẫu theo nhóm như đã hướng dẩn.
Phương pháp: Trực quan , đàm thoại.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 11 - Tiết: 21 Ngày soạn: 14/10/2018 Chương 4: LÁ Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Những đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên thân phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng. - Các kiểu gân lá; lá đơn, lá kép và cách xếp lá trên thân. - Loại gân lá, kiểu lá, cách xếp lá ngoài thiên nhiên. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị: Thầy:Vật mẫu: cành mang lá ổi, cam, me, phượng, dâu tằm ăn, rẽ quạt, mòng tơi, hoa hồng, quỳnh, dừa cạn, tre, mía, lúa, Bảng phụ: ghi nội dung bảng trang 63. Trò: sưu tầm vật mẫu theo nhóm như đã hướng dẩn. Phương pháp: Trực quan , đàm thoại. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: (25’)Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá. 1. Đặc điểm bên ngoài của lá Yêu cầu hs để các lá lên bàn, thảo luận trả lời 3 câu hỏi mục Ñ tr.61, 62: - Nhận xét: hình dạng, kích thước, màu sắc, của phiến lá, dích tích bề mặt của phần phiến so với phần cuống? - Tìm những đặc điểm giống nhau của phần phiến các loại lá? - Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của lá? Hướng dẫn học sinh quan sát gân lá, có 3 kiểu, Để các vật mẫu lên bàn thực hiện theo hướng dẫn của gv. Thảo luận nhóm đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung: - Có hình dạng, kích thước khác nhau - Có màu lục, - Diện tích bề mặt phần phiến lá rộng hơn phần cuống. Quan sát các dạng gân lá, lấy ví dụ minh họa. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Lá gồm cuống lá mang phiến lá; trên phiến lá có gân lá. Phiến lá: Màu lục, Dạng bảng dẹt, Là phần rộng nhất của phiến lá => giúp lá nhận nhiều ánh sáng. b. Gân lá: có 3 kiểu Hình mạng: lá dâm bụt, lá bưởi, lá ổi, Gân song song: lá tre, lúa, mía, Gân hình cung: lá địa liền, lá bèo nhật bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản - Hãy nêu những cây có gân lá hình mạng, song song, hình cung? Bổ sung hoàn chỉnh nội dung trên vật mẫu. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ð đầu trang 63 trả lời: Vì sao lá mồng tơi là lá đơn còn lá hoa hồng là lá kép? Yêu cầu học sinh lập bảng so sánh, lấy vd minh họa. (K-G) lấy 1 số ví dụ lá đơn: lá ổi, lá mận ... Lá kép: lá phượng, lá me (K-G) lấy 1 số ví dụ: gân hình mạng: lá ớt, lá chanh, lá cách. Gân hình song song: lá sả, lá dừa .. Gân hình cung: lá lục bình.. Lá đơn và lá kép: +Lá đơn - Cuống lá nằm ngay dưới chồi nách Mỗi cuống chỉ mang 1 phiến lá Khi rụng: cả cuống và phiến lá rụng cùng lúc. Ví dụ: lá bưởi, lá nhãn, Lá kép - Cuống chính (dưới chồi nách) phân thành nhiều cuống con. Mỗi cuống con mang 1 lá chét (1 phiến lá). Khi rụng lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. Ví dụ: lá hoa hồng HĐ 2: (14’)Phân biệt các kiểu xếp lá trên thân. 2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành: Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.5 Tranh vẽ phóng to tr 63 kết hợp với vật mẫu hãy: thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục Ñ trang 63, 64. Treo bảng phụ yêu cầu các nhóm báo cáo. Dựa trên vật mẫu; Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. (K-G) Trả lời câu hỏi 3/64 Gv gợi ý: phiến lá có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. + Có nhiều kiểu gân lá + Có 2 loại lá chính: lá đơn, lá kép Quan sát theo hướng dẫn. Thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi và hoàn thành bảng trang 63. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Có 3 kiểu xếp lá Mọc cách: lá dâm bụt, nhãn Mọc đối: dừa cạn, Mọc vòng: lá huỳnh, trúc đào, => Lá xếp trên mấu thân so le nhau giúp cho các lá đều nhận được nhiều ánh sáng. 4. Củng cố: (2’) - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trang 64. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới: (3’) - Làm thí nghiệm về quang hợp sgk tr.68 (lá khoai lang, rau muống) - Hoàn thành bài tập ép lá cây vào vở, hướng dẫn học sinh cách ép. - Đọc mục “Em có biết” IV. Rút kinh nghiệm: Tuần: 11 - Tiết: 22 Ngày soạn 14/10/2018 Bài 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đặc điểm khác biệt về màu sắc ở 2 mặt của phiến lá - Các ứng dụng thực tế trong sản xuất nông nghiệp liên quan đến hoạt động đóng mở lỗ khí. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị: - Thầy : Tranh vẽ phóng to H.20.1 – 20.4 trang 65 – 66. - Mô hình: cấu tạo một phần phiến lá cắt ngang. - Trò: sgk, vở ghi. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Nêu đặc điểm bên ngoài của phiến lá? - Lá xếp trên cây theo những kiểu nào? Tác dụng? TL: - Phiến lá: có màu lục, dẹt, là phần rộng nhất của phiến lá. Lá xếp trên thân theo 3 kiểu ; - Lá xếp so le nhau giúp cây hứng được nhiều ánh sáng. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: (10’) Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của lớp biểu bì. * Cấu tạo trong của phiến lá Treo Tr.vẽ phóng to hình 20.1, hướng dẫn quan sát cấu tạo trong khi cắt ngang qua phiến lá: - Cấu tạo trong phiến lá gồm những bộ phận nào? Yêu cầu hs đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm - Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào tế bào bên trong? - Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước? - Quan sát tranh vẽ phóng to theo hướng dẫn. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Cá nhân đọc thông tin thảo luận nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Biểu bì: bao bọc bên ngoài, Thịt lá: ở bên trong Gân lá: xen giữa thịt lá. 1. Biểu bì: - Là lớp tế bào trong suốt, vách dày Bảo vệ và cho ánh sáng chiếu qua. - Tế bào lỗ khí nằm trên biểu bì ( tập trung nhiều ở mặt dưới). TĐK và thoát hơi nước. Hoạt động 2: (10’) Thịt lá và chức năng của thịt lá 2. Thịt lá: Yêu cầu hs đọc thông tin thảo luận nhóm - Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào tế bào bên trong? - Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước? Treo tranh p.to H 20.2, 3 Nhận xét bổ sung hoàn chỉnh nội dung, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. * Lớp tế bào thịt lá có diệp lục, là nơi chế tạo chất hữu cơ cho cây Cá nhân đọc thông tin thảo luận nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Quan sát tranh vẽ theo hướng dẫn. - Cấu tạo: + Nhiều lớp tế bào chứa lục lạp + Các khoang chứa không khí. - Chức năng: + Lục lạp: Thu nhận ánh sáng chế tạo chất hữu cơ. + Trao đổi khí Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ 3: (7’) Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của gân lá. 3. Gân lá. Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3. Hãy nêu cấu tạo và chức năng cùa gân lá? * Hoàn thiện kiến thức Cá nhân đọc thông tin; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. - Cấu tạo: gồm mạch gỗ và mạch rây - Chức năng: Vận chuyển nước, muối và chất hữu cơ. 4. Củng cố: (2’) Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3, sgk trang 67. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới: (2’) - Đọc mục: “Em có biết?” - Hướng dẫn học sinh hoàn thành thí nghiệm cho bài 21 chuẩn bị cho tiết học sau. IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt tuần 11 Ngày: /10/ 2018
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_11_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc