Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

1.Kiến thức: 

                  - Các loại quả thành các nhóm khác nhau.

                  - Quả khô và quả thịt.

                  - Các loại quả trong thực tế đời sống. 

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành, hoạt động nhóm. 

 3. Thái độ:  Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 

II.Chuẩn bị

   Thầy Dụng cụ:  6 dao cắt, 

   + Vật mẫu: quả khó tìm: mơ, chò, thì là. 

  Trò  Quả: nổ, đậu xanh, đậu bắp, chò, me khô,Quả: cà chua, táo

            ( hoặc máy chiếu)

III.Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ(3’) Thụ tinh là gì? Sau khi thụ tinh các bộ phận của hoa biến đổi như thế nào?

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 22/12/2018
Tuần 21	
Tiết 39(GDMT) CHƯƠNG VII: HOA VÀ QUẢ
Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: 
 - Các loại quả thành các nhóm khác nhau.
 - Quả khô và quả thịt.
 - Các loại quả trong thực tế đời sống. 
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành, hoạt động nhóm. 
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
II.Chuẩn bị: 
 Thầy Dụng cụ: 6 dao cắt, 
 + Vật mẫu: quả khó tìm: mơ, chò, thì là. 
 Trò Quả: nổ, đậu xanh, đậu bắp, chò, me khô,Quả: cà chua, táo
 ( hoặc máy chiếu)
III.Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’) Thụ tinh là gì? Sau khi thụ tinh các bộ phận của hoa biến đổi như thế nào?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt dộng 1:(10’) Tập phân chia các nhóm quả:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu hs quan sát vật mẫu và hình 32.1 trang 105 sgk, thảo luận nhóm thử phân chia các nhóm quả
- (Y)Em có thể phân chia quả đó thành mấy nhóm? 
 - (Y) Hãy viết những đặc điểm mà em đã dùng để phân chia chúng? 
- (K – G) Chúng ta phân chia theo nhiều cách như vậy, nhưng các nhà khoa học sẽ dựa vào đặc điểm nào để phân chia chúng? 
- Quan sát vật mẫu và hình 32.1, thảo luận nhóm nêu sự phân chia và đặc điểm dùng để phân chia. 
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả: 
Căn cứ vào vỏ quả để phân biệt các loại quả 
Hoạt dộng 2: (26’)Tìm hiểu sự phân chia các nhóm quả dựa vào đặc điểm vỏ quả:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk mục 2
Trong hình 32.1 có những quả nào thuộc mỗi nhóm đó? 
- Yêu cầu h/s thảo luận nhóm: 3 câu hỏi mục s của mục a. 
 - Hình 32.1 có những quả nào được xếp vào mỗi nhóm quả khô đó?
(Y)- Kể tên 1 số quả khô khác và xếp vào 2 nhóm đó?
- Yêu cầu hs đại diện báo cáo, bổ sung. 
- Hướng dẫn hs dùng dao tách các quả thịt. Yêu cầu hs đọc thông tin mục b, thảo luận nhóm 
(K - G)- Tìm điểm khác nhau chính giữa nhóm quả mọng và nhóm quả thịt?
-(K – G) Hình 32.1 có những quả nào thuộc nhóm quả mọng và những quả nào thuộc nhóm quả hạch?
- (Y)Kể 1 số ví dụ về những quả mọng, quả hạch?
Yêu cầu hs đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
* GDMT: Tại sao chúng ta lại cần bảo vệ các loại quả?(Vì con người và sinh vật sinh sống được đều phải nhờ vào nguồn chất dinh dưỡng lấy từ các loại quả)
- Cá nhân đọc thông tin , quan sát hình 
 Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Hs thảo luận nhóm phân biệt 2 nhóm quả khô và sắp xếp các loại quả vào 2 nhóm trên. 
- Hs đọc thông tin và thảo luận nhóm phân biệt 2 nhóm quả thịt và sắp xếp các loại quả vào 2 nhóm trên. 
2. Các loại quả chính: Có 2 loại quả chính: 
- Quả khô: khi chín vỏ: khô, cứng, mỏng. Vd: quả đậu Hà Lan, quả nổ, 
- Quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Vd: quả cà chua, táo
 a. Các loại quả khô: có 2 loại: 
- Quả khô nẻ: khi chín, vỏ quả tự tách ra.
 Vd: quả điệp, quả nổ, 
- Quả khô không nẻ: khi chín, vỏ quả không tự tách ra được. 
Vd: quả me, quả thì là, quả chò, 
b. Quả thịt: có 2 loại: 
- Quả mọng: quả khi chín gồm toàn thịt quả. 
Vd: đu đủ, cà chua, chuối, 
- Quả hạch: quả có hạch cứng bọc lấy hạt.
 Vd: quả xoài, cóc, táo, mơ,  
 4. Củng cố: (3’)
 Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 1, 2, 3
 (K- G) trả lời câu 4 sgk trang 107. 
 5. Hướng dẫn tự học – làm bài tập và soạn bài mới. (2’)
 - Xem mục “Em có biết”
 - Nhắc nhở hs làm thí nghiệm để hạt ngô, đậu đen lên bông gòn ẩm bài 33 trước 1 đêm. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn 22/12/2018
Tuần 21	
Tiết 40 (GDMT) 	
Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: 
 - Các bộ phận của hạt
 - Hạt cây 1 lá mầm với hạt cây 2 lá mầm. 
 - Các loại cây có hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm trong thực tế. 
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh. 
 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
II.Chuẩn bị: 
 Thầy: Tranh vẽ pháng to hình 33.1 và 33.2 trang 108 sgk, 
 Dụng cụ: 6 dao cắt, 6 kính lúp. 
 Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 108 sgk
 Trò: Hạt đậu đen, hạt bắp đã ngâm. 
 (hoặc máy chiếu)
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)	
 - Phân biệt quả thịt với quả khô? Tại sao phải thu hoạch đậu xanh trước khi quả chín khô? 
 - Phân biệt 2 loại quả khô và 2 loại quả thịt? Cho vd? 
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: (17’)Tìm hiểu các bộ phận của hạt:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- (Y)Hướng dẫn hs cách bóc vỏ 2 loại hạt và dùng kính lúp quan sát.
- Treo tranh hình 33.1 và 33.2, bảng phụ, yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng
- Hướng dẫn hs dựa vào bảng rút ra k. luận.
-(Y) Hạt gồm những bộ phận nào? 
- (K –G) Vỏ có chức năng gì?
- (K –G) Phôi gồm những bộ phận nào? Số lá mầm của phôi?
- Chất dinh dưỡng chứa ở đâu?
- Quan sát tìm hiểu cách tách các bộ phận của 2 loại hạt.
- Chia nhóm thảo luận
- Các nhóm báo cáo và nhận xét kết quả
1. Các bộ phận của hạt:
- Hạt gồm: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
- Vỏ nằm ngoài bảo vệ
- Phôi gồm: Chồi mầm, thân mầm, rễ mầm và lá mầm.
- Chất dinh dưỡng nằm ở lá mầm.
Hoạt dộng 2: (18’)Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu HS quan sát hình và dựa vào bảng. 
(K –G) Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa hạt đậu đen và hạt ngô?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- (Y) Đặc điểm của cây 1 lá mầm? cho ví dụ.
-(Y) Đặc điểm của cây 2 lá mầm? cho ví dụ.
*GDMT: Hình thành cho HS ý thức bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản.
- HS quan sát bảng 
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung
2. Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm: 
- Cây 1 lá mầm: Phôi của hạt có 1 lá mầm. 
Vd: Cây lúa, cây cau, cây dừa.
- Cây 2 lá mầm: Phôi của hạt có 2 lá mầm
- Vd: Cây đậu xanh, cây cải, cây cam
 4. Củng cố(3’)
 Hướng dẫn hs: vẽ hình, trả lời câu hỏi 1, 2
(K-G) trả lời câu 3 sgk trang 109. 
Hạt lạc có cấu tạo giống hạt đậu chỉ gồm có 2 bộ phận là vỏ và phôi , vì chất dinh dưỡng dự trữ của hạt không tạo thành 1 bộ phận riêng mà được chứa trong 2 lá mầm (là 1 phần của phôi ) bạn nói không chính xác
 5. Hướng dẫn tự học – làm bài tập và soạn bài mới (2’)
 - Yêu cầu hs hoàn thành bài tập cuối trang 109, 
 - Làm thí nghiệm ngâm hạt đậu trang 113. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
Duyệt tuần 21
Ngày: /12/2018
Phạm Thị Chanh

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_21_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc