Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

  1. Mục tiêu, kiến thức, kĩ năng.

   - Mục tiêu:

           Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.

              - Kiến thức:

+ Vẻ đẹp được tâm hồn trong sáng , tính cách dũng cảm , hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện . 

+ Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

         + THGDMT: Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh.

     - Kĩ năng: 

           + Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

           + Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”.

           - Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

   - Thái độ: Có ý thức đọc văn bản để cảm nhận nét đẹp của các nhân vật trong truyện.

doc 20 trang Khánh Hội 17/05/2023 1740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Tuần dạy: 28	
Tiết dạy: Từ tiết 141 đến tiết 147
Ngày soạn: 20/02/2019
Tiết141,142: Bài 28:
 Văn bản:	 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 (trích) Lê Minh Khuê
I. Mục tiêu:
 1. Mục tiêu, kiến thức, kĩ năng.
 - Mục tiêu:
	Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.
	 - Kiến thức:
+ Vẻ đẹp được tâm hồn trong sáng , tính cách dũng cảm , hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện . 
+ Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
 + THGDMT: Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh.
 - Kĩ năng: 
	+ Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
	+ Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”.
	- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
 - Thái độ: Có ý thức đọc văn bản để cảm nhận nét đẹp của các nhân vật trong truyện.
 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
 	 - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
 	 - Năng lực thẩm mĩ
 	 - Năng lực hợp tác
 	 - Năng lực tự học
 	- Năng lực học nhóm
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án.
- HS: ĐDHT, bài cũ, bài soạn, SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(6p)
 - Nêu ý nghĩa của vb Bến Quê?
 3. Nội dung bài mới: (77P) 
Hoạt động 1: Khởi động (3phút)
*Bước 1: Nêu yêu cầu cho học sinh.
*Bước 2: GV cho HS xem 1 đoạn phim tư liệu về các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn thời chống Mĩ kết hợp với việc nghe bài hát Cô gái mở đường. (Để HS hiểu được hoàn cảnh lịch sử khi tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ra đời ) 
GV đưa ra câu hỏi :
- Đoạn video và bài hát trên ca ngợi ai ? Trong thơi điểm lịch sử nào của dân tộc ?
* Bước 3 : Sau 30 giây HS phải trả lời. Đội nào xung phong trả lời nhanh và đúng sẽ chiến thắng. Phần thưởng là tràng pháo tay chúc mừng.
*Bước 4: Gv đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS, khát quát kết nối vào bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: HD HS Đọc – tìm hiểu chung.( 22p)
1. Mục đích:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, chú ý thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ .
2. Nội dung:
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn .
- Gọi HS đọc tiếp.
-Trình bày vài nét cơ bản về nhà văn Lê Minh Khuê . 
- Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản ? 
- Văn bản này được viết theo thể loại nào ? 
- Em hãy tóm tắt truyện?
3. Kết luận;
- Giáo viên kết luận.
- Nghe.
- Nghe.
- Học sinh đọc tiếp.
- Giới thiệu tg: Lê Minh Khuê: Sinh năm 1949. Quê: Thanh Hoá; Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn , miêu tả tâm lí sắc sảo , tinh tế, đặc biệt là tâm lí nhân vật nữ.
- Phát biểu.
- Truyện ngắn.
- Tóm tắt truyện.
- Nghe.
I . Đọc- tìm hiểu chung :
1. Đọc.
2 . Tìm hiểu chung:
- Lê Minh Khuê: Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn , miêu tả tâm lí sắc sảo , tinh tế, đặc biệt là tâm lí nhân vật nữ.
- TP: Ra đời năm 1971 - cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt .
- Thể loại : Truyện ngắn .
Hoạt động 2: HD HS Đọc – hiểu VB.(50 p)
1. Mục đích: Giúp HS nắm được nội dung của văn bản.
2. Nội dung:
- HS yếu kém: Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ? 
- HS khá giỏi: Việc chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ? 
- Truyện kể về những nhân vật nào? 
* Cho HS thảo luận câu 2: - Những nhân vật này có những nét chung nào khiến họ gắn bó với nhau thành một khối thống nhất ? Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
(Cho HS tìm trong sgk.)
- Bên cạnh những điểm chung còn có những nét riêng. Vậy những nét riêng của những cô gái này là gì?
- Qua đó ta thấy đây là những con người có tâm hồn như thế nào?
- HS khá giỏi: Qua h.a ba cô gái, truyện phản ánh hiện thực gì trong thời kì bấy giờ?
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- THGDMT: Em hãy nhận xét về môi trường trong thời chiến tranh lúc bấy giờ?
- Vẻ đẹp của các nv này tiêu biểu cho điều gì?
Tiết 2:
- Truyện ngắn này, tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động tự nhiên về tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, tiêu biểu qua nhân vật Phương Định. Hãy PT nv qua các ý:
+Tự quan sát đánh giá về mình.
+ Tâm trạng trong một lần phá bom.
+ Cảm xúc trước trận mưa đá.
- Nhân vật tự quan sát , đánh giá về mình như thế nào ở phần đầu truyện ?
- Gọi HS đọc những chi tiết về đoạn tự thuật của nv.
- Tâm trạng trong một lần phá bom như thế nào?
- Cảm xúc của cô trước trận mưa đá như thế nào ?
 ->Hồi tưởng của cô về tuổi thiếu niên ở Hà Nội. 
- HS khá giỏi: Em có nx gì về cách miêu tả nv của tg?
- HS yếu kém: GV gợi ý.
- Qua truyện ngắn này , em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ?
Tích hợp GDQP và an ninh.
Em hãy kể những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo của thanh niên xung phong trong kháng chiến? 
- Có em nào thuộc bài " Cô gái mở đường ", hãy hát?
- Nx về ngôi kể, ngôn ngữ và giọng điệu của truyện?
- Nêu ý nghĩa truyện?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3. Kết luận ở phần ghi bảng.
- HS yếu kém: Phương Định.
- HS khá giỏi: Thuận lợi cho việc biểu hiện thế giới nội tâm, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật; Phù hợp để ( điểm nhìn ) miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn . 
- Ba cô gái thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, chị Thao.
- Thảo luận.
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu: “Có ở đâu như thế này không chạy về hang”.
- Đều có những phẩm chất tốt đẹp của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường : dũng cảm , trách nhiệm , gắn bó với đồng đội; dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư
-Định: là học sinh thành phố, hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với kỉ niệm của thiếu nữ...
.
- Là những cô gái khá đẹp , được nhiều người để ý ; Tâm hồn trong sáng , dũng cảm , hồn nhiên , lạc quan .
- HS khá giỏi:Hiện thực chiến tranh khốc liệt.
- Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng: đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn
- Tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng VN thời kì k/c chống Mĩ cứu nước.
- Thảo luận câu 3: HS dựa vào SGK để trả lời.
- Dẫn chứng sgk: “Tôi là con gái HN ..xa xăm”
- Đọc các đv:
+ Tôi mê hát...một mình. (tr 114,115)
+ Tôi thích nhiều bài...thích nhiều. (tr119) 
- Nêu tâm trạng: “Tôi, một quả bom trên đồitrên đầu”.
- Phần chữ nhỏ cuối truyện. “Mà tôi nhớ 1 cái gì đấy đội trên đầu”.
- HS khá giỏi : Miêu tả tâm lí rất chân thực và sinh động làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, trong sáng.
- Nêu suy nghĩ.
- Hát bài “ Cô gái mở đường”. ( nếu thuộc)
Vương Bích Vương ĐTTNXP
- Ngôi thứ nhất: Phù hợp với nhân vật kể chuyện : tự nhiên , gần gũi khẩu ngữ , trẻ trung nữ tính . 
- Lời kể thường dùng câu ngắn , nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường 
- Những đoạn hồi tưởng nhịp kể chậm lại , gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi niên thiếu .
- Phát biểu.
- Học sinh đọc to ghi nhớ .
II . Đọc - hiểu văn bản.
1. Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong .
* Những nét chung : 
- Cùng hoàn cảnh sống , chiến đấu , cùng công việc: nguy hiểm, ác liệt .
- Đều dũng cảm , trách nhiệm , gắn bó với đồng đội , dễ xúc cảm , nhiều mơ ước , hay mơ mộng ....
* Những nét riêng : 
- Chị Thao : từng trải hơn, dũng cảm, bình tĩnh, cương quyết , táo bạo , sợ máu , chăm chép bài hát
- Nho : Vẻ ngoài đáng yêu, thích thêu thùa
- Định : thích ngắm mình trong gương , mơ mộng , thích hát.
-> Tâm hồn trong sáng , dũng cảm , hồn nhiên , lạc quan .
=> Hiện thực chiến tranh khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở một trọng điểm giao thông.
2. Nhân vật Phương Định : 
- Quan tâm đến hình thức của mình :là cô gái khá đẹp, được nhiều người để ý.
+ Nhạy cảm , hồn nhiên , hay mơ mộng và thích hát . 
+Yêu mến những người đồng đội . 
- Trong lần phá bom: dũng cảm , tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc . 
- Cảm xúc trước trận mưa đá: vui thích ,hồi tưởng về tuổi niên thiếu .
=> Là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho CN anh hùng CM VN thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3 . Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất: người kể chuyện là nv trong truyện.
- Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nv phù hợp.
- Lời trần thuật và lời đối thoại tự nhiên.
4. Ý nghĩa:
Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn cả 3 cô gái TN xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
* Ghi nhớ: sgk.
Hoạt động 3: HD HS luyện tập. (5p)
- Yêu cầu hs làm bt2.
- làm bt2.
IV. Luyện tập:
Bt2. Phát biểu cảm nghĩ về nv Phương Định.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp.
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vu học tập 
 Bài tập vận dụng: 
(?) Là thế hệ trẻ VN được sinh ra và lớn lên không khí hòa bình trong đất nước . Chúng ta cần phải làm gì cho xứng đáng với thế hệ cha anh ?
(?) Qua hai tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Mih Khuê, em có cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
*Bước 2: HS làm việc nhóm.
*Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
*Bước 4: Gv đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS. GV chốt 
Làm bài tập sau: 
 Gợi ý :
a , Về nôi dung :
 - Nêu được hoàn cảnh của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và cũng đầy hi sinh mà những người lính , những cô thanh niên xung phong phải chịu đựng 
- Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, họ vẫn vươn lên và tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời .
+ Họ vẫn giư được vẻ trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ 
+ Họ luôn dũng cảm đối diện với gian khổ, chấp nhận hi sinh với thái độ hiên ngang, quả cảm.
+ Họ có tình đồng chí , đồng đội gắn bó thân thiết sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.
+ Sống có lí tưởng, mục đích và trách nhiệm , có trái tim yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
+ Tâm hồn đầy lãng mạn, mơ mộng 
 - Hình ảnh người lính hay những nữ TNXP hiện lên chân thực , sinh động và có sức thuyết phục với người đọc
- Qua hình ảnh của họ chúng ta hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc , hiểu hơn về một thế hệ cha anh 
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước 
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
- Có thể liên hệ với thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay đang kế tiếp và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ cha anh đi trước trong viêc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc .
b. Hình thức :
- Bài viết có bố cục 3 phần , độ dài khoảng 2 trang 
- Lập luận chặt chẽ , lời văn có cảm xúc.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triên ý tưởng sáng tạo.
Bài tập về nhà: 
BT1 : Sáng tác một số câu thơ có chủ đề ca ngợi những cô TNXP .
BT 2: Vẽ tranh minh họa về cuộc sống, chiến đấu của các cô TNXP trong truyện theo tưởng tượng của em.
 + Học bài vừa học; tóm tắt truyện.
 + Viết đv PT nv trong truyện
 + Chuẩn bị : Chương trình địa phương phần TLV .
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học:
 - Kiểm tra:
 + Hình ảnh ba cô gái TN xung phong trong truyện thể hiện ntn?
 + Nêu ý nghĩa và nghệ thuật của truyện?
 - Đánh giá giờ học.
V. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS: 
Tiết:143 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:	
- Kiến thức: 
	- Những kiến thức về kiểu bài NL về sự việc, hiện tượng của đời sống.
	- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.
- Kĩ năng: 
	- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
	- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
- Thái độ: Qua việc thực hiện yêu cầu làm một bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống ở địa phương -> rèn kỹ năng viết văn nghị luận và thấy rõ hơn thực trạng địa phương => xây dựng thái độ, hành động đúng.
2. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
- Năng lực tự học, hợp tác.
- Năng lực giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực học nhóm.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án.
- HS: ĐDHT, bài viết, SGK.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(không)
3. Bài mới:(38P)
Hoạt động 1: Khởi động (8phút)
*Bước 1: Nêu yêu cầu cho học sinh.
Chiếu cho HS xem một số video về vấn đề thực tế ở địa phương ở Bạc Liêu
1. Vấn đề môi trường.
2. Vấn đề an toàn giao thông. 
3. Tệ nạn xã hội 
*Bước 2.3 HS theo dõi và trao đổi theo nhóm cặp đôi nêu cảm nhận suy nghĩ của nhóm trước các hiện tượng này.
- Cử đại diện nhóm trình bày, HS nhận xét, bổ sung. 
*Bước 4: Gv đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS, khát quát kết nối vào bài mới:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. ( 8p)
1. Mục đích:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2. Nội dung:
* GV nêu yêu cầu của tiết học:
- Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương
 - Với sự việc, hiện tượng được chọn phải có dẫn chứng như là 1 sự việc, hiện tượng của XH nói chung cần được quan tâm.
- Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập không nói quá, không giảm nhẹ.
- Bày tỏ thái độ tán thành hay, phản đối ( phải từ lập trường tiến bộ của XH, không vì lợi ích cá nhân.
3. Kết luận:
- Bài viết khoảng 1500 từ đủ 3 phần : MB, TB, KB
+ Có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng
+ Có chuyển mạch, liên kết
- HS để bài đã chuẩn bị cho GV xem.
- Nghe.
I. Chuẩn bị
 Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng NL về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương Bạc Liêu.
Hoạt động 3: Cho HS thảo luận, trình bày.(22 p)
1. mục đích:
- Cho HS hoạt động nhóm.
2. Nội dung:
Gọi đại diện nhóm trình bày.
3. Kết luận:
GV cùng các nhóm nx, bổ sung.
-HS hoạt động nhóm: Trao đổi ý kiến, chọn 1 bài tiêu biểu của nhóm.
- Cử đại diện nhóm trình bày. ->Cả lớp : Chú ý nghe.
-HS cùng nx, bổ sung bài cho bạn.
II. Thảo luận ,trình bày. 
Hoạt động 4: Kết luận. (8p)
- GV rút ra những kết luận chung cho HS nắm: Về nội dung bài, về cách trình bày trước tập thể.
- Cho HS đọc ghi nhớ ở tài liệu địa phương.
- Nghe.
- Đọc.
III. Những kết luận :
* Ghi nhớ: Trình bày ý kiến của cá nhân về một vấn đề nào đó trước tập thể là một việc khó nhưng cần thiết. Người trình bày cần có sự chuẩn bị kĩ càng và thể hiện thái độ trung thực, thân thiện, có văn hóa, có ý thức trách nhiệm.
4. Hướng dẫn về nhà và hoạt động nối tiếp:
Hoạt động 4: Vận dụng ( 5phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vu học tập 
Bài tập vận dụng: Trình bày suy nghĩ của em về 1 trong các hiện tượng xã hội của đia phương NB mà em biết?
Gợi ý: 
- Gương người tốt việc tốt, học sinh nghèo vượt khó, đấu tranh chống tiêu cực, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách, giúp bạn học tập V.V
- Quan hệ tình cảm trong gia đình, nhà trường, xã hội 
Bước 2: . HS làm việc nhóm.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Gv đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS. GV chốt
 Về nhà làm
- Tiếp tục tập viết một bài nghị luận về vấn đề của địa phương 
- Xem lại đề bài viết số 7.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 3p
 - Kiểm tra:
 Khi trình bày vấn đề cần lưu ý những điểm nào?
 - Đánh giá giờ học:
....................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS: ........
Tiết 144: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN ( phần thơ)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 - Kiến thức: + Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình 
 + Ôn tập lại kiến thức đã học về phần Văn ( phần thơ) đã học.
 - Kĩ năng: - Thấy được phương thức khắc phục , sửa chữa các lỗi trong bài . 
 - Thái độ: GD HS ý thức tự lực khi làm bài, cố gắng vươn lên trong học tập.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
 - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
 	- Năng lực hợp tác.
	- Năng lực tự học.
 	- Năng lực học nhóm.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án, chấm bài kiểm tra.
- HS: ĐDHT, xem lại đề bài.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(không) 
3. Nội dung bài mới:(38p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Thảo luận đáp án. (5p)
- GV phát bài cho HS.
- Phân công các tổ thảo luận tìm đáp án cho 2 bài kiểm tra.
- Nhận bài.
- Thảo luận.
I. Đáp án :
Hoạt động 2: Đọc đề -> xác định ND chính. (13p)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Xác định nội dung chính.
- Đọc đề.
- Xác định 
II. Nội dung chính :
GV dùng đáp án ở tiết 131
Hoạt động 3: HD HS sửa chữa lỗi. (15p)
- Cho HS thảo luận phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Nêu ưu điểm, hạn chế trong bài làm.
- GV nêu những hiện tượng phổ biến, lỗi điển hình của từng phần (lấy trong bài của HS).
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Nghe.
III. Sửa chữa lỗi.
Hoạt động 4: GV công bố kết quả. (5p)
- GV công bố kết quả chung của cả lớp.
- Công bố kết quả của từng em.
- Tuyên dương HS có bài làm tốt.
- Gọi HS đọc bài hay hoặc đv.
- Nghe.
- Nghe -> nhận bài.
- Nghe.
- Đọc.
IV. Kết quả: 
THÔNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0- <5
Từ 5 - < 7
Từ 7 - <9
Từ 9 - 10
So sánh lần kiểm tra trước từ >5
Tăng %
Giảm %
9A
 Tiết 145:	 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Giúp HS: Ôn lại những kiến thức đã học về bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Nhận rõ những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình.
 - Kỹ năng: Biết sữa chữa những lỗi trong bài viết và xây dựng phương hướng phấn đấu cho bài viết sau.
 - Thái độ: - Có ý thức sửa sai trong bài làm của mình và tinh thần cầu tiến.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
 - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
 	- Năng lực hợp tác
	- Năng lực tự học
 	- Năng lực học nhóm
II. Chuẩn bị:
- Thầy :SGK, Chấm bài; giáo án. 
- Trò :ĐDHT, SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ : (không)
 3. Bài mới: (38p)
* Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS. 
Đọc diễn cảm bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ học tập.
 Hs làm việc độc lập
Bước 3: Hs trình bày, nhận xét đánh giá
 hs trình bày, hs nhận xét bổ sung 
Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá, chốt ý chính
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: Xác định yêu cầu của đề bài. (15p)
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài.
- Xác định ND và thể loại của đề.
- Yêu cầu HS lập dàn ý.
-> Lập dàn bài chung cho đề.
=> Tương tự đề 2, GV cũng tiến hành các bước như trên; dựa vào dàn ý ở tiết 134,135.
- Đọc.
- Xác định ND, thể loại.
- Lập dàn ý.
I. Đề bài: 
Đề 1:
Đề bài : Cảm nghĩ về bài thơ “Viếng lăng Bác ” của Viễn Phương.
II. Yêu cầu của đề bài:
1. Nội dung: 
- Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho Bác.
2. Thể loại: Nghị luận về bài thơ.
3. Dàn bài:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu về bài thơ “Viếng lăng Bác ” của Viễn Phương.
- Giới thiệu về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b. Thân bài:
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
+ Năm 1976 một năm sau ngày thống nhất đất nước, công trình lăng Bác được hoàn thành.
+ Tác giả đã ra thăm lăng Bác và viết bài thơ này.
- Bài thơ là cảm xúc của người con miền Nam lần đầu ra viếng lăng Bác.
- Bài thơ diễn tả hành trình vào viếng lăng Bác
* Những nội dung cần lưu ý:
- Khổ 1:Cách xưng hô tôn kính, hình ảnh hàng tre xanh, hình ảnh của dân tộc trong Bão táp mưa sa.
- Khổ 2: Điệp từ “ngày ngày”, ẩn dụ “mặt trời”ca ngợi sự vĩ đại của Bác, bất tử hóa hình ảnh Bác; hình ảnh dòng người thể hiện sự thành kính thiêng liêng cao cả.
- Khổ 3: Bác vĩ đại nhưng gần gũi, giản dị; nỗi đau mất Bác khôn nguôi.
- Khổ cuối : Điệp ngữ “muốn làm” thể hiện tâm niệm tha thiết, hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu”-> khát khao ở bên Bác.
=> Giọng thơ trang nghiêm, thành kính, thiết tha, lời thơ cô đọng giàu sức liên tưởng và biểu cảm.
c. Kết bài :
- Khái quát cảm nghĩ của em về bài thơ.
Hoạt động 3: HD HS sửa chữa lỗi. (15p)
- Gv phát bài cho HS để các em nx.
- So sánh bài làm của mình với yêu cầu của đề bài.
- GV nêu những hiện tượng phổ biến về ưu điểm, hạn chế. (GV lấy VD về lỗi điển hình của từng phần – lấy từ bài của HS).
- Ưu điểm : 
+ Đa số các em làm đúng yêu cầu của đề, có bố cục đầy đủ 3 phần. 
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày khá mạch lạc, trôi chảy, sạch đẹp
- Khuyết điểm:
+ Bài làm chưa thể hiện được LĐ; Câu văn lủng củng; sai nhiều lỗi...
+ Trình bày cẩu thả.
+ Lời văn chưa hay, dùng từ chưa hợp lí.
.
- HD HS cách sửa chữa lỗi.
- Nhận bài.
- So sánh.
- Chú ý theo dõi.
- Chú ý theo dõi.
- Nghe -> sửa lỗi.
III. Sửa chữa lỗi:
- Ưu điểm :
- Khuyết điểm :
=> Sửa chữa lỗi:
Lỗi (sai) Sửa lại (đúng)
Hoạt động 4: GV công bố kết quả. (8p)
- GV công bố kết quả chung của cả lớp.
- Công bố kết quả của từng em.
- Tuyên dương HS có bài làm tốt.
- Gọi HS đọc bài hay hoặc đv.
- Nghe.
- Nghe -> nhận bài.
- Nghe.
- Đọc.
IV. Kết quả: 
THỐNG KÊ ĐIỂM :
Lớp
Từ 0 < 5
Từ 5 <7
Từ 7 <9
Từ 9- 10
So sánh với bài kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
9A
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 p)
 - Mục đích: Giúp hs nắm lại kiến thức nghị luận văn học.
 - Nội dung:
+ Tự nhận xét, rút kinh nghiệm và sửa lỗi.
+ Soạn bài: Biên bản.
 - Kết luận:
	Nhắc lại sơ lược nội dung chủ yếu của một bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: (3p)
 - Kiểm tra: Nêu nội dung chủ yếu của một bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
 - Đánh giá giờ hoc:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS: ..
Tiết 146	 BIÊN BẢN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
- Kĩ năng: Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
- Thái độ: Có ý thức viết đúng bố cục của biên bản.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
 - Năng lực hợp tác
 	 - Năng lực tự học
 	 - Năng lực học nhóm
II. Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, giáo án, các mẫu biên bản.
- Trò: ĐDHT, bài cũ, bài soạn, SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(không)
3. Bài mới:(38p)
Hoạt động 1: Khởi động (8phút)
*Bước 1: Chiếu cho HS một số văn bản mẫu về các thể loại như:
	- Biên bản
	- Báo cáo
- Đơn từ,
(?) Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa biên bản với các văn bản hành chính công vụ khác để từ đó dẫn dắt vào bài.
*Bước 2.3 HS làm việc theo nhóm
- Cử đại diện nhóm trình bày, HS nhậnxét, bổ sung. 
*Bước 4: Gv đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS, khát quát kết nối vào bài mới:
	 Giới thiệu: Biên bản là văn bản ghi chép những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Nó không có hiệu lực pháp lí để thi hành, mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ, làm cơ sở để xem xét, kết luận một sự việc...
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: Tìm hiểu Đặc điểm của biên bản . ( 15p)
1. Mục đích. Giúp HS đặc điểm của biên bản.
2. Nội dung:
-Gọi 2 HS đọc 2 VB.
- Cho HS thảo luận các câu hỏi.
- Hai biên bản trên ghi lại sự việc gì ? ( Mục đích ) . 
- Cụ thể mỗi biên bản ghi chép sự việc gì ? 
- Vậy biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung , hình thức ? 
- HS khá giỏi: Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế .
- HS yếu kém: GV gợi ý.
3. Kết luận:
-Học sinh đọc 2 biên bản .
- Thảo luận nhóm.
-Văn bản 1 : Văn bản hội nghị: Ghi lại diễn biến một buổi sinh hoạt chi đội , tuần 6 đang điễn ra .
- Văn bản 2 : văn bản sự vụ: Ghi lại một sự việc trao trả giấy tờ tang vật , phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu.
- Sự việc phải được ghi lại một cách trung thực , chính xác , đầy đủ , tuân theo thủ tục chặt chẽ . 
- HS khá giỏi: Biên bản nghiệm thu , biên bản bàn giao công tác...
I . Đặc điểm của biên bản.
1 . Các văn bản.
2. Trả lời câu hỏi:
a. *Văn bản 1: 
 Ghi lại diễn biến một buổi sinh hoạt chi đội , tuần 6 đang diễn ra .-> Văn bản hội nghị.
 *Văn bản 2 : 
 Ghi lại một sự việc trao trả giấy tờ tang vật , phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu .-> Văn bản sự vụ . 
b. Yêu cầu : 
* Nội dung : Sự việc phải được ghi lại một cách trung thực , chính xác , đầy đủ , tuân theo thủ tục chặt chẽ . 
* Hình thức : lời văn ngắn gọn , chính xác . 
Hoạt động 3: Tìm hiểu Cách viết biên bản.(10 p)
1. Mục đích. Giúp HS nắm được cách viết biên bản. 
 2. Nội dung: 
- Đọc thầm lại hai biên bản SGK.
- Thảo luận các câu hỏi. 
- Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì ? Tên biên bản viết ntn?
- Phần nội dung của biên bản gồm những mục gì ? Cách ghi những nội dung này trong biên bản như thế nào ? Tính chính xác cụ thể biên bản có giá trị như thế nào? 
- Phần kết thúc của biên bản gồm có những mục gì ? Mục kí tên nói lên điều gì? 
- Lời văn ghi biên bản phải như thế nào? 
- Khi trình bày một biên bản cần lưu ý điều gì ?
( tên quốc hiệu, tên biên bản cần trình bày ra sao ? khoảng cách giữa các mục được trình bày như thế nào ?...)
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai biên bản trên.
3. Kết luận:
-Giáo viên khái quát lại toàn bộ kiến thức bài học .
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đọc thầm.
- Thảo luận nhóm.
- Tên quốc hiệu, tiêu ngữ , tên biên bản , địa điểm thời gian , thành phần tham gia và chức trách của họ . Tên biên bản thường được viết bằng chữ in hoa .
- Diễn biến , kết quả của sự việc. Ghi tóm tắt những việc đã diễn ra theo trình tự thời gian -> những nội dung cơ bản tiêu biểu của sự việc đang diễn ra .
- Thời gian kết thúc , chữ kí và họ tên các thành viên có trách nhiệm tham gia ......
- ngắn gọn , chính xác .
- trả lời câu hỏi.
- Đều là biên bản.
- BB theo mẫu và BB không theo mẫu.
- Nghe.
- Học sinh đọc to ghi nhớ .
II . Cách viết biên bản. 
- Phần mở đầu : 
- Phần nội dung : 
- Phần kết thúc : 
* Ghi nhớ : SGK .
Hoạt động 4: HD HS làm luện tập. (8p)
1. Mục đích. Giúp hs nắm lại kiến thức đã học.
2. Nội dung:
- HD HS làm BT1.
3. Kiết luận:
Giáo viên sửa chữa ->kết luận .
- HD HS làm Bt2.
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1, đứng tại chỗ trả lời.
-Học sinh khác nhận xét , bổ sung.
- Nghe.
- làm BT2.
III . Luyện tập :
Bài 1 : Lựa chọn tình huống viết biên bản .
- Ghi lại diễn biến và kết quả của Đại hội Chi Đội.
- Chú công an ghi lại một vụ tai nạn giao thông.
- Nghiệm thu phòng thí nghiệm.
Bài 2 : Tập viết biên bản.
4.Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:(3p)
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vu học tập 
Bài tập vận dụng:
*Bước 2: . HS làm việc nhóm.
	Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc hop giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
*Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
*Bước 4: Gv đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS. GV chốt
- Học bài vừa học; làm BT.
 - Chuẩn bị bài : Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang
 IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: (3p)
 - Kiểm tra:
 ? Nội dung các phần của biên bản là gì?
- Đánh giá giờ học:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS:
Tiết 147: 
 Bài 29: Văn bản:
RÔ - BIN - XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
 (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)	 (Đi-Phô)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 - Kiến thức: Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
 - Kĩ năng: 
+ Đọc – hiểu một VB dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
 + Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
 - Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, sống lạc quan.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, nghiên cứu văn bản.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được ý kiến nếu rơi vào hoàn cảnh như Rô-bin-xơn thì sẽ giải quyết như thế nào?
	- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận câu hỏi. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án; Chuẩn KTKN.
- Học sinh: ĐDHT, bài cũ, bài soạn, SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
- Nêu nhận xét của em về nhân vật Phương Định? Ý nghĩa của truyện?
- Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới: (33p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (3p)
Mục đích: Giới thiệu về nước Anh, nhà văn nổi tiếng Đi-phô.
- Em biết gì về nước Anh, về nhà văn Đi-phô?
- KL của GV: Anh là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Luân Đôn là TP lớn nhất của Vương quốc; Anh cũng là một trong những trung tâm văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Đe-ni-ơn Đi-phô là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII.
- Suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. (20p)
Mục đích: Đọc - tìm hiểu chung và Đọc - hiểu văn bản 
* Kiến thức thứ nhất: Đọc - tìm hiểu chung (8p)
Mục đích: Đọc và tìm hiểu chung về VB.
 - Gọi học sinh đọc. 
- Giới thiệu vài nét về tg?
- Nêu xuất xứ của VB?
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? 
- Nội dung chính của đoạn trích là gì ? 
- Gọi HS đọc chú thích.
- Thảo luận nhanh: Văn bản trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? (lưu ý đoạn cuối cùng chia thành 2 phần).
- HS đọc.
- Giới thiệu tg như sgk.
- VB sáng tác năm 1719 , dưới hình thức tự truyện -> tiểu thuyết phiêu lưu .
- Ngôi thứ 1:nhân vật Rô-bin-xơn
- Kể về Rô-bin-xơn
sống một mình ngoài đảo hoang khoảng 15 năm .
- Học sinh 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_28_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc