Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu: 

  1. Kiến thức:

- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và kể chuyện.

- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.

   2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lý nv.

- Đọc-hiểu vb truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lý nhân vật.

- Kể tóm tắt truyện.

- GDKNS.

   3. Thái độ: Giúp các em có được kĩ năng trong cách nhận xét thành công của người khác.

II. Chuẩn bị:

    1. Giáo viên: Soạn bài, CKTKN

    2. Học sinh: Đọc, soạn văn bản 

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

     Em hãy nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau? 

doc 7 trang Khánh Hội 17/05/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 02/01/2019
Tuần: 22 
Tiết: 81,82,83,84 
Tiết: 81 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tiết 1)
 (Tạ Duy Anh)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
 2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lý nv.
- Đọc-hiểu vb truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lý nhân vật.
- Kể tóm tắt truyện.
- GDKNS.
 3. Thái độ: Giúp các em có được kĩ năng trong cách nhận xét thành công của người khác.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Soạn bài, CKTKN
 2. Học sinh: Đọc, soạn văn bản 
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Em hãy nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau? 
3. Nội dung bài mới: (34’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
H Đ 1: Đọc - tìm hiểu chung
- Giáo viên hướng dẫn đọc: nhẹ nhàng, tình cảm.
- Gọi hs đọc.
- Nhận xét phần đọc của hs
- Gọi 1 hs tóm tắt truyện
- Giáo viên nhận xét 
- Đọc chú thích (*) SGK/23
- Hãy nêu một vài nét chính về tác giả, tác phẩm
- Nhân vật chính là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
- Truyện được kể theo lời và ý nghĩ của nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
* H Đ 2: Đọc- hiểu văn bản 
- Theo em, diễn biến tâm trạng của người anh thể hiện qua những thời điểm nào?
- Em hãy tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng của nhân vật người anh từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ.
- Em hãy nhận xét về giọng điệu, lời kể của người anh khi thấy em gái hay lục lọi đồ vật và khi em gái chế màu vẽ?
- Khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện thì tâm trạng, thái độ của gia đình và thái độ của người anh có gì khác nhau?
- Người anh đã thể hiện thái độ qua những cử chỉ, hành động nào?
- Vì sao người anh lại buồn khi em gái mình có tài năng về hội hoạ?
- Nếu ở trong trường hợp như người anh trai thì em sẽ làm gì? 
- GD KNS: Cần nhận ra điểm thua kém của mình để cố gắng phấn đấu, vươn lên nhằm hoàn thiện bản thân.
- Nghe 
- Học sinh đọc
- Nghe nhận xét
- 1 học sinh tóm tắt truyện 
- Đọc chú thích
- Học sinh trao đổi, trả lời 
- Hai anh em vì hai nhân vật này có vị trí quan trọng hơn.
- Ngôi thứ nhất: lời người anh" bộc lộ được suy nghĩ, tâm trạng, tình cảm của mình.
- Trước, trong và sau khi tài năng của em gái mình được bộc lộ.
- Học sinh tìm các chi tiết 
- Tự nhiên đúng với tâm lý trẻ em.
- Cả bố mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng nhưng riêng người anh lại cảm thấy buồn.
- Tìm chi tiết (Hay cáu gắt về cả những chuyện nhỏ.)
- Lý giải
- Nêu cách xử lý.
- Nghe
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Đọc
2.Tìm hiểu chung
a. Tác giả: Tạ Duy Anh, sinh 1959, quê Hà Nội.
b. Văn bản: đạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi”.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Tâm trạng, thái độ của người anh:
 * Trước khi tài năng của em được phát hiện: 
- Đặt tên em là Mèo Con
- Theo dõi em chế màu
- Tỏ thái độ khi em lục lọi đồ vật.
" Gọi đó là trò trẻ conà Tình cảm tự nhiên.
* Khi tài năng của em được phát hiện:
- Cảm thấy buồn
- Khó chịu, gắt gỏng
- Không thể thân như trước nữa.
- Lén xem tranh của em vẽ, công nhận mèo vẽ đẹp.
" Tự ái, mặc cảm, tự ti vì không có tài năng như em gái.
 4. Củng cố: (4’)
 Tại sao khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện thì người anh lại không thấy vui?
 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’)
- Học bài; Tóm tắt truyện.
- Soạn bài: Các câu hỏi 3c, 4,5 để tiết sau học tiếp.
IV. Rút kinh nghệm
	..............................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tiết: 82 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tiết 2)
 (Tạ Duy Anh)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lý nv.
- Đọc-hiểu vb truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lý nhân vật.
- Kể tóm tắt truyện.
- GDKNS.
3. Thái độ: Giúp các em có được kĩ năng trong cách nhận xét thành công của người khác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, CKTKN
2. Học sinh: Đọc, soạn văn bản (phần tt) 
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Khi tài năng của em gái được phát hiện thì người anh có tâm trạng gì? Theo em vì sao người anh lại có tâm trạng như vậy? 
3. Nội dung bài mới: (34’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Khi đứng trước bức tranh của em gái vẽ, người anh có tâm trạng gì?
- Tại sao lại có sự thay đổi trong tâm trạng của người anh như vậy?
(+ Ngạc nhiên: Bất ngờ là bức vẽ về mình; Hãnh diện: vì cậu hiện ra rất đẹp; Xấu hổ: tự nhận ra điểm yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy.)
- Bức tranh của cô em gái có tác động gì đến người anh? Vì sao?
- HS KG: Em thấy giọng kể của người anh có gì thay đổi so với giọng kể trước đó? (Trước: giọng khó chịu; Nay: ngậm ngùi, tâm trạng suy tư)
- HS KG: Ở thời điểm thứ 2, người anh “muốn khóc” và ở thời điểm cuối cùng, người anh cũng có cảm xúc như vậy. Theo em, cảm xúc ở hai thời điểm có gì khác nhau về mặt ý nghĩa?
- GDKNS: Từ diễn biến tâm trạng của người anh, em tự rút ra được điều gì trong cách nhìn nhận tài năng của người khác? 
- Giáo viên chốt lại
* H Đ 3: Tìm hiểu nhân vật
cô em gái
- Em hãy tìm những chi tiết nói lên nét hồn nhiên, lòng nhân hậu của cô em gái.
- Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này?
- Đặt trong tương quan với nhân vật anh trai, nhân vật cô em gái có vai trò ntn?
- GDKNS: Từ nhân vật này, em có suy nghĩ và rút ra được bài học ntn về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh?
- Yêu cầu HS nhắc lại ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó. 
- Truyện kể diễn biến tâm lí nhân vật có phù hợp với lứa tuổi không?
- Từ câu chuyện, em rút ra ý nghĩa gì?
* H Đ 4: Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc
- Tìm chi tiết 
- Lý giải
- Giúp anh soi vào tâm hồn trong sáng, sự hồn nhiên của em gái qua bức tranh.
- Nhận xét: 
- Học sinh nhận xét 
- Tự rút ra bài học
- Nghe
- Học sinh tìm chi tiết trong SGK, trả lời.
- Học sinh thảo luận
- Học sinh suy ngẫm, dựa trên phần Ghi nhớ để trả lời
- Học sinh nêu suy nghĩ 
- Nhắc lại ngôi kể và tác dụng của nó
- Nhận xét.
- Học sinh rút ra ý nghĩa
- Học sinh đọc ghi nhớ 
* Khi dự lễ trao giải của em gái
 - Nhìn thấy bức tranh vẽ chính mình" Ngạc nhiên, hãnh diện
- Không trả lời mẹ, muốn khóc àMiêu tả chân thực diễn biến tâm lý nhân vật:
xấu hổ vì tự nhận ra điểm yếu kém của mình (ganh ghét, đố kị), thấy mình không xứng đáng được như vậy.
2. Cô em gái Kiều Phương
- Mặt luôn bị bôi bẩn
- Vui vẻ, chấp nhận khi anh gọi là Mèo Con.
- Tự chế thuốc vẽ
" Hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ.
- Muốn cả anh nhận giải
" Tình cảm trong sáng, vô tư, nhân hậu.
3. Nghệ thuật
- Kể theo ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện.
- Miêu tae chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật.
4. Ý nghĩa văn bản
Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
III. Tổng kết: Ghi nhớ 
SGK/35
 4. Củng cố: (4’)
 Em có suy nghĩ gì về nhân vật anh trai Kiều Phương?
 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’)
- Học bài; Tóm tắt truyện, làm bài 1, 3 SGK 35
- Soạn bài mới: Luyện nói quan sát, tưởng tượng
IV. Rút kinh nghệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 83 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức 
 - Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng
- Sắp các ý theo một trình tự hợp lý.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Thái độ: GD cho HS thái độ tự tin, nghiêm túc khi giao tiếp với mọi người.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Soạn bài, CKTKN
 2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ dàn bài ở nhà
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Để làm được bài văn miêu tả, người viết cần có những năng lực gì?
 3. Nội dung bài mới: (33’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* H Đ 1: GV nêu yêu cầu của tiết luyện nói: Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
* H Đ 2: Luyện nói
- Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi”, hãy lập dàn bài trình bày ý kiến theo hai câu hỏi của bài 1 SGK/35, 36.
- Gọi HS khác nhận xétà GV kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2/36
- Trình bày cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình (chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mà mình miêu tả bằng các hình ảnh so sánh, sự nhận xét).
- Giáo viên nhận xét 
- Gọi HS đọc bài 3 SGK/36
- Bài tập nêu yêu cầu gì? 
- Đó là một đêm trăng ntn? 
- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối,..
- HS KG: 3 HS trình bày theo bố cục 3 phần với những gợi ý như trên.
- Giáo viên nhận xét.
- Nghe
- 3 HS lên trình bày theo bài chuẩn bị sẵn.
- Nghe, tự rút kinh nghiệm
- 1 học sinh đọc
- Lập ra nhápà Nói theo ý
- Nghe, rút k/ nghiệm
- 1 học sinh đọc
- Lập dàn ý 
- Miêu tả một đêm trăng đẹp tại nơi em ở.
- 3 HS lần lượt lên trình bày theo bài đã chuẩn bị sẵn.
- Ngheà quan sát.
Bài 1/35: Trình bày ý kiến:
a. Cảm nhận và tả lại hình ảnh Kiều Phương qua tưởng tượng của em.
b. Cảm nhận về anh của Kiều Phương, so sánh hình ảnh người anh trong bức tranh và ngoài đời thực.
Bài 2/36:
Nói anh, chị, em của mình
Bài 3/36: Nói trước lớp dàn ý miêu tả một đêm trăng đẹp nơi em ở.
 4. Củng cố: (2’)
 GV nhận xét những ưu điểm, hạn chế trong tiết luyện nói vừa rồi của các em.
 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’)
 Tiếp tục soạn các câu hỏi còn lại trong bài để tiết sau luyện nói tiếp theo.
 IV. Rút kinh nghiệm
	..
.
TIẾT: 84 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức 
 - Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng
- Sắp các ý theo một trình tự hợp lý.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Thái độ: GD cho HS thái độ tự tin, nghiêm túc khi giao tiếp với mọi người.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Soạn bài, CKTKN
 2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ dàn bài ở nhà
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Để làm được bài văn miêu tả, người viết cần có những năng lực gì?
 3. Nội dung bài mới: (33’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* H Đ 1: Tiếp tục luyện nói bài tập 3
- Gọi HS đọc bài 3 SGK/36
- Bài tập nêu yêu cầu gì?
- Đó là một đêm trăng ntn? 
- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối,..
- Gọi 3 HS trình bày theo bố cục 3 phần với những gợi ý như trên.
- Giáo viên nhận xét.
- Gv nêu yêu cầu bài 4/36
- Dựa theo các mẫu trong SGK, trình bày thành dàn ý 
- Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- GV nêu yêu cầu bài 5: Miêu tả hình ảnh dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em: là nhân vật đẹp, nhân hậu, khoẻ mạnh, dũng cảm.
- Gọi HS lên trình bày
Giáo viên nhận xét, cho điểm những em nói tốt. 
- 1 học sinh đọc
- Lập ra nháp
- Nói theo ý
- Nghe, rút k/ nghiệm
- Nghe
- Trình bài dàn ý
- Nghe nhận xét.
- Nghe
- 4 -5 học sinh nói trước lớp
- Nghe
Bài 3/36: Nói trước lớp dàn ý miêu tả một đêm trăng đẹp nơi em ở.
Bài 4/36:
Nêu ra ý lớn như một dàn ý, có dùng so sánh, liên tưởng
Bài 5/37:
Tưởng tượng hình ảnh người dũng sĩ trong các truyện cổ đã học, đọcà Nói cho các bạn cùng nghe.
 4. Củng cố: (2’)
 GV nhận xét những ưu điểm, hạn chế trong tiết luyện nói của các em 
 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’)
 Soạn văn bản “Vượt thác”
 IV. Rút kinh nghiệm
 	..
.Ký duyệt tuần 22: ngày tháng 01 năm 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc