Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

  - Kiến thức: Đặc điểm và yêu cầu thể thơ năm chữ; Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.

 - Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức cơ bản về thể thơ năm chữ vào việc tạo lập  thể thơ năm chữ; tạo lập văn bản bằng  thể thơ năm chữ.

 - Thái độ: Tình cảm yêu mến nghệ thuật.

II. Chuẩn bị:

  - GV: SGK, CKTKN, giáo án, sưu tầm thơ năm chữ..

  - HS: ĐDHT, bài cũ, bài soạn.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

           Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

doc 10 trang Khánh Hội 17/05/2023 640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Tuần dạy: 29
Tiết day: 109 đến 112
Ngày soạn: 28/02/2019
Tiết: 109 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 - Kiến thức: Đặc điểm và yêu cầu thể thơ năm chữ; Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.
 - Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức cơ bản về thể thơ năm chữ vào việc tạo lập thể thơ năm chữ; tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
 - Thái độ: Tình cảm yêu mến nghệ thuật.
II. Chuẩn bị:
 - GV: SGK, CKTKN, giáo án, sưu tầm thơ năm chữ..
 - HS: ĐDHT, bài cũ, bài soạn.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
	Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới: 35’
HĐ của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
HĐ1: Đặc điểm thể thơ năm chữ: 15’
- Đọc SGk
- Từ các đoạn thơ ở SGK, em hãy rút ra đặc điểm thể thơ năm chữ?
- Sưu tầm thơ năm chữ?
- Gọi HS đọc
Hoạt động 2: HS tập làm thơ: 20’
- Nhớ lại đặc điểm thơ năm chữ
- Trao đổi trong nhóm về bài thơ năm chữ sắp đọc trước lớp.
- Gọi đại diện mỗi nhóm đọc thơ
- Đọc bài thơ: Ngọt
- Rút ra đặc điểm của thể thơ 5 chữ
Nhà ai ở ngoại thành
Lối nhỏ chạy vòng quanh
Ngõ trước hoa đan cửa
Vườn sau quả trĩu cành
Môi ngoan vừa chớm đỏ
Mộng thắm đã ươm xanh
Hạnh phúc choàng vai ngủ
Hồn nhiên một giấc lành
- Đọc ghi nhớ
- Nghe
- Trao đổi nhóm về bài thơ năm chữ sắp đọc trước lớp.
- Đại diện mỗi nhóm đọc thơ
I. Chuẩn bị ở nhà:
 1. Đọc Vb và nhận xét:
 - Mỗi câu thơ gồm 5 chữ, số câu trong bài không hạn định.
- Nhịp 2/3, 3/2
- Vần: chân, lưng, liền, cách.
b. Sưu tầm đoạn thơ, bài thơ 5 chữ:
Nhà ai ở ngoại thành
Lối nhỏ chạy vòng quanh
Ngõ trước hoa đan cửa
Vườn sau quả trĩu cành
Môi ngoan vừa chớm đỏ
Mộng thắm đã ươm xanh
Hạnh phúc choàng vai ngủ
Hồn nhiên một giấc lành
* Ghi nhớ: SGK
II. Thi làm thơ năm chữ;
 Ngày xưa đã mất rồi
Cánh phượng hóa xa xôi
Nắng lạc vào thềm nhớ
Để mưa thủ thỉ ngồi
 Người quên về lối cũ
 Kỷ niệm gói mình tôi
 Áo trắng hờn ngăn tủ
 Cơn mơ rụng cuối đồi
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 2’
 - Tập sáng tác thơ năm chữ
 - Đọc bài thơ năm chữ đã sưu tầm.
	 - Chuẩn bị bài: Cây tre Việt Nam (soạn theo câu hỏi SGK)
IV. Kiểm tra đánh giá bài học.
 - Kiểm tra: Nêu cách làm bài thơ năm chữ về vần, nhịp thơ...?
 - Đánh giá giờ học:
V. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 110: Bài 26: Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM
 (Thép Mới)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 *Kiến thức:
 - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
 - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
 - Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh: Sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
 * Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
 - Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 - Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
 * Thái độ:
 Yêu quý cây tre Việt Nam đồng thời yêu quý đất nước, con người Việt Nam.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: Đọc và cảm thụ văn bản thuộc thể kí hiện đại: phân tích giá trị của yếu tố nghệ thuật trong văn bản.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh chân dung Thép Mới
 Tranh minh hoạ cây tre, một số đồ dùng bằng cây tre: sáo, quạt, gậy
 - HS: Đọc, tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV
III.Tổ chức các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ. 5p
 Khởi động:
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý của HS.
 - Phương pháp: Thuyết trình.
 - Trong văn bản Cô Tô, cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh đẹp. Em hãy cho biết vẻ đẹp đó được miêu tả như thế nào?
 * Dẫn vào bài:
 Nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
 Tre xanh, xanh tự bao giờ
 Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
 Đất nước và dân tộc Việt nam chúng ta từ bao đời nay đã chọn cây tre là loài cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn khí phách tinh hoa của dân tộc. Với văn bản Cây tre Việt Nam hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chung. (15p)
- Mục đích: HS đọc nắm tác giả, tác phẩm.
- Nộ dung:
- HD hs đọc vb: chú ý trong bài có những câu văn và hình ảnh tạo nên sự đối xứng, đối ứng nhịp nhàng -> khi đọc cần thể hiện rõ.
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc VB.
- Yêu cầu HS giới thiệu về tg?
- Giới thiệu vài nét về TP?
- HD HS tìm hiểu các từ khó.
- Nêu đại ý của bài văn.
HS khá giỏi: Nêu đại ý.
HS yếu kém: GV gợi ý.
- Yêu cầu HS tìm bố cục bài văn.
- Kết luận:
- Nghe.
- Nghe.
- Học sinh đọc.
- Dựa vào chú thích trả lời.
- Dựa vào chú thích trả lời.
- Đọc.
- Cây tre là người bạn thân của ND VN. Tre có mặt khắp mọi vùng; gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong LĐSX và trong chiến đấu, trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- 4 phần:
+ P1: Từ đầu ...chí khí như người. -> Cây tre có mặt khắp nơi trên ĐN và có những phẩm chất đáng quý.
+ P2: Nhà thơ ...chung thủy. -> Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hằng ngày và trong LĐ.
+ P3: Như tre mọc thẳng ...Tre, anh hùng chiến đấu. -> Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu.
+ P4: Còn lại. -> Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
I. Đọc – tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2.Tìm hiểu chung
- Thép Mới (1925-1991) quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo, ông còn viết bút kí, thuyết minh phim.
- VB là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan.
Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản. (18p)
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1 
Thảo luận nhóm
- Những phẩm chất nào của tre đã được tác giả nhắc tới? 
- GV đọc bài thơ của Nguyễn Duy để thấy được sức sống dẻo dai, mãnh liệt của tre. 
- Qua những phẩm chất của tre tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để làm nổi bật hình ảnh cây tre?
- Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh: Sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm thể hiên ntn trong VB?
- Ở đoạn kết, tg hình dung ntn về vị trí của cây tretrong tương lai?
- Thảo luận.
- Cây tre có mặt khắp nơi trên ĐN, lũy tre bao bọc xóm làng.
- Dưới bóng tre ..người nông dân dựng nhà, dựng cửa, làm ăn sinh sống và giữ gìn nền văn hóa.
- Tre giúp người nd trong việc sản xuất, tre như là cánh tay của người nd.
- Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: các em nhỏ chơi chuyền với những que tre, lứa đôi nam nữ tâm tình dưới bóng tre, cụ già với chiếc điếu cày bằng tre.
- Tre mang các giá trị cao quý như con người: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. ...-> Tre cống hiến cho cuộc kháng chiến.
- gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù ...
- Tre vẫn là bóng mát, mang khúc nhạc tâm tình ....cao vút mãi.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Cây tre gắn bó với con người Việt Nam:
* Trong sinh hoạt, trong lao động:
- Tre mọc khắp nơi. 
- Dựng nhà, dựng cửa.
- Giúp người trăm nghìn công việc: thúng, nong, nia, lạt, đồ chơi cho trẻ, làm điếu cày cho người già,... à Gắn bó từ khi lọt lòng đến nhắm mắt xuôi tay. 
* Trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc:
 Làm cọc, làm chông để chống lại sắt thép của quân thù. " Biện pháp nhân hoá ] Tre sát cánh cùng con người trong trong chiến đấu.
4. Hướng dẫn ề nhà, hoạt động nối tiếp: (3p)
* Mục đích:Hoàn thiện kĩ năng đọc cảm thụ văn bản.
* Nội dung:
- Đọc kĩ VB, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh SS, nhân hóa đặc sắc.
- Hiểu cai trò của cây tre đối với cuộc sống của ND ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học. 3p
- Kiểm tra:
 Cây tre gắn bó như thế nào với con người Việt Nam?
 Đánh giá giờ học:
V. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	.............................
 Tiết 111: Bài 26: Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 *Kiến thức:
 - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
 - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
 - Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh: Sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
 * Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
 - Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 - Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
 * Thái độ:
 Yêu quý cây tre Việt Nam đồng thời yêu quý đất nước, con người Việt Nam.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: Đọc và cảm thụ văn bản thuộc thể kí hiện đại: phân tích giá trị của yếu tố nghệ thuật trong văn bản.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh chân dung Thép Mới
 Tranh minh hoạ cây tre, một số đồ dùng bằng cây tre: sáo, quạt, gậy
 - HS: Đọc, tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV
III.Tổ chức các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ. 5p
 Cây tre gắn bó như thế nào với con người Việt Nam?
3. Nội dung bài mới: (33p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản. (30p)
 Cây tre gắn bó với con người VN trong lĩnh vực nào?
- Tìm chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày?
- HD HS khá giỏi: Nêu giá trị của phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người?
- Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh: Sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm thể hiên ntn trong VB?
- Ở đoạn kết, tg hình dung ntn về vị trí của cây tretrong tương lai?
- Bài văn MT cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì?
- Hình ảnh cây tre mang ý nghĩa tượng trưng cho ai?
- VS có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dt VN?
- HD HS tìm hiểu nghệ thuật văn bản
- Bài văn thể hiện ý nghĩa gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- - Tre mang các giá trị cao quý như con người: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. ...-> Tre cống hiến cho cuộc kháng chiến.
- gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù ...
- Tre vẫn là bóng mát, mang khúc nhạc tâm tình ....cao vút mãi.
- Ở đâu cũng sống xanh tốt.
- Mộc mạc, nhũn nhặn
- Cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
- Thanh cao, giản dị, chí khí.
- Con người VN cần cù, sáng tạo, anh hùng, bất khuất.
- Các giá trị văn hóa và lịch sử của cây tre vẫn còn mãi trong đời sống của con người VN, tre vẫn là người bạn đồng hành thủy chung của dt ta trên con đường phát triển.
- Nêu NT.
- Nêu ý nghĩa.
- Đọc.
I. Đọc – tìm hiểu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Cây tre gắn bó với con người Việt Nam:
*Trong sinh hoạt, trong lao động.
* Trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
* Trong đời sống tinh thần:
- Nhạc của tre, trúc là khúc nhạc của đồng quê.
- Là biểu tượng «Tre già măng mọc» trên phù hiệu thiếu nhi.
* Trên con đường đi tới tương lai:
- Tre xanh vẫn là bóng mát, vẫn mang khúc nhạc tâm tình; tiếng sáo diều, chiếc đu tre còn mãi -> Tre sẽ mãi gắn bó với đời sống của người Việt.
.
2. Hình ảnh cây tre mang ý nghĩa:
- Tượng trưng cho con người VN cần cù, sáng tạo, anh hùng, bất khuất.
- Tượng trưng cho ĐN VN.
3. Nghệ thuật
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
4. Ý nghĩa
- Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. 
- Tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
* Ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập. (3p) 
- HD HS làm luyện tập.
- Về nhà sưu tầm.
III. Luyện tập. 
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3p)
- Đọc kĩ VB, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh SS, nhân hóa đặc sắc.
- Hiểu cai trò của cây tre đối với cuộc sống của ND ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre.
- Soạn bài: Câu trần thuật đơn.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học. 3p
- Kiểm tra:
 Hình ảnh cây tre mang ý nghĩa tượng trưng điều gì?
V. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	.............................
TIẾT 112: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I. Mục tiêu : 
 - Kiến thức:
 + Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
+ Tác dụng của câu trần thuật đơn.
 - Kĩ năng:
 - Nhận diện được câu trần thuật đơn trong VB và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
 - Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
 - Thái độ: Ý thức đặt câu trong sáng, lành mạnh.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn.
- Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn GA, SGK.
 - HS: Soạn bài, SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
 - Phân biệt TP chính và TP phụ trong câu?
 - Đặt một câu và xác định thành phần chính trong câu đó.
3. Bài mới: (32p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Câu trần thuật đơn là gì? (15p)
- Đọc đoạn văn SGK/101, đánh số thứ tự của từng câu.
- Thảo luận: Mỗi câu dùng để làm gì?
- Gọi HS trình bày.
- Giáo viên nhận xét chốt lại
+ Câu 1, 2, 6, 9: kể , tả, nêu ý kiến
+ Câu 4: hỏi
+ Câu 3,5,8: bộc lộ cảm xúc
+ Câu 7: cầu khiến
- Câu chia theo mục đích nói gồm có mấy kiểu? 
HS khá giỏi: Vận dụng kiến thức ở Tiểu học để trình bày.
HS yếu kém: GV gợi ý.
- Xác định câu TT ở các câu trên.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu TT?
- Câu nào có một cụm C - V, câu nào có 2 cụm C – V?
- Xếp câu 1, 2, 9 là loại câu nào?
-> câu 6: Câu TT ghép.
- Thế nào là câu trần thuật đơn?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đọc -> đánh số TT.
- Thảo luận.
- HS trình bày.
- 4 kiểu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến.
- Câu 1, 2, 6, 9.
- C1: tôi / đã hếch răng lên....rõ dài.
- C2: tôi / mắng.
- C6: Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được.
- C9: Tôi / về, ...bận tâm.
- Trả lời.
- Câu TT đơn.
- Nêu KN.
- Đọc.
I. Câu trần thuật đơn là gì?
1. VD/ SGK
+ Câu 1, 2, 6, 9: kể , tả, nêu ý kiến
+ Câu 4: hỏi
+ Câu 3,5,8: bộc lộ cảm xúc
+ Câu 7: cầu khiến
-> Câu 1, 2, 6, 9: là câu TT.
2. Xác định CN, VN:
- C1: tôi / đã hếch răng lên....rõ dài.
- C2: tôi / mắng.
- C6: Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được.
- C9: Tôi / về, ...bận tâm.
-> câu 1, 2, 9 : câu TT đơn.
* Ghi nhớ (SGK/101)
Hoạt động 2: Luyện tập. (17p)
- Cho HS thảo luận làm Bt1.
- HD HS làm các BT 2,3,4.
- Thảo luận.
- Làm BT.
II. Luyện tập:
BT1. Câu trần thuật đơn là câu 1, 2
- Câu 1 : giới thiệu, tả
- Câu 2: nêu ý kiến
-> Câu 3,4: câu TT ghép.
BT2. Câu a, b, c: câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
BT3: Giới thiệu nv phụ trước -> giới thiệu nv chính.
BT4: Ngoài việc giới thiệu nv -> còn miêu tả hoạt động của nv.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3p)
- Học bài, làm BT.
- Nhớ KN câu TT đơn; Nhận diện câu TT đơn và tác dụng của câu TT đơn.
- Soạn bài: Câu TT đơn có từ là.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học. 3p
 ? Thế nào là câu trần thuật đơn ? Cho VD
V. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	.............................
Ký duyệt tuần 29: ngày tháng 3 năm 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_29_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc