Đề cương hướng dẫn học sinh tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

I/ TIẾNG VIỆT :

1. So sánh     

 Khái niệm:  So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

*  Các kiểu so sánh : 2 kiểu 

    + So sánh ngang bằng( từ so sánh: như, là, bằng, y như, giống như,...)

          Ví dụ:    - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

                                                   ( Vượt thác- Võ Quảng)

             - Những bông hoa ngát hương người chị, người em của chúng tôi.

                                                            ( Bức thư của thủ lĩnh da đỏ- Xi- át-tơn)

    + So sánh không ngang bằng( từ so sánh: hơn,kém,không bằng, chẳng bằng...)

        Ví dụ: 

        - Nam học giỏi hơn An.

        - Lan cao chưa bằng Hoa. 

* Tác dụng của phép so sánh:

    So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được miêu tả cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

docx 4 trang Khánh Hội 15/05/2023 1300
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương hướng dẫn học sinh tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương hướng dẫn học sinh tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

Đề cương hướng dẫn học sinh tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành
 ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
 Năm học :2019-2020
I/ TIẾNG VIỆT :
1. So sánh 
 Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Các kiểu so sánh : 2 kiểu 
 + So sánh ngang bằng( từ so sánh: như, là, bằng, y như, giống như,...)
 Ví dụ: - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
 ( Vượt thác- Võ Quảng)
 - Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.
 ( Bức thư của thủ lĩnh da đỏ- Xi- át-tơn)
 + So sánh không ngang bằng( từ so sánh: hơn,kém,không bằng, chẳng bằng...)
 Ví dụ: 
 - Nam học giỏi hơn An.
 - Lan cao chưa bằng Hoa. 
* Tác dụng của phép so sánh:
 So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được miêu tả cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
2. Nhân hóa:
 a. Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.
 Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
 (Cây tre Việt Nam- Thép Mới)
b. Các kiểu nhân hóa: 3 kiểu
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
 Ví dụ:: Chị Cốc từ dưới mặt nước bay lên.
 ( Bài học đường đời đầu tiên- Tô Hoài)
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Ví dụ: Kiến hành quân đầy đường.
 ( Mưa- trần Đăng Khoa)
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Ví dụ: Bầu ơi! Thương lấy bí cùng.
 ( Ca dao)
* HS làm bài tập sgk trang 58, 59
Bài 1: Xác định và nêu t/d của phép nhân hoá trong đoạn văn:
Bến cảng  đông vui
Tàu mẹ , tàu con
Xe anh , xe em
Tất cả đều bân rộn
-> Gợi không khí lao động khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.
Bài 2: So sánh cách diễn đạt :
Bt1 dùng phép nhân hóa( cảm nghĩ tự hào sung sướng của người trong cuộc)
BT 2 không sử dụng phép nhân hóa( quan sát ghi chép, tường thuật khách ,quan cuả người ngoài cuộc
* HS làm tiếp bài tập 3
3. Ẩn dụ:
 a. Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: ( sgk trang 68 ) 
 Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm
Người cha -> chỉ Bác Hồ ( hai người Bác và người giống nhau( nét tương đồng) về phẩm chất )
 b. Các kiểu ẩn dụ: 4 kiểu
 - Ẩn dụ hình thức
Ví dụ (sgk tr 68) 
 Về thăm nhà Bác làng Sen
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
 +Lửa hồngàchỉ màu đỏ( giống nhau về hình thức)
- Ẩn dụ cách thức
 + Thắp -> chỉ sự nở hoa (giống nhau về cách thức)
 - Ẩn dụ phẩm chất 
Ví dụ: Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm
 ( Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ ) 
Người cha chỉ Bác Hồ -> Bác Hồ và người cha có phẩm chất giông nhau ( ẩn dụ phẩm chất) 
 - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ví dụ( sgk trang 69)
Chao ôi, trông con sông , vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,...
Nắng giòn tan - > chỉ nắng rực rỡ ( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
* Bài Tập
1. Bài 1( sgk trang 69) 
 - Giải
- Cách 1: diễn đạt bình thường
- Cách 2: sử dụng so sánh
 tạo cho câu thơ có tính hình tượng 
Cách 2: Sử dụng so sánh tạo cho câu thơ có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách diễn đạt thông thường.
- Cách 3: Có sử dụng ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt hay hơn: gợi hình gợi cảm , hàm súc.
Bài 2: ( sgk trang 70 )
a. Ăn quả- hưởng thụ thành quả lao động.
-> tương đồng về cách thức 
+ Kẻ trồng cây- người lao động tạo ra thành quả.
->? Tương đồng về phẩm chất.
b. Mực den- cái xấu
+ Đèn sáng – cái tốt
-> tương đồng về phẩm chất
c. Thuyền – người đi xa
+ Bến- người ở lại
-> Tương đồng về phẩm chất.
d. Mặt trời 1: tự nhiên
+ Mặt trời 2:Bác Hồ
-> tương đồng về phẩm chất.
* Làm thêm bài tập 3 ( sgk trang 70 )
II. Phần văn bản
1. Văn bản : Buổi học cuối cùng ( An – Phông – xơ đô - Đê)
* Ý nghĩa: Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nướcTác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ
2. Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ) 
* Nghệ thuật
Lời thơ giản dị, hình ảnh tự nhiên chân thành.
- Sử dụng từ láy gợi hình và biểu cảm
* Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác
* Yêu cầu HS học thuộc lòng bài thơ
3. Lượm ( Tố Hữu) 
 * Nghệ thuật
- Thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian
-Sử dụng từ láy có tính biểu cảm
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt
* Ý nghĩa: Bài thơ khắc họa h/ảnh chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ k/c. Đồng thời thể hiện chân thực tình cảm mến thương và cảm phục của t/giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung
* HS học thuộc lòng bài thơ
III. Tập làm văn
Viết bài văn tả cảnh ở nhà:
Đề bài: Hãy tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về.
* Dàn ý: 
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây mai
b. Thân bài.
- Miêu tả khái quát về cây mai.
- Tả chi tiết : thân,lá , cành, hoa,...
- Nêu tác dụng , ý nghĩa cây mai
c. Kết bài: Cảm nghĩ của người tả về cây mai.
* HS viết bài ra giấy kiểm tra nộp giáo viên chấm

File đính kèm:

  • docxde_cuong_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_o_nha_mon_ngu_van_lop_6_n.docx