Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu :

*. Kiến thức:

   - Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.

   - Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.

*. Kỹ năng

   - Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã học.

   - Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua truyện, kí hiện đại đã học.

*. Thái độ: GDHS tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người qua truyện, kí hiện đại đã học.

2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.

   - Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.

   - Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: SoạnGA, SGK. 

      - Trò: Soạn bài, vở ghi, SGK.

doc 13 trang Khánh Hội 17/05/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Tuần dạy: 31
Từ tiết 117 đến tiết 120
Ngày soạn: 15/ 3/ 2019
 Tiết 117: Bài 28: ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
I. Mục tiêu :
*. Kiến thức:
 - Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
 - Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
*. Kỹ năng
 - Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã học.
 - Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua truyện, kí hiện đại đã học.
*. Thái độ: GDHS tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người qua truyện, kí hiện đại đã học.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
 - Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
 - Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn GA, SGK. 
 - Trò: Soạn bài, vở ghi, SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 - Nêu ý nghĩa của VB "Lao xao"?
3. Bài mới: (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức. (7p)
Tiết 1: Mục đích.Gips HS nắm lại thể loại truyện và kí.
Nội dung
- Truyện và kí có những thể loại nào?
HS khá giỏi: Vận dụng kiến thức đã học để trình bày.
HS yếu kém: GV gợi ý.
- Truyện và kí thường viết bằng văn gì? Phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?
Kết luận:
-> TP TS là câu chuyện về người hoặc sự việc nào đó được kể lại, MT lại qua lời của người kể chuyện. Cốt truyện, nv, lời kể không thể thiếu trong TP truyện.
- Truyện: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết, ...
- Kí: kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự.
- Văn xuôi.
- Tự sự: kể và tả.
- Nghe.
Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs Luyện tập. (26p)
Mục đích :
- Yêu cầu HS lập bảng thống kê theo gợi ý câu 1.
1. Bảng thống kê các tác phẩm truyện, kí hiện đại
STT
Tên TP ( đoạn trích)
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
1
Bài học đường đời đầu tiên ( trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện
- Vẻ đẹp cường tráng của DM.
- DM kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của DC.
- DM hối hận và rút ra bài học cho mình.
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
2
Sông nước Cà Mau (Trích Đất rừng phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn
- TN vùng sông nước CM có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
- Cuộc sống con người chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo.
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể, kết hợp miêu tả và thuyết minh.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.
- Sử dụng từ ngữ địa phương.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
* Nhân vật Kiều Phương.
- Say mê hội họa.
- Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu.
* Nhân vật người anh:
- Quan sát những biểu hiện của lòng say mê hội họa của Kiều Phương.
- Mặc cảm vì nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì.
- Xúc động khi cảm nhận được tâm hồn, lòng nhân hậu của Kiều Phương qua bức tranh "Anh trai tôi"
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nv.
4
Vượt thác( trích Quê nội)
Võ Quảng
Truyện
- Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
- Hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.
- Phối hợp tả cảnh TN và tả ngoại hình, hành động của con người.
- Sử dụng ss, nhân hóa phong phú.
- Lựa chọn chi tiết mt đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
5
Buổi học cuối cùng
An-phông-xơ Đô- đê
Truyện ngắn
* Nhân vật Phrăng:
- Là một cậu HS ham chơi nhưng trong buổi học cuối cùng cậu dã hiểu được giá trị, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc.
- Biết được yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước.
* NV thầy Ha-men:
- Là một thầy giáo yêu nước, nghiêm khắc nhưng mẫu mực.
- Trong buổi học cuối cùng, thầy truyền đến học sinh tình yêu tiếng Pháp – một biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
6
Cô Tô( trích )
Nguyễn Tuân
Kí
- Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau cơn bão.
- Bức tranh bình minh trên biển.
- Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Kí
* Cây tre gắn bó với con người Việt Nam:
- Trong sinh hoạt, trong lao động.
- Trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
- Trong đời sống tinh thần.
- Trên con đường đi tới tương lai.
* Hình ảnh cây tre mang ý nghĩa:
- Tượng trưng cho con người VN cần cù, sáng tạo, anh hùng, bất khuất.
- Tượng trưng cho ĐN VN.
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
8
Lòng yêu nước (Trích báo Thử lửa)
I. Ê- ren - bua
Tùy bút chính luận
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì bình thường nhất: yêu nhà, yêu làng xóm, yêu TN, yêu mảnh đất quê hương.
- Hoàn cảnh bộc lộ tình yêu nước: trong cuộc chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
- Kết hợp chính luận với trữ tình.
- Kết hợp MT với biểu hiện cảm xúc.
- Lập luận lo-gic và chặt chẽ.
9
Lao xao( trích Tuổi thơ im lặng)
Duy Khán
Hồi kí tự truyện
-Cảnh chớm hè ở làng quê với những hình ảnh đặc sắc, phong phú về các loài cây, loài hoa và các loài vật.
- Thế giới các loài chim ở làng quê phong phú và đẹp đẽ, có cả chim hiền lẫn chim ác.
- MT tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
- Nhiều yếu tố dân gian: đồng dao, thành ngữ.
- Lời văn giàu hình ảnh.
- Các biện pháp tu từ.
- Yêu cầu HS lập bảng thống kê theo gợi ý câu 2 để tìm điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí.
- Thảo luận: Những TP truyện, kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về ĐN, về cuộc sống và con người?
- Gọi HS trình bày.
- HS khá giỏi: NV nào em yêu thích nhất và nhớ nhất trong các truyện đã học? Phát biểu cảm nghĩ về nv ấy?
- GV nhấn mạnh ND ôn tập.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- tìm điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí.
- Thảo luận.
- Hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc TN ĐN và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền: Cà Mau cực nam Tổ quốc; sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến TN làng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim...
- Nêu suy nghĩ.
- Nghe.
- Đọc.
2. So sánh truyện và kí.
* Giống nhau: Đều thuộc loại hình tự sự.
* Khác nhau:
Truyện
Kí
- Dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tg.
- Có cốt truyện, nv.
- Kể về những gì có thật, đã từng xảy ra.
- Thường không có cốt truyện, không có nv.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3p)
 * Mục đích
HS Nhớ ND và NT của các TP truyện, kí đã học.
HS Nhớ điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí.
 * Nội dung
- Nhận biết được truyện và kí.
- Soạn bài: Câu trần thuật đơn không có từ là.
 * Kết luận.
 GV nhấn mạnh ND bài học.
IV. Kiểm tra đánh giá bài học: 3p
* Kiểm tra nội dung:
 - Truyện và kí có những thể loại nào?
 - Những TP truyện, kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về ĐN, về cuộc sống và con người?
* Đánh giá giờ học:
V. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	.............................
TIẾT 118: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
I. Mục tiêu : 
*. Kiến thức:
 - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
*. Kĩ năng:
 - Nhận biết và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
*. Thái độ: Ý thức đặt câu trong sáng, lành mạnh.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn không có từ là.
- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn không có từ là khi nói và viết.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn GA, SGK.
 - Trò: Soạn bài, SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
 - Thế nào là câu trần thuật đơn? Đặt câu.
3. Bài mới: (32p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. (15p)
* Mục đích giúp HS xác định CN, VN trong các câu.
* Nội dung:
- VN trong các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?
- Chọn từ phủ định điền vào trước VN các câu trên?
- Nêu đặc điểm của câu TT đơn không có từ là?
*Kết luận:
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Xác định CN, VN.
- a: cụm TT.
- b: cụm ĐT.
- Không, chưa.
- Nêu đặc điểm.
- Nghe.
- Đọc.
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là:
1. VD/ SGK
a. Phú ông / mừng lắm.
b. Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.
2. Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2: Câu miêu tả và câu tồn tại. (8p)
* Mục đích: HS nắm câu miêu tả và câu tồn tại.
Xác định CN, VN trong các câu.
* Nội dung:
- Nghĩa của 2 câu khác nhau ntn?
HS khá giỏi: nhận thấy sự khác nhau.
HS yếu kém: GV gợi ý.
- Thảo luận: Trả lời câu 2.
- Gọi HS trả lời.
* Kết luận:
- GV nhấn mạnh về câu MT và câu tồn tại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Xác định CN, VN.
- a: MT hành động của 2 cậu bé con.
b: thông báo về sự xuất hiện của 2 cậu bé con.
- Thảo luận.
- Chọn câu b: Hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích.
-> Nếu đưa câu a vào thì có nghĩa là những nv đó đã được biết từ trước.
- Nghe.
- Đọc.
II. Câu miêu tả và câu tồn tại. 
1. VD/ SGK
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại. ( C- V)
b. Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con. (V- C)
2. Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: Luyện tập. (17p)
* Mục đích giúp HS xác định C – V viết đoạn văn 
* Nội dung:
- HD HS làm BT1 vào bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- GV cùng HS nx, bổ sung.
- Yêu cầu HS làm BT2.
HS khá giỏi: Viết được đv.
HS yếu kém: GV gợi ý.
- Cho HS viết chính tả.
* Kết luận:
- làm BT1 vào bảng nhóm.
- Trình bày.
- Nx, bổ sung.
- Viết đv.
- Viết chính tả.
III. Luyện tập
BT1. Xác định C- V.
a. - Bóng tre/ trùm lên ( câu mt).
- Thấp thoáng/ mái đình( câu tồn tại)
- ta / gìn giữ .... ( câu MT)
b. – Bên hàng xóm tôi có / cái hang của DC. ( câu tồn tại)
- Dế Choắt/ là tên ( câu MT)
c. - Tua tủa/ những mầm măng ( câu tồn tại).
- Măng / trồi lên ... ( câu MT)
BT2. Viết đv tả trường em.
BT3. Viết chính tả.
5. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3p)
* Mục đích:
HS xác định và PT cấu tạo của câu TT đơn không có từ là.
* Nội dung:
- Học bài, làm BT.
- Viết đv MT trong đó có sử dụng câu TT đơn không có từ là, kiểu câu tồn tại.
- Chuẩn bị bài ôn tập văn miêu tả.
* Kết luận : HS nắm được nội bài học.
IV: Kiểm tra đánh giá bài học: (3p)
 * Kiểm tra: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là? Cho VD.
 *Đánh giá giờ học:
V. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	.............................
TIẾT 119: ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu : 
*. Kiến thức:
 - Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự, văn tả cảnh và văn tả người.
 - Yêu cầu và bố cục của một bài văn miêu tả.
*. Kỹ năng
 - Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.
 - Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lý.
 - Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.
*. Thái độ: Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của một bài văn miêu tả.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của một bài văn miêu tả, củng cố và hệ thống hóa các bước, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để làm bài văn MT.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn GA, SGK.
 - Trò: Soạn bài, SGK, bảng phụ
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 Kiểm tra vở soạn của HS. 
3. Bài mới: (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức. (8p)
* Mục đích: - So sánh TS và văn MT.
* Nội dung:
- Sự khác nhau giữa văn TS và văn MT?
HS khá giỏi: So sánh.
HS yếu kém: GV gợi ý.
- Muốn viết bài văn MT, ta cần phải làm gì?
- Nêu các bước làm bài văn MT?
- Dàn ý của bài văn MT?
- Sự khác nhau giữa văn tả cảnh và tả người?
- So sánh TS và văn MT.
- Lựa chọn các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu -> trình bày theo một thứ tự nhất định. => Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh.
- Xác định đối tượng cần tả.
- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
- Trình bày kết quả qua sát theo trình tự hợp lí.
- MB: Giới thiệu đối tượng được tả.
- TB: Tả chi tiết đối tượng.
- KB: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả.
- Trả lời.
Hoạt động 2: Luyện tập. (25p)
- Gọi HS đọc BT1.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Thảo luận: làm BT2 và BT3.
- Gọi HS trình bày.
HS khá giỏi: Bt2 lập dàn ý chi tiết.
- GV cùng HS nx, bổ sung.
- Yêu cầu HS tìm đv TS và Mt ở 2 VB: Bài học đường đời đầu tiên và Buổi học cuối cùng.
- Căn cứ vào đâu nhận ra văn TS hay MT?
- Chỉ ra liên tưởng, ví von, SS mà e, cho là độc đáo và thú vị của 2 đv?
- GV khái quát ND các BT và gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đọc.
- Trả lời.
- Thảo luận.
- Trình bày.
- NX, bổ sung.
- Tìm đv.
- ĐV TS thường trả lời câu hỏi: Kể về việc gì? Về ai? Diễn ra ntn? Ở đâu? kết quả ntn?
- ĐV MT thường trả lời câu hỏi: Tả về cái gì? Về ai? Cảnh (hoặc người) đó ntn? Có gì đặc sắc, nổi bật?
- Dựa vào đv tìm được và chỉ ra.
- Đọc.
Bài 1: Đoạn văn hay và độc đáo:
- Lựa chọn chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện linh hồn của cảnh vật.
- Có liên tưởng, SS, nhận xét độc đáo.
- Ngôn ngữ phong phú, diễn đạt sống động, sắc sảo.
- Thể hiện rõ tình cảm và thái độ của người tả đối với đối tượng được tả.
Bài 2: Dàn ý tả cảnh đầm sen.
- MB: Giới thiệu chung về cảnh đầm sen.
- TB: Tả cụ thể những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật; Thứ tự tả
- KB: Đầm sen gợi cảm xúc, suy nghĩ gì?
Bài 3. Những h/a tiêu biểu đặc sắc của một em bé ngây thơ, bụ bẫm.
Bài 4. Tìm 1 đv MT và 1 đv TS:
* Ghi nhớ (sgk)
4. Hướng dẫn về nhà hoạt động nối tiếp: (3p)
- Học bài, làm BT.
- Nhớ các bước làm bài văn MT; Lập dàn ý và viết một bài văn MT.
- Soạn bài: Chữa lỗi về chủ ngữ và VN.
IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (3p)
 * Kiểm tra:
 Muốn viết bài văn tả cảnh, chúng ta cần phải làm gì?
 * Đánh giá giờ học.
V. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	.............................
Tiết 120: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
I. Mục tiêu .
*. Kiến thức
 - Lỗi do đặt câu thiếu CN, thiếu VN.
 - Cách chữa lỗi về CN và VN.
*. Kỹ năng
 - Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu CN, thiếu VN.
 - Sửa được lỗi do đặt câu thiếu CN, thiếu VN.
*. Thái độ: Biết tránh sai lỗi về câu thiếu CN, VN.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
 - Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu CN, thiếu VN.
 - Biết tránh các lỗi trên.
II. Chuẩn bị
- Thầy: Soạn GA, SGK.
 - Trò: Soạn bài, SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là? Cho VD.
3. Nội dung bài mới: (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Câu thiếu chủ ngữ. (6p)
* Mục đích: Giúp HS nắm được câu thiếu chủ ngữ
* Nội dung:
- Gọi HS đọc 2 VD.
- Xác định CN và VN của mỗi câu?
- Chữa lại câu sai cho đúng.
HS khá giỏi: Chữa lại câu có đủ CN, VN.
HS yếu kém: GV gợi ý.
* Kết luận:
- Biến TN thành CN: Truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" / cho em thấy Dế mèn biết phục thiện.
- Biến VN thành một cụm chủ - vị: Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", em / thấy Dế mèn biết phục thiện.
- Đọc.
- câu a: thiếu CN ( không biết ai cho thấy)
- Thêm CN: Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", tác giả / cho em thấy Dế mèn biết phục thiện.
- Biến TN thành CN: Truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" / cho em thấy Dế mèn biết phục thiện.
- Biến VN thành một cụm chủ - vị: Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", em / thấy Dế mèn biết phục thiện.
I. Câu thiếu chủ ngữ.
1. Tìm CN, VN:
a. Thiếu CN.
b. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", em / thấy Dế mèn biết phục thiện.
2. Sửa lại:
a. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", tác giả / cho em thấy Dế mèn biết phục thiện.
Hoạt động 2: Câu thiếu vị ngữ. (10p)
* Mục đích: Câu thiếu vị ngữ.
* Nội dung:
- Thảo luận: Tìm CN, VN. -> Chữa lại câu viết sai.
* Kết luận:
c. Cụm từ "Bạn Lan" và phần giải thích cho cụm từ đó.
-> Thêm cụm từ làm VN: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi.
-> Biến câu đã cho thành một cụm chủ - vị: Bạn Lan / là người học giỏi nhất lớp 6A.
-> Biến câu đã cho thành một bộ phận của câu: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
- Thảo luận.
b. Cụm DT.
-> Thêm VN: Hình ảnh TG cưỡi ngựa sắt, ...quân thù / đã để lại trong em niềm kính phục.
-> Biến cụm DT thành một bộ phận của cụm chủ - vị: Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, ....
II. Câu thiếu vị ngữ.
1. Tìm CN, VN:
a. Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, ....
d. Bạn Lan / là người học giỏi nhất lớp 6A.
2. Chữa lại:
b. Hình ảnh TG cưỡi ngựa sắt, ...quân thù / đã để lại trong em niềm kính phục.
c. 
Hoạt động 3: Luyện tập. (17p)
* Mục đích: Giúp HS củng cố lại kiến thức
* Nội dung:
- HD HS làm Bt1.
- Phân công các tổ thảo luận làm các BT 2,3,4,5.
- Gọi Hs trình bày.
- GV cùng HS nx, bổ sung.
* Kết luận:
a. Hổ đực ...với con. Còn hổ cái ....mệt lắm.
b. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao ...mênh mông.
c. Thuyền xuôi giữa dòng sông ...ngàn thước. Trông hai bê bờ, rừng đước ...vô tận.
- Đặt câu hỏi:
a. CN: ai không làm gì nữa?
 VN: Từ hôm đó, ...cậu Tay ntn?
b. CN: Con gì đẻ được?
 VN: Hổ làm sao?
c. CN: Ai già rồi chết?
 VN: Hơn mười năm sau bác tiều ntn?
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Nx, bổ sung.
BT4: Điền VN vào chỗ trống:
a. ....còn rất nhỏ.
b. ... rất ân hận.
c. ....chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất.
d. ...ít có dịp gặp nhau.
III. Luyện tập
BT1. Đặt câu hỏi :
Các câu a,b,c đủ thành phần CN và VN.
BT2. Câu viết sai.
b. Thiếu CN
Chữa: bỏ từ với
c. Thiếu VN
Chữa: Những câu chuyệnnghe kể luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
BT3: Điền CN vào chỗ trống:
a. HS lớp 6C ...
b. Chim ...
c. Hoa ...
d. Chúng em ...
BT4: Điền VN vào chỗ trống:
a. ....còn rất nhỏ.
b. ... rất ân hận.
c. ....chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất.
d. ...ít có dịp gặp nhau.
BT5: Chuyển câu ghép thành câu đơn:
a. Hổ đực ...với con. Còn hổ cái ....mệt lắm.
4. Hướng dẫn về nhà hoạt động nối tiếp: (3p)
 *Mục đích
 *Nội dung:
- Học bài, làm BT.
- Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiếu CN, thiếu VN.
- Ôn văn MT: Viết bài TLV MT sáng tạo.
 * Kết luận GV nhấn mạnh các lỗi thường gặp về câu.
IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (3p)
* Kiểm tra:
 Nêu các lỗi thường gặp về câu?
* Đánh giá giờ học.
V. Rút kinh nghiệm
GV	.............................
HS	............................
Ký duyệt tuần 31: ngày tháng 3 năm 2019
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc