Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

4. Chữa lỗi về Chủ ngữ và Vị ngữ

a. Câu thiếu CN.

  VD: Qua  truyện “ DM PLK” cho thấy DM biết phục thiện.

- Nguyên nhân: Hiểu lầm trạng ngữ với CN.

- Cách sửa: 

+ Thêm CN.

+ Biến TN thành CN ( bỏ bớt từ)

+ Biến VN thành cụm C-V

CN1: Truyện “ DM PLK” cho thấy DM biết phục thiện.

-> CN2: Qua  truyện “ DM PLK”  em thấy DM biết phục thiện.

b. Câu thiếu VN

 VD: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quan thù.

  - Nguyên nhân: hiểu lầm phần giải thích, phần phụ chú với VN.

 - Cách sửa: thêm VN -> Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quan thù làm em rất mến phục.

docx 7 trang Khánh Hội 16/05/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
PHÒNG GD & ĐT VĨNH LỢI
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6, NĂM HỌC 2019 - 2020
I. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. So sánh
a. Khái niệm:Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Ví dụ: Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc. 
b. Cấu tạo của phép so sánh: Có cấu tạo đầy đủ là 4 phần, có thể biến đổi ít nhiều về vị trí.
Vế A (sự vật được ss)
Phương diện ss
Từ ss
Vế B (sự vật dùng để ss)
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy tường thành vô tận
Trẻ em
như
búp trên cành
Bác ngồi đó
lớn mênh mông
trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non...
c. Các kiểu so sánh: 2 kiểu : 
 - So sánh ngang bằng. VD: Quê hương là chùm khế ngọt.
 - So sánh không ngang bằng. VD: Lan cao hơn An.
 d. Tác dụng:
 - Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 - Miêu tả sự vật được cụ thể hơn.
 - Biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc hơn
2. Nhân hóa
a. Khái niệm: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.
 Ví dụ: Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.
b.Các kiểu nhân hóa: 3 kiểu nhân hóa :
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
3. Các thành phần chính của câu :
a. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ:
 Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
VD : Trên sân trường, chúng em đang vui đùa.
 TN CN VN
b.Vị ngữ: 
 - Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ?
 - Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
 VD: Tôi / đang học bài.
 VN
c. Chủ ngữ
 - Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động,đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì?hoặc cái gì?
 - Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
 - Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
 VD: Tôi / đang học bài.
 CN
4. Chữa lỗi về Chủ ngữ và Vị ngữ
a. Câu thiếu CN.
 VD: Qua truyện “ DM PLK” cho thấy DM biết phục thiện.
- Nguyên nhân: Hiểu lầm trạng ngữ với CN.
- Cách sửa: 
+ Thêm CN.
+ Biến TN thành CN ( bỏ bớt từ)
+ Biến VN thành cụm C-V
> CN1: Truyện “ DM PLK” cho thấy DM biết phục thiện.
-> CN2: Qua truyện “ DM PLK” em thấy DM biết phục thiện.
b. Câu thiếu VN
 VD: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quan thù.
 - Nguyên nhân: hiểu lầm phần giải thích, phần phụ chú với VN.
 - Cách sửa: thêm VN -> Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quan thù làm em rất mến phục.
II.PHẦN VĂN BẢN:
1.Truyện và kí Việt Nam
TT
Tên tác phẩm 
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung (đại ý)
Nghệ thuật
Ý nghĩa văn bản
1
Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện 
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình còn xốc nổi kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và từ đó Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
2
Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện 
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú ngay trên mặt sông.
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
Sông nước Cà mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện 
Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lý của nhân vật.
Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
4
Vượt thác (trích Quê nội)
Võ Quảng
Truyện 
Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.
- Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
Vượt thác là 1 bài ca về thiên nhiên, đất nước, quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
5
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Kí
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một vài nét sinh hoạt của người dân trên đảo hét sức bình dị nhưng rất hạnh phúc.
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
6
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Kí
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa manh tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết sâu sắc về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt nam.
2. Thơ
T T
Tên bài thơ 
Tác giả
Phương thức biểu đạt
Nội dung
(đại ý)
Nghệ thuật
Ý nghĩa văn bản
1
Đêm nay Bác không ngủ (1951)
Minh Huệ - Nguyễn Đức Thái (1927-2003)
Tự sự, miêu tả
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội, nhân dân và tình cảm kính yêu cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.
- Sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.
2
Lượm (1949)
Tố Hữu (1920-2002)
Miêu tả, tự sự
Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta.
- Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
Bài thơ khắc họa hình ảnh 1 chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là 1 hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu.
III.TẬP LÀM VĂN:
1.Tả cảnh
- Các bước cơ bản khi làm bài văn tả cảnh: xác định đối tượng miêu tả; quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu; trình bày những điều quan sát được theo một trình tự.
- Bố cục bài văn tả cảnh: gồm 3 phần
 + Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.
 + Thân bài: tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
 + Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2.Tả người
- Các bước cơ bản để làm bài văn tả người:
 + Xác định đối tượng miêu tả, quan sát
 +Lựa chọn những hính ảnh tiêu biểu
 + trình bày những điều quan sát được theo một trình tự
-Bố cục bài văn tả cảnh, gồm 3 phần:
 + Mở bài: giới thiệu người được tả
 + Thân bài: tả chi tiết theo một thứ tự ( ngoại hình, cử chỉ, lời nói,..)
 + Kết bài: phát biểu cảm tưởng về người được tả.
3.Một số dàn bài tham khảo
 Đề 1: Em hãy tả lại cảnh dòng sông quê em.	
 Mở bài: Giới thiệu dòng sông cần tả
 - Ở đâu ? Vị trí ?
 - Quan sát vào thời điểm nào trong ngày ?
 Thân bài: 
 * Tả bao quát: Nhìn từ xa, dòng sông trông như thế nào?
 * Tả chi tiết: 
 - Hình dáng: (dài, uốn khúc, thẳng tắp,...)
 - Màu sắc
 - Cảnh hai bên bờ sông (những lũy tre xanh, những rặng dừa trĩu nặng, nhà cửa ven sông,...) 
 - Cảnh trên dòng sông (thuyền, ghe, bạn nhỏ tắm sông, lục bình trôi...
 - Hoạt động của con người trên dòng sông.
 Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng sông gắn với tuổi thơ.
Đề 2 : Hãy miêu tả lại một người thân của em (ông bà, cha mẹ, anh chị...)
 Mở bài: Giới thiệu về người thân mà em sẽ tả.
 Thân bài: 
- Ngoại hình: Tuổi tác ? Tầm vóc ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Mắt ? Mũi ? Miệng ? Làn da ? Trang phục ?...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
- Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)
- Nghề nghiệp, việc làm ( những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé : học, chơi đùa, nói năng...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
- Sở thích, sự đam mê: cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
- Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động 
Kết bài: Cảm nghĩ của em về người thân đó, yêu mến, tự hào, lời hứa...
 Đề 3: Tả về mẹ em. 
 a.MB: Trong gia đình em có rất nhiều người thân, mỗi người đều để lại trong em một ấn tượng sâu sắc nhưng người mà em yêu quý nhất là mẹ.
b.TB: 
- Mẹ em tên là., năm nay mẹ em .tuổi, cao khoảng.. Mỗi lần nhìn mẹ em thấy nổi bật nhất là khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu cùng đôi mắt bồ câu sáng long lanh như những vì sao trên trời. Mỗi lần mẹ cười để lộ hàm răng trắng như hoa cau. Đặc biệt hơn là mái tóc đen mượt cùng làn da ửng hồng đã tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của mẹ.
- Hằng ngày, sau những giờ làm việc vất vả mệt nhọc, mẹ thường xem ti vi để thư giãn căng thẳng.Công việc của mẹ là những công việc quen thuộc của bao người phụ nữ trong gia đình. Tuy năm nay mẹ mới ngoài.nhưng mỗi lần nhìn mẹ em lại thấy thương mẹ vô cùng. Bàn tay mềm mại ngày nào giờ đây đã chay sần, khô rát. Làn da ửng hồng ngày nào giờ đây cũng đã bắt đầu xuất hiện nếp nhăn. Mẹ ơi! Bao nhiêu công việc không tên không tuổi đã đè trên đôi vai nhỏ bé của mẹ.Tuy nó là công việc không tên không tuổi nhưng không lấy gì để so sánh với công lao ấy được. Dù những lúc công việc bận rộn, con cái chưa được ngoan nhưng chưa khi nào em phải nghe những lời quát, la mắng của mẹ và thay vào đó là những lời động viên, an ủi, vỗ về.Chính những lời động viện, an ủi ấy đã cho em biết bao niềm vui trong cuộc sống.
- Những bát cơm con ăn hằng ngày, những li nước con uống đều là từ bàn tay mẹ. Trong gia đình mẹ không chỉ dành sự quan tâm, chăm sóc cho em mà sự quan tâm chăm sóc ấy mẹ đều dành hết cho mọi người thân trong gia đình, vì thế không chỉ là người thân mà những người hàng xóm láng giềng khi nhắc đến mẹ ai cũng ngưỡng mộ, thán phục. Mẹ ơi !đối với con mẹ là người mẹ tuyệt vời, đối với bố mẹ là người vợ chung thủy đảng đang, đối với ông bà mẹ là người con dâu hiếu thảo.
 - Trong tâm trí em hình ảnh mẹ luôn ngời sáng, những gì mẹ dành cho em là vô bờ bến. Những điểm 9, 10 hôm nay con đạt được là sự đền đáp công ơn của mẹ. Dù sau này khôn lớn có thể con phải xa mẹ nhưng hình ảnh của mẹ , tình thương của mẹ luôn dõi theo, chắp cánh cho con suốt cuộc đời.Ước gì thời gian ngừng trôi để mẹ trẻ đẹp mãi, để con lại được sống trong vòng tay âu yếm, nâng niu của mẹ.
c.KB: Cảm ơn mẹ đã cho con tất cả. Cánh cửa tương lai phía trước đang chờ đón con và chính mẹ là chìa khóa mở ra cách cửa tương lai ấy.Mẹ ơi! Con yêu mẹ vô cùng.
 Đề 4: Tả loại cây em yêu
a.MB: Trước trường em có rất nhiều loài cây , mỗi loài cây có một đặc điểm riêng nhưng em thích nhất là cây...
b.TB: - Tả hình dáng, kích thước, tuổi, đường kính, màu sắc.
 - Tả cây qua các thời điểm ( 4 mùa )
 + Mùa xuân: cây đâm chồi nảy lộc, những chồi non tượng trưng cho những điều may mắn trong cuộc sống
 + Mùa hè:
 + Mùa thu: là trên cây rụng hết còn trơ trọi những cành khô như những chiếc sừng hươu
 + Mùa đông: những búp non chuẩn bị thay áo mới
 - Công dụng của cây: tỏa bóng mát, chỗ vui chơi, cung cấp o xi, thải khí các bô nic
c. KB: Em rất yêu cây., mỗi lần nhắc đế cây trong tâm trí em lại hiện lên bao kỷ niệm của thời học trò (tuổi thơ). Cây  mãi là người bạn thân thiết của em.
 Hết 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_202.docx