Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu: 

        1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

    * Kiến thức: Đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người).

   *  Kĩ năng:  Năng lực vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng. 

 - Rèn luyện các kĩ năng làm bài văn sáng tạo. 

  * Thái độ: Làm bài nghiêm túc, nộp bài đúng thời gian qui định.

2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

               Làm bài văn miêu tả sáng tạotheo yêu cầu của đề bài.

II. Chuẩn bị:                                                                                                                                                 - Thầy: ra đề phù hợp với đối tượng hs

 - Trò: xem lại phương pháp làm bài văn miêu tả.

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học

  1. Ổn định: kt sĩ số, vệ sinh, nề nếp. 
  2. Kiểm tra bài cũ : (không)
  3.  Bài mới: (90ph)
docx 10 trang Khánh Hội 17/05/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 21/3/2019 Tuần: 32 
Tiết 121 đến tiết 124
 Tiết 121,122 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức: Đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người).
 * Kĩ năng: Năng lực vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng. 
 - Rèn luyện các kĩ năng làm bài văn sáng tạo. 
 * Thái độ: Làm bài nghiêm túc, nộp bài đúng thời gian qui định.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
 Làm bài văn miêu tả sáng tạotheo yêu cầu của đề bài.
II. Chuẩn bị: - Thầy: ra đề phù hợp với đối tượng hs 
 - Trò: xem lại phương pháp làm bài văn miêu tả.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Ổn định: kt sĩ số, vệ sinh, nề nếp. 
Kiểm tra bài cũ : (không)
 Bài mới: (90ph)
a. Đề:
 Đề 1: Hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.
 Đề 2: Em hãy tả một dòng sông bị ô nhiễm . 
b. Hướng dẫn chấm:
 * Yêu cầu về nội dung:
 Đề 1:
 - Mở bài: Giới thiệu về ông Tiên là một nhân vật quen thuộc nhất là trong truyện cổ dg.
 - Thân bài:
 + Hoàn cảnh em quan sát ông Tiên.
 + MT chi tiết, cụ thể: hình dáng, lời nói, hành động, cử chỉ.
 + ...
 - Kết bài: Tình cảm của em đối với ông Tiên.
 Đề 2:
 - MB: Giới thiệu chung về một dòng sông bị ô nhiễm. Dòng sông này ở đâu?
 - TB:
 + Trước kia khi sông chưa bị ô nhiễm sông có vẻ đẹp như thế nào? các sinh vật, 
 + Sông ở hiện tại: Tả màu nước của dòng sông , hai bên bờ, cuộc sống của các sinh vật sống trên sông; sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân.
 + Nguyên nhân sông bị ô nhiễm ( sông kể vì sao mình bị ô nhiễm) 
 + Sự ảnh hưởng của sông đối với cuộc sống của người dân. 
 - KB: Suy nghĩ về dòng sông. Những mong ước cho sông trong tương lai.
c. Thang điểm:
- Điểm 9-10: Thực hiện đầy đủ yêu cầu, sai ít lỗi chính tả.
- Điểm 7-8: Thực hiện đầy đủ yêu cầu, mắc một số lỗi dùng từ đặt câu.
- Điểm 5-6: Thiếu 1-2 yêu cầu, diễn đạt lủng củng, rườm rà, còn sai lỗi chính tả.
- Điểm 3-4: Bài làm sơ sài, bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Làm sơ sài, kể được một vài chi tiết; sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: bài làm bị lạc để hoặc bỏ giấy trắng.
4)Hướng dần về nhà, hoạt động nối tiếp; 
 - Mục đích: thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người).
 - Nội dung: năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người).
 - Kết luận: chuẩn bị tiết sau 123
IV. Kiểm tra dánh giá bài học: 
 - Kiếm tra: Làm bài nghiêm túc, nộp bài đúng thời gian qui định
 - Đánh giá giờ học
GV:
HS:
Tiết: 123 Hướng dẫn đọc thêm: 
 CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
 - Thúy Lan-
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức: 
 - Nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản này.
 - Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.
 * Kĩ năng:
 - Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí. 
 - Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu long biên, từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích. 
 * Thái độ: Yêu quý, gìn giữ di tích lịch sử của đất nước.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
Nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Tranh, ảnh cầu Long Biên, tư liêu liên quan. 
Trò: sgk, bài soạn. 
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Ổn định: (1p) kt sĩ số, vệ sinh, nề nếp. 
Kiểm tra: (không)
Bài mới: (20p) 
 Hoạt động của thầy.
 Hoạt động của trò.
 Nội dung cơ bản
HĐ1: (1p)
-Lời vào bài mới. 
HĐ2: (12p)
* Mục đích: Giúp HS đọc cảm thụ tác phẩm, tác giả
* Cách thức tổ chức hoạt động:
? Gọi Hs đọc văn bản nhật dụng ?
? Em hiểu văn bản nhật dụng là gì?
? Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? nội dung chính của 
mỗi đoạn ?
 ? Phương thức biểu đạt?
* Kết luận:
Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của thủ đô, chứng kiến cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc ta.
Nghe – ghi tựa
Đọc
 - Đọc chú thích – sgk. 
 - Văn bản chia 3 đoạn: 
+ Đ1: Từ đầu thủ đô Hà Nội. → giới thiệu vai trò chứng nhân của cầu Long Biên. 
+ Đ2: Tiếpdẻo dai vững chắc. → cầu qua 1 thế kỉ đau thương và anh dũng của nd VN. 
+ Đ3: Còn lại → K/đ ý nghĩa lịch sử của cầu LB trong xh hiện nay.
- Tự sự+ miêu tả+ biểu cảm
I. Đọc – Tìm hiểu chung: 
 1. Đọc văn bản: 
 2. Chú thích: (sgk)
 3. Bố cục: 3 đoạn
 4. Phương thức biểu đạt: Tự sự+ miêu tả+ biểu cảm
HĐ3: (8p)
* Mục đích:Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản
* Cách thức tổ chức hoạt động:
? Cầu Long Biên bắc qua sông nào ? Được xây dựng vào năm nào ? Hoàn thành năm nào ?( HS Tb- yểu)
? Hs đọc đoạn 2 ? 
? Cầu Long Biên khi mới hoàn thành mang tên gì ? 
? Vì sao nd ta lại đổi tên cầu Đu- me thành cầu LB ? 
? Tg tả cụ thể cây cầu nhằm mục đích gì ? 
? Qua tìm hiểu hãy khái quát nội dung văn bản? ( khá- giỏi) 
? Nhận xét về lời văn miêu tả cây cầu trong đoạn này ?
* Kết luận: Trong cuộc sống hiện nay, cầu Long Biên là nhịp cầu của tình hòa bình, hữu nghị và than thiện.
- Cầu bắc qua sông Hồng, được xd từ 1898 hoàn thành 1902, do kĩ sư người Pháp Ép- phen thiết kế. 
- Đọc 
 - Mang tên toàn quyền Pháp Đu – me.
- Chứng tỏ ý thức chủ quyền đọc lập của nhân dân ta. 
- Để người đọc hình dung cây cầu tường tận hơn.
- Trả lời theo ghi nhớ
- Dùng phép nhân hoá ( cây cầu tả tơi như ứa máu), gắn liền miêu tả với bày tỏ cảm xúc (nước mắt ứa ra, tôi tưởng chừng như đứt từng khúc ruột) → Diễn tả tính chất đau thương anh dũng
II. Đọc - Tìm hiểu chung:
 1. Nội dung:
- Cầu Long Biên đã chứng kiến những thời kì lịch sử. 
+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp.
+ Độc lập và hòa bình ở thủ đô sau 1954.
+ Kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Trong cuộc sống hiện nay, cầu Long Biên là nhịp cầu của tình hòa bình, hữu nghị và than thiện.
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Nêu số liệu cụ thể.
- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
* Ghi nhớ (sgk)
4)Hướng dần về nhà, hoạt động nối tiếp; 
 - Mục đích: Nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản này.
 - Nội dung: Ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên
 - Kết luận: Chuyển sang bài Động Phong Nha
IV. Kiểm tra dánh giá bài học: 
 - Kiếm tra: Nội dung và nghệ thuật của văn bản
 - Đánh giá giờ học:’
 V. Rút kinh nghiệm
GV:
HS:.............
 - Hướng dẫn đọc thêm - 
 ĐỘNG PHONG NHA
 ( Trần Hoàng ) 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức:
- Hiểu và nắm được văn bản nhật dụng. 
- Cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo của động phong nha. Từ đó có thái độ yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ, biết khai tác nhằm phát triển kinh tế du lịch, bảo vệ môi trường danh lam thắng cảnh.
 * Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh đặc sắc. Tích hợp với phần tập làm văn ở trình tự miêu tả, với các văn bản khác. 
 * Thái độ: Tự hào và gìn giữ di sản văn hóa dt
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
Nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích.
II. Chuẩn bị: 
 Thầy: sgk+giáo án+tài liệu có liên quan
 Trò: sgk+vỏ ghi+ tìm tài liệu có liên quan tới bài học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Ổn định: kt sĩ số, vệ sinh, nề nếp.
Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: (20p)
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản
HĐ1: (1p) Giới thiệu: Đến nay VN ta có rất nhiều di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như: Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, Thánh địa Mĩ Sơn, phố cổ Hội An, Nhã nhặt cung đình Huế, cồng chiên Tây Nguyên và cả quần thể rừng quốc gia Phong Nha Kẽ Bàng. Để biết Động Phong Nha tại sao được công nhận là di sản VH thế giới – cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu vb động Phong Nha của tác giả Trần Hoàng.
 Nghe – nhớ - ghi tựa 
HĐ 2: (10p)
* Mục đích: HS đọc hiểu chung về tác phẩm
* Cách thức tổ chức hoạt động:
- HD đọc: đọc với giọng kể kết hợp miêu tả, nhấn mạnh các chổ miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy của động. 
Đọc mẫu
Nhận xét.
? Tìm hiểu chú thích ? 
? Theo em văn bản có thể chia mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn.
* Kết luận: Hiểu vài nét chung cơ bản của tác phẩm
- Đọc ( 2 em)
- Nhận xét cách đọc của bạn.
Bố cục: 3 đoạn 
 - Đoạn 1: “ Từ đầunằm rãi rác”→ giới thiệu vị trí địa lí và đường vào động.
 - Đoạn 2: “tiếpcảnh chùa đất bụt”→ cảnh tượng động.
 - Đoạn 3: còn lại → Giá trị của động.
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
 1. Đọc văn bản:
 2. Chú thích:
 3. Bố cục: 3 đoạn 
HĐ3: 8p – 
* Mục đích: tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản
* Cách thức tổ chức hoạt động:
? Động Phong Nha thuộc địa bàn nào ?
? Vào động Phong Nha bằng cách nào ? 
? Cảnh sắc của động được tác giả miêu tả theo trình tự nào ? 
? Vẻ đẹp lộng lẫy của Động khô và Động nước được miêu tả như thế nào ?
? Động chính được miêu tả như thế nào 
- Biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng ở đây là gì ?
- Động Phong Nha mở ra triển vọng gì về kinh tế ?
- Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường danh lam thắng cảnh
- y/cầu hs đọc ghi nhớ sgk
* Kết luận: - Động PN có sức thu hút mạnh về kinh tế du lịch, triển vọng đầu tư và phát triển địa điểm du lịch nổi tiếng
- Vào động Phong Nha bằng 2 con đường:
+ Đường thuỷ: ngược dòng sông Gianh rồi đi vào sông Son là đến nơi.
+ Đường bộ: Theo đường số 2 đến bến sông Son rồi đi thuyền đến nơi. 
- Từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể. 
- Động khô: ở độ cao 200m có những vòm đá trắng vân nhũ, vô số những cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Xưa là dòng sông ngầm. 
- Động nước: có sông dài chảy suốt ngày đêm, sông sâu nước trong nối Kẻ Bàng và rừng nguyên sinh – khi vào động phải mang theo đèn. 
- Động chính có 14 buồng, các khối thạch nhũ, bãi các, bãi đá, những nhánh phong lan đủ màu sắc, âm thanh của nước, tiếng người. 
- Tiếng nói, tiếng nước như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa đất bụt. 
→Như thế giới của tiên cảnh.
- Biệt pháp liệt kê.
- NT so sánh độc đáo gợi h/ả.
- Hang động đẹp nhất thế giới.
-“ Động Phong Nha có 7 cái nhất”. 
- Hãnh diện, vui sướng vì VN ta có 1 kì quan thiên nhiên đệ nhất động – ra sức gìn giữ bảo vệ.
- Động PN có sức thu hút mạnh về kinh tế du lịch, triển vọng đầu tư và phát triển địa điểm du lịch nổi tiếng
- Đọc sgk
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 1. Nội dung:
* Vị trí địa lí:
- Động Phong Nha thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng – miền Tây – Quảng Bình.
* Cảnh tượng động Phong Nha: 
 - Động khô: 
 - Động nước:
- Động Chính: Có 14 buồng thông nhau.
2. Nghệ thuật 
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm.
- Sử dụng các số liệu cụ thể khoa học.
 - Biện pháp liệt kê.
 - So sánh độc đáo gợi h/ả.
- Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian.
3. Ý nghĩa: 
 Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh củng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.
* ghi nhớ (sgk)
4)Hướng dần về nhà, hoạt động nối tiếp; 2ph
 - Mục đích: Hiểu và nắm được văn bản nhật dụng.
 - Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo của động phong nha
 - Kết luận: Chuẩn bị bài: Viết đơn.
IV. Kiểm tra dánh giá bài học: 2ph
 - Kiếm tra: Nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Đánh giá giờ học
V. Rút kinh nghiệm
GV:
HS:
Tiết: 124 VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức:
 - Các tình huống cần viết đơn.
 - Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
 * Kĩ năng:
 - Viết đơn đúng qui cách.
 - Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
 * Thái độ: yêu thích và rèn viết đơn, để vận dụng tốt thể loại này trong đời sống.
2. Phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
 Biết các loại đơn và biết viết đơn khi cần 
II. Chuẩn bị: 
Thầy: giáo án + sgk+ tài liệu tham khảo + các mẫu đơn.
Trò: sgk+ vở ghi+bài soạnở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Ổn định: (1p) kt sĩ số, vệ sinh, nề nếp.
Kiểm tra: Kiểm tra chuẩn bị của Hs(2p)
3. Bài mới: (38p)
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản
HĐ1: (1p)
- Gt: Trong cuộc sống ta cần sử dụng nhiều loại văn bản
Nghe – ghi tựa. 
HĐ2: (12p)
* Mục đích: HS hiểu khi nào cần viết đơn
* Cách thức tổ chức hoạt động:
- Gọi Hs đọc 4 ví dụ sgk ?
- Vì sao cần viết đơn ? 
- Cho Hs đọc các tình huống trong bài tập 2 ?
- Trường hợp nào phải viết đơn ? gởi ai ?
- Từ 2 bài tập trên em có thể rút ra kết luận gì ? 
 * Kết luận: đơn từ là loại văn bản hành chính không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày.
Đọc 
- Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết, ta viết đơn gởi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết. 
Đọc 
a/ Mất xe đạp: viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp tìm lại xe.
b/ Muốn theo học lớp nhạc hoạ: viết đơn xin nhập học. 
c/ Học ở nơi mới: cần viết đơn xin chuyển trường
- Trong cuộc sống con người, rất nhiều khi cần phải viết đơn, khi có nguyện vọng yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
- Đọc ghi nhớ. 
I. Khi nào cần viết đơn:
 Khi ta có nguyện vọng hay một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết – ta viết đơn. 
* Ghi nhớ: sgk
HĐ3: (10p)
* Mục đích:Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn:
* Cách thức tổ chức hoạt động:
- Gọi Hs đọc 2 lá đơn sgk ? 
- Có mấy loại đơn ? 
- Ở cả 2 loại đơn những nội dung nào em thấy không thể thiếu ?
Câu hỏi 2 sgk ? 
- Đọc kĩ 2 lá đơn. 
- có 2 loại đơn.
- Những nội dung không thể thiếu trong đơn:
+ Quốc hiệu
+ Tên đơn
+ Ngày thángnăm.
+ Người gởi đơn.
+ Tên tổ chức, cơ quan nhận đơn. 
+ Lí do viết đơn. 
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn:
1. Các loại đơn: 
 - Đơn theo mẫu.
 - Đơn không theo mẫu. 
2. Những nội dung cần thiết:
HĐ4: (15p)
- Đơn viết theo mẫu cách làm như thế nào ? 
- Đơn viết không theo mẫu cần trình bày như thế nào ?
Lưu ý: sgk. 
* Kết luận: Viết theo mẫu,
viết không theo mẫu
- Có mẫu in sẳn, chỉ cần điền từ, câu thích hợp vào chổ trống.
- Người viết tự nghĩ nội dung và trình bày, nhưng phải theo một thứ tự nhất định
III. Cách thức viết đơn: 
Viết theo mẫu: chỉ cần điền vào chổ trống những nội dung cần thiết.
Viết không theo mẫu:
- Người viết tự nghĩ nội dung và trình bày, nhưng phải theo một thứ tự nhất định.
4)Hướng dần về nhà, hoạt động nối tiếp; 
 - Mục đích: Các tình huống cần viết đơn.
 - Nội dung: Các loại đơn thường gặp .Nội dung không thể thiếu trong đơn.
 - Kết luận : Tập viết đơn, soạn bài “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
IV. Kiểm tra dánh giá bài học: 
 - Kiếm tra: Khi nào cần viết đơn ? Nội dung không thể thiếu trong đơn.
 - Đánh giá giờ học
V. Rút kinh nghiệm
GV:
HS:
 TRÌNH KÍ TUẦN 32
 Ngày /3/ 2019

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.docx