Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

- Kiến thức: Biết được:

- Khái niệm về  nồng độ moℓ (CM).

- Công thức tính CM của dung dịch

-  Kĩ năng:

- Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể.

- Vận dụng được công thức để tính CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan..

- Thái độ: Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

           - Năng lực tính toán hóa học

          - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

          - Năng lực tư duy sáng tạo.

           - Năng lực tự học

II. CHUẨN BỊ 

- GV: Bài tập để hướng dẫn bài học và bài tập cho học sinh.

- HS:  + Ôn lại các bước giải bài tập tính theo phương trình hoá học.

                     + HS chuẩn bị trước phần 2 nồng độ mol của dung dịch.

doc 9 trang Khánh Hội 20/05/2023 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 26/ 3/ 2019
Tuần: 33 - Tiết: 65
Bài 41: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (tt)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm về nồng độ moℓ (CM).
- Công thức tính CM của dung dịch
- Kĩ năng:
- Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể.
- Vận dụng được công thức để tính CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan..
- Thái độ: Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực tính toán hóa học
 	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
 	- Năng lực tư duy sáng tạo.
 	 - Năng lực tự học
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Bài tập để hướng dẫn bài học và bài tập cho học sinh.
- HS: + Ôn lại các bước giải bài tập tính theo phương trình hoá học.
 + HS chuẩn bị trước phần 2 nồng độ mol của dung dịch.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
Câu hỏi
Đáp án
- Yêu cầu 1 HS viết biểu thức tính C% Þ mdd, mct.
- Làm bài tập 5 và 6b SGK/146.
C% = . 100%
Bt 5: 3,33%, 1,6% và 5%
Bt 6: = 2g
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài Nồng độ dung dịch (tiếp theo)
Nội dung: Nồng độ mol của dung dịch.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Như các em đã biết các khái niệm về nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch. Như vận dụng giải bài tập này như thế nào? tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (23 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu nồng độ mol của dung dịch? 
Nội dung: Nồng độ mol của dung dịch
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS đọc sgk à nồng độ mol của dung dịch là gì?
Nếu đặt: - CM: nồng độ mol.
 - n: số mol.
 - V: thể tích (l).
Þ Yêu cầu HS rút ra biểu thức tính nồng độ mol.
- Đưa đề vd 1 Þ Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt.
 ? Đề bài cho ta biết gì.
 ? Yêu cầu ta phải làm gì.
- Hướng dẫn HS làm bài tập theo các bước sau:
+ Đổi Vdd thành l.
+ Tính số mol chất tan (nNaOH).
+ Áp dụng biểu thức tính CM.
- Hướng dẫn học sinh làm thí dụ 2
- Yêu cầu HS đọc đề vd 3 và tóm tắt à thảo luận nhóm: tìm bước giải.
- Hd: 
? Trong 2l dd đường 0,5 M Þ số mol là bao nhiêu?
? Trong 3l dd đường 1 M Þ ndd =?
? Trộn 2l dd với 3 l dd à Thể tích dd sau khi trộn là bao nhiêu.
 - GV nhận xét 
- Cho biết số mol chất tan có trong 1 l dd.
CM = (mol/l)
- Đọc à tóm tắt.
Cho: 	Vdd = 200 ml
 mNaOH = 16g.
Tìm CM = ?
+ 200 ml = 0.2 l.
+ nNaOH == = 0.4 mol.
+ CM = = = 2(M).
- Nêu bước giải:
+ Tính ndd1
+ Tính ndd2
+ Tính Vdd sau khi trộn.
+ Tính CM sau khi trộn.
Đáp án:
 CM = = 
 = 0.8 M.
2. Nồng độ mol của dung dịch 
 Nồng độ của dung dịch (kí hiệu CM) cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
 CM =(mol/l)
Trong đó:
- CM: nồng độ mol.
- n: Số mol chất tan.
- V: thể tích dd.
 Thí dụ 1: Trong 200 ml dd có hoà tan 16g NaOH. Tính nồng độ mol của dd. 
 Thí dụ 2: Trộn 2 lít dd đường 0.5 M với 3 lít dd đường 1 M. Tính nồng độ mol của dd sau khi trộn.
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( phút)
a) Mục đích hoạt động: 
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (8 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Vận kiến thức đã học về tính toán hóa học. 
Nội dung: Tính toán hóa học.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
NC: Cho HS làm bài tập 
- Hướng dẫn HS chuyển đổi một số công thức:
+ CM = Þ V =.
+ nkhí =Þ V = nkhí . 22.4.
+ n = Þ m = n . M
- Cho HS thảo luận nhóm để giải bt.
- Đọc đề à tóm tắt đề: Cho 	mZn = 6.5g
Tìm: 	 Vml = ?
 Vkhí = ?
 mmuối = ?
- HS thảo luận nhóm à giải bài tập:
+ Đổi số liệu: nZn = = 0.1 mol
a. PTHH: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
b. Theo pt: nHCl = 2nZn = 0.2 (mol).
Þ V = = = 0.1 (l) = 100 ml
c/ Theo pt: = nZn = 0.1 mol.
à = . 22.4 = 2.24 (l).
d/ Theo pt: = nZn = 0.1 (mol).
= 65 + 2 . 35.5 = 136 (g).
à =. = 136 g.
Bài tập: Hoà tan 6.5g Zn cần vừa đủ Vml dd HCl 2 M.
a. Viết PTPƯ.
b. Tính Vml 
c. Tính Vkhí thu được (đktc).
d. Tính mmuối tạo thành.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: - Cho HS nhắc lại công thức tính CM 
- HS đọc phần ghi nhớ
- Làm bài: 2, 3, 4, 6(a,c) sgk/146.
- Chuẩn bị trước bài mới: Pha chế dung dịch
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- Bài tập: Tìm thể tích của dung dịch NaOH 5M để trong đó có hòa tan 60g NaOH.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:...
HS:.... 
Ngày soạn: 26/ 3/ 2019
Tuần: 33-Tiết: 66
Bài 43: PHA CHẾ DUNG DỊCH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức: Các bước tính toán, tiến hành pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước.
- Kĩ năng: Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế được một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước.
- Thái độ: Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
GV:
Dụng cụ:
Hóa chất:
 - Cân.
 - Cốc thủy tinh có vạch.
 - Đũa thủy tinh.
- H2O
- CuSO4
	HS: Xem trước nội dung bài mới
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
 	2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài pha chế dung dịch
Nội dung: Pha chế dung dịch
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Chúng ta đã biết cách tìm nồng độ dung dịch. Nhưng làm thế nào để pha chế được dung dịch theo nồng độ cho trước? Chúng ta hãy tìm hiểu bài học này.
- HS lắng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (25 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu cách pha chế một dd theo nồng độ cho trước? 
Nội dung: Cách pha chế một dd theo nồng độ cho trước
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu HS đọc vd 1 à tóm tắt.
? Để pha chế 50g dung dịch CuSO4 10% cần phải lấy bao nhiêu gam CuSO4 và nước.
? Khi biết mdd và C% à tính khối lượng chất tan như thế nào?
- Cách khác:
? Em hiểu dung dịch CuSO4 10% có nghĩa là gì.
à Hd HS theo quy tắc tam xuất.
? Nước đóng vai trò là gì à theo em mdm được tính như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh cách pha chế.
- Giới thiệu:
+ Các bước pha chế dd.
+ dụng cụ để pha chế.
? Vậy muốn pha chế 50 ml dd CuSO4 1 M ta phải cần bao nhiêu gam CuSO4.
- Theo em để pha chế được 50 ml dd CuSO4 1 M ta cần phải làm như thế nào?
- Các bước:	
 + Cân 8g CuSO4 à cốc.
 + Đổ dần nước vào cốc cho đủ 50 ml dd à khuấy.
 a. Tìm khối lượng chất tan
 Ta có biểu thức:
C% = . 100%.
=> 
 == 5 (g).
Cách khác:
Cứ 100g dd hoà tan 10g CuSO4 
vậy 50g dd à 5g 
- Tìm khối lượng dung môi (nước)
* mdm = mdd – mct 
 = 50 – 5 = 45g.
- Đọc cách pha chế.
- Nghe và làm theo:
+ Cân 5g CuSO4 cho vào cốc.
+ Cân 45g H2O (hoặc 45 ml) à đổ vào cốc khuấy nhẹ à 50 ml dung dịch CuSO4 10%.
HS: Tính toán:
 = 1 . 0.05 
 = 0.05 mol
 = 0.05 . 160 
 = 8g.
- Thảo luận và đưa ra các bước pha chế.
I. Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước.
 Bài tập 1: Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế.
 a. 50g dd CuSO4 có nồng độ 10%.
 b. 50ml dd CuSO4 có 
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm (3 phút)
a) Mục đích hoạt động: Vận dụng công thức tính nồng độ %. 
Nội dung: Đun nhẹ 40g dung dịch NaCl cho đến khi bay hơi hết thu được 8g muối khan. Tính C%.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
à Yêu cầu HS thảo
 luận giải bài tập.
- Hãy tìm cách giải khác.
Gợi ý: qui tắc tam suất.
Giải
 C% = . 100% 
 = . 100% = 20%.
Cách khác: Cứ 40g dd hoà được 8g muối .
Vậy 100g dd hoà được 20g muối.
 Bài tập: Đun nhẹ 40g dung dịch NaCl cho đến khi bay hơi hết thu được 8g muối khan. Tính C%.
Giải
 C% = . 100% 
 = . 100% = 20%.
Cách khác: Cứ 40g dd hoà được 8g muối .
Vậy 100g dd hoà được 20g muối.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (8 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Vận dụng các kiến thức đã học vào việc tính toán hóa học.
Nội dung: Tính toán hóa học.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Bài tập : Từ muối ăn NaCl, nớc cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế.
a. 100g dd NaCl có nồng độ 20%.
b. 50ml dd NaCl có nồng độ 2M.
- GV yêu cầu HS nêu cách giải và cách pha chế các dung dịch theo nồng độ cho trớc.
Giải
a. Tính toán:
- Tìm khối lợng chất tan: 
- Tìm khối lợng dung môi (nớc):
mdm = mdd - mct = 100- 20 = 80(g).
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 20g NaCl rồi cho vào cốc.
+ Đong 80ml nớc, rót vào cốc và khuấy đều để muối ăn tan hết.
 Thu đợc 100g dd NaCl 20%.
b. Tính toán:
- Tìm số mol chất tan: 
- Tìm khối lợng của 0,1mol NaCl. 
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 5,85g NaCl rồi cho vào cốc.
+ Đổ dần dần nớc cất vào cốc cho đến vạch 50ml, khuấy nhẹ.
 Thu đợc 50ml dd NaCl 2M.
Giải
a. Tính toán:
- Tìm khối lợng chất tan: 
- Tìm khối lợng dung môi (nớc):
mdm = mdd - mct = 100- 20 = 80(g).
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 20g NaCl rồi cho vào cốc.
+ Đong 80ml nớc, rót vào cốc và khuấy đều để muối ăn tan hết.
 Thu đợc 100g dd NaCl 20%.
b. Tính toán:
- Tìm số mol chất tan: 
- Tìm khối lợng của 0,1mol NaCl. 
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 5,85g NaCl rồi cho vào cốc.
+ Đổ dần dần nớc cất vào cốc cho đến vạch 50ml, khuấy nhẹ.
 Thu đợc 50ml dd NaCl 2M.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: Làm bài tập và tìm hiểu trước cách pha loãng 1 dd theo nồng độ cho trước.
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: - Làm bài tập 2, 3 SGK/149.
- Xem trước phần II: cách pha loãng 1 dd theo nồng độ cho trước.
- HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- HS làm bài tập sau: Làm bay hơi 60g nước có nồng độ 15%. Được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:
	HS:. 
Châu Thới, ngày 06 tháng 4 năm 2019
DUYỆT TUẦN 33:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_33_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc