Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: + Thành phần định tính của nước gồm 2 nguyên tố H và O; chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi, và tỉ lệ khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi.
+ Từ kết quả thí nghiệm, học sinh hiểu được công thức hóa học của nước là H2O.
- Kĩ năng: + Quan sát hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.
+ Rèn kĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH.
- Thái độ : Ý thức được nước là nguồn tài nguyên vô giá.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng CTHH
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên : Tranh phóng to H 5. 10 và 5. 11 SGK.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : 1p
Kiểm tra sĩ số
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn : 24 / 02/ 2019 Tiết: 52 đến 53; tuần: 28 Bài 36. NƯỚC (tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: + Thành phần định tính của nước gồm 2 nguyên tố H và O; chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi, và tỉ lệ khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi. + Từ kết quả thí nghiệm, học sinh hiểu được công thức hóa học của nước là H2O. - Kĩ năng: + Quan sát hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước. + Rèn kĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH. - Thái độ : Ý thức được nước là nguồn tài nguyên vô giá. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS: Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng CTHH Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Tranh phóng to H 5. 10 và 5. 11 SGK. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp : 1p Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới. 37p Mục II. 1 dạy giảm, mục III hướng dẫn đọc thêm(đối với lớp yếu kém) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hóa học của nước. 29P * Mục đích: Nước có thành phần và tính chất như thế nào? Những nguyên tố hoá học nào có trong thành phần của nước? Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ nào về thể tích và khối lượng? Chúng ta nghiên cứu về nước trong bài học này? * Nội dng: Đặt vấn đề: những nguyên tố hóa học nào có trong thành phần của nước ? Chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ về thể tích và khối lượng như thế nào ? (HS- K-G) - Lắp thiết bị điện phân nước. (pha thêm 1 ít dung dịch H2SO4 vào nước ), tiến hành thí nghiệm biểu diễn. - Yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi : em có nhận xét gì về mực nước ở hai cột A (-), B (+) trước khi cho dòng điện một chiều đi qua ? - Bật công tắc điện cho dòng điện một chiều qua: + Sau khi cho dòng điện một chiều đi qua em thấy hiện tượng gì ? + Tại sao mực nước ở 2 ống tụt xuống ? + Sau khi điện phân H2O thu được hai khí, khí ở hai ống có tỉ lệ thể tích như thế nào ? - Yêu cầu HS dùng que đóm còn tàn than hồng và que đóm đang cháy để thử hai khí trên để nhận biết những khí nào được sinh ra. - Yêu cầu HS viết phương trình hoá học. - Rút ra kết luận. - Gọi HS đọc SGK I.2a, quan sát hình 5.11/ 122 à thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện, có những hiện tượng gì ? + Mực nước trong ống dâng lên có đầy ống không à vậy các khí H2 và O2 có phản ứng hết không ? (HS- K-G) + Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại, có hiện tượng gì ? à vậy khí còn dư là khí nào ? + Viết PTHH xảy ra ? + Khi đốt: H2 và O2 đã hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích như thế nào ? - Yêu cầu các nhóm thảo luận để tính: + Tỉ lệ hoá hợp về khối lượng giữa H2 và O2. + Thành phần % về khối lượng của oxi và hiđro trong nước. - Nước là hợp chất tạo bởi những nguyên tố nào ? (HS- Y) - Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích và khối lượng như thế nào ? à Vậy bằng thực nghiệm em hãy cho biết nước có công thức hóa học như thế nào ? * Kết luận: - Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi. - CTHH của nước là: H2O - Quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi. - Nguyên tố H2 và O2 - Tỉ lệ hai phần khí hiđro và một phần khí oxi - Cá nhân nêu: trước khi dòng điện một chiều chạy qua mực nước ở hai cột A, B bằng nhau. - Cá nhân nêu: + Trên bề mặt điện cực xuất hiện bọt khí. Mực nước ở 2 ống nghiệm tụt xuống. + Nước bị phân hủy. + Vkhí B =Vkhí A. - Khí ở cột B làm que đóm bùng cháy; ở cột A khí cháy được với ngọn lửa màu xanh. Khí thu được là H2 (-) và O2 (+). - Viết PTHH. 2H2 + O2 à 2H2O - Ghi. - Cá nhân đọc SGK, quan sát hình vẽ 5.11/ 122 . - Thảo luận nhóm. + Hỗn hợp H2 và O2 nổ. Mực nước trong ống dâng lên. + Mực nước dâng lên, dừng lại ở vạch số 1 à còn dư chất khí. + Tàn đóm bùng cháy. à vậy khí còn dư là oxi. + 2H2 + O2 ª 2H2O + 2VHydro: 1VOxi - Thảo luận, cần nêu: Theo PTHH: Cứ 1 mol O2 cần 2 mol H2. Tỉ lệ: = = Þ %H = .100% » 11.1% Þ %O = 100% - 11.1% = 88.9% - 2 nguyên tố: H và O. - Tỉ lệ hoá hợp: = ; = - Cá nhân tổng hợp ý kiến từ các phần để trả lời. + CTHH: H2O. - Ghi. I. Thành phần hóa học của nước. 1. Sự phân hủy nước điện phân Dưới tác dụng của dòng điện 1 chiều, nước bị phân hủy thành khí hydro và oxi theo tỉ lệ thể tích là 2H2: 1O2 2H2O 2H2 + O2 2. Sự tổng hợp nước. a/ Quan sát hình vẽ mô tả TN: (SGK ) b/ Nhận xét : SGK - PTHH: 2H2 + O2 2 H2O 3. Kết luận - Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi. - Chúng đã hóa hợp với nhau - Theo tỉ lệ thể tích là: 2 phần khí hiđro và 1 phần khí o xi . - Theo tỉ lệ khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi . - CTHH của nước là : H2O Hoạt động 2: Luyện tập: 8p * Mục đích: Rèn luyện kỹ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH. * Nội dung: - Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề bài tập 3/125. - Bài tập trên thuộc dạng bài toán nào ? - Yêu cầu HS sửa bài tập, nhận xét và chấm điểm. * Kết luận: Tìm được thể tích khí O2 và H2 - Đọc, tóm tắt. - Tính theo PTHH. - Cá nhân làm bài. Luyện tập Cho Tìm (đktc) Giải: nH2O = 1,8 /18 = 0,1 mol PTHH: 2H2 + O2 2H2O 2mol 1mol 2mol 0,1mol 0,05mol 0,1 mol VO2 = 0,05 x 22,4 =1,12 (l) VH2 = 0,1 x22,4 = 2,24 (l) 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p - Mục đích: Cho học sinh tìm hiểu thành phần hoá học của nước - Nội dung: Làm bài tập 2 , 4/ 125 SGK. Hướng dẫn về nhà xem phần II : Tính chất của nước. - Kết luận: Học sinh hiểu được qua phương pháp thực nghiệm: Thành phần hoá học của hợp chất nước gồm hai nguyên tố hidro và oxi IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p - Kiểm tra: Nêu công thức hóa học, thành phần định tính và định lượng của nước? - Đánh giá giờ học: . . V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : 25/ 02/ 2019 Tiết: 53 đến 54; Tuần: 28 Bài 36. NƯỚC (tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: + Tính chất của nước: nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca), oxit bazơ( CaO,Na2O,),oxit axit (P2O5, SO2 ). + Vai trò của nước với đời sống và sản xuất, những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm, bước đầu biết cách bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. - Kĩ năng: + Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về thành phần của nước. + Viết PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca) oxit bazơ, oxit axit. + Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH. + Kĩ năng làm thí nghiệm + Biết sử dụng giấy quì tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể. - Thái độ: + Ý thức được nước là nguồn tài nguyên vô giá. + Có ý thức tiết kiệm nước, góp phần làm cho nguồn nước khỏi bị ô nhiểm. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS: - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống - Năng lực thực hành: làm thí nghiệm về tính chất hóa học của nước II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Hoá chất: quì tím, Natri, vôi sống, Pđỏ, KMnO4. - Dụng cụ: + 2 cốc thuỷ tinh 250ml, phễu thuỷ tinh. + Ống nghiệm, giá ống nghiệm, diêm, đèn cồn. + Lọ tam giác thu O2 ( 2 lọ). + Muôi sắt, ống dẫn khí. 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp. 1p Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra cũ: 5p - Nước có thành phần hoá học như thế nào ? - Gọi HS làm bài tập 4 SGK/125. - 2H2 + O2 à 2H2O. nH2 = = 5 mol theo pt: n H2O= nH2 = 5 mol. Þ m H2O = 5 x 18 = 90g. 3. Bài mới. 32p Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của nước: 25p * Mục đích: Cho học sinh tìm hiểu tính chất của nước * Nội dung: Hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, kết hợp với những kiến thức thực tiễn đã biết để tìm hiểu tính chất vật lí để trả lời câu hỏi: Nước có những tính chất vật lí nào? (HS- Y) - Nhận xét, nhấn mạnh khả năng hòa tan nhiều chất. - Cho HS quan sát thí nghiệm: + Cho HS nhúng quì tím vào nước àquì tím có đổi màu ? + Cho mẫu Na vào cốc nước à yêu cầu HS quan sát à nhận xét. + Cho HS đốt khí thoát ra à kết luận. à Nhúng một mẫu giấy quì vào dung dịch sau phản ứng có màu gì ? - Hợp chất tạo thành trong nước làm giấy quì à xanh là gì ? Bazơ công thức gồm nguyên tử Na liên kết với - OH à Yêu cầu HS lập công thức hoá học ? à Viết phương trình hoá học ? - Gọi một HS đọc phần kết luận SGK/123. - Cho HS làm thí nghiệm 2: + Cho một miếng vôi nhỏ vào cốc thuỷ tinh à rót một ít nước vào vôi sống à yêu cầu HS quan sát, nhận xét. + Nhúng một mẫu giấy quì tím vào trong nước sau phản ứng ? + Vậy hợp chất tạo thành là gì ? + Công thức háo học gồm Ca và nhóm OH à Yêu cầu HS lập công thức hoá học ? - Viết phương trình phản ứng ? - Thông báo: ngoài CaO nước còn hoá hợp với nhiều oxit bazơ khác nữa à Yêu cầu HS đọc kết luận SGK/123. - Cho HS làm thí nghiệm 3: Làm thí nghiệm: Đốt P trong bình oxi à rót một ít nước vào bình đựng P2O5 à lắc đều à Nhúng quì tím vào dung dịch thu được à Yêu cầu HS nhận xét. - Thông báo: dung dịch làm quì tím hoá đỏ là axit à hướng dẫn HS viết công thức hoá học và viết phương trình phản ứng ? - Thông báo: Nước hoá hợp với nhiều oxit axit khác: SO2, SO3, N2O5 tạo axit tương ứng. - Yêu cầu HS đọc kết luận SGK. * Kết luận: Học sinh biết được tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước - Đọc, kết hợp với vốn hiểu biết trả lời câu hỏi: + Chất lỏng, không màu – mùi – vị. + Sôi: 1000C (p = 1atm). + Nhiệt độ rắn 00C. + d = 1 g/ml. + Hoà tan nhiều chất: rắn, lỏng, khí - Ghi. - Quan sát thí nghiệm 1 và trả lời câu hỏi. + Quì tím không chuyển màu. + Mẫu Na chạy nhanh trên mặt nước (nóng chảy à giọt tròn). Có khí thoát ra. + Khí thoát ra là H2. Þ Có phản ứng hoá học xảy ra. à Giấy quì à xanh. + Ba zơ. NaOH. 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 - Đọc phần kết luận SGK/123. - Làm thí nghiệm 2 và quan sát à nhận xét: + Có hơi nước bốc lên. + CaO rắn à chất nhão. + cốc thủy tinh nóng lên. + Quì tím à xanh. + Là một bazơ. + Ca(OH)2. CaO + H2O à Ca(OH)2. - Lắng nghe ghi nhớ. - Đọc kết luận SGK/ 123. - Quan sát thí nghiệm, cần nêu: P2O5 tan trong nước, dung dịch làm quì tím hoá đỏ (hồng). P2O5 + 3H2O à 2H3PO4. - Nghe. - Đọc kết luận SGK. II. Tính chất của nước. 1. Tính chất vật lý. Nước là chất lỏng, không màu, không mùi và không vị, sôi ở 1000C. Hoà tan nhiều chất: rắn, lỏng, khí 2. Tính chất hoá học. a. Tác dụng với kim loại (mạnh): nhận xét: không đổi màu. HT: Na chạy trong nước, có khí thoát ra, Na tan dần. => Quỳ tím hóa xanh. - Khí H2 thoát ra. NaOH (bazơ) 2Na + 2H2O ª .2NaOH + H2 Nước và một số kim loại (Na, K, Ba, Ca) ở nhiệt độ thường ª dd bazơ + khí hydro. b.Tác dụng với một số oxit bazơ. CaO tan ít trong nước, tạo thành chất nhão, dd làm quỳ tím hóa xanh. Phản ứng có tỏa nhiệt CaO + H2O à Ca(OH)2 Nước + 1 số oxit ba zơ (Na2O, K2O, CaO, BaO) ª dd ba zơ. - Hợp chất tạo ra do oxit bazơ(CaO, Na2O, K2O) tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ . - Dung dịch bazơ làm quỳ tím thành xanh . c. Tác dụng với một số oxit axit. - Nướ tác dụng với nhiều oxit Axit tạo thành dd Axit . - Dung dịch Axit làm quỳ tím thành đỏ. P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 SO3 + H2O ->H2SO4 (axit sunfuric) Nước + Oxit axit ª dd axit. Hoạt động 2: Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước. 7p * Mục đích: Tìm hiểu vai trò của nguồn nước * Nội dung: Yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi sau: - Nước có vai trò gì trong đời sống và sản xuất ? - Thực trạng của nước hiện nay ra sao? - Biện pháp bảo vệ nguồn nước? * Liên hệ, giáo dục bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. - GDMT: Nước có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên ở nhiều nơi nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất vì vậy cần phải tiết kiệm và giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm. - Vậy chúng ta cần làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm ? - Kết luận: - Nước cần cho sự sống của muôn loài; cần thiết cho sản xuất của con người. - Cần sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi ô nhiễm. - Đọc SGK – liên hệ thực tế à trả lời 2 câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày – sửa chữa – bổ sung. - Ghi. Yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày – sửa chữa – bổ sung. - Tìm ra nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và có biện pháp phong chống, có ý thức sử dụng hợp lí nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. chống ô nhiễm nguồn nước. - Nước cần cho sự sống của muôn loài; cần thiết cho sản xuất của con người. - Cần sử dụng tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước khỏi ô nhiễm. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p - Mục đích: Tìm hiểu về tính chất vật lý và tính chất hoá học của nước và nước có vai trò như thế nào trong dời sống và sản xuất - Nội dung: Bài tập 1: Hoàn thành phương trình phản ứng khi cho nước lần lượt tác dụng với: K, Na2O, SO3. Bài tập 2: Dành cho hs khá giỏi Để có một dung dịch chứa 16g NaOH, cần phải lấy bao nhiêu gam Na2O cho tác dụng với H2O? Hướng dẫn về nhà ôn lại khái niệm Oxit – cách đọc tên – phân loại xem trước bài 37; làm bài tập 5 SGK/125. - Kết luận: Học sinh biết được Nước là chất lỏng, không màu, không mùi và không vị, sôi ở 1000C. Hoà tan nhiều chất: rắn, lỏng, khívà tính chất hoá học của nước, biết cách giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm. IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p - Kiểm tra: Nêu tính chất vật lý và tính chất hoá học của nước và nước có vai trò như thế nào? - Đánh giá giờ học: . . IV. Rút kinh nghiệm. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Tổ trưởng kí duyệt tuần: 28 Ngày: / / 2019 Lê Thị Thoa
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_28_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc