Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

  - Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.

  - Sự cháy là sự oxi hó có tỏa nhiệt và phát sáng.

  - Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và  dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cáh hiệu quả.

 2. Kĩ năng:

  Phân biệt sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.

 3. Thái độ: Có ý thức phòng chống cháy nổ.

 II. Chuẩn bị:

   - Thầy: Xem trước phần II SGK/ 97.

   - Trò:  Ôn lại khái niệm sự Oxi hóa.

 III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp.1p

  Kiẻm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: 5p

  Thế nào là sự Oxi hóa ? Thành phần của không khí ?

  Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì?

doc 8 trang Khánh Hội 17/05/2023 1620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 08 / 01 / 2019 
Tiết: 43; Tuần: 23
Bài 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (t2)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.
 - Sự cháy là sự oxi hó có tỏa nhiệt và phát sáng.
 - Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cáh hiệu quả.
 2. Kĩ năng:
 Phân biệt sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
 3. Thái độ: Có ý thức phòng chống cháy nổ.
 II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Xem trước phần II SGK/ 97.
 - Trò: Ôn lại khái niệm sự Oxi hóa.
 III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp.1p
 Kiẻm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 Thế nào là sự Oxi hóa ? Thành phần của không khí ?
 Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì?
 3. Nội dung bài mới: 32p
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cháy và sự oxi hóa chậm. 20p
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk.
- Châm mồi lửa vào bấc đèn cồn.
+ Cồn đã cháy chưa ? Nó đã tác dụng với chất nào trong không khí và ta gọi đó là gì ?
+ Dựa vào dấu hiệu nào để biết có sự cháy diễn ra ?
- Những hiện tượng hội đủ các yếu tố như vậy, người ta gọi đó là sự cháy. Vậy sự cháy là gì ?
- Nhận xét, kết luận.
- Cho HS thảo luận nhóm :
+ Sự cháy trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau ?
+ Tại sao có sự khác nhau đó ?
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi :
- Các đò vật bằng gang, thép để lâu ngày bị gỉ, chúng ta đang hô hấp bằng không khí. Các hiện tượng đó là sự oxi hoá chậm.
+ Vậy sự oxi hóa chậm là gì? (HS- Y)
+ Sự cháy và sự oxi hóa chậm có gì giống nhau và khác nhau ?
+ Thế nào là sự tự bốc cháy ?
- Thông báo : 
+ Quá trình hô hấp của con người cũng là sự oxi hóa chậm.
+ Sự oxi hóa chậm khi có điều kiện nhất định sẽ chuyển thành sự cháy gọi là sự tự bốc cháy.
ª Vì vậy trong nhà máy, người ta thường cấm không được chất giẻ lau có dính dầu mỡ thành đống để đề phòng sự tự bốc cháy.
- Nhận xét, kết luận.
Đọc thông tin sgk
- Quan sát.
+ Cồn cháy, tác dụng với oxi gọi là sự oxi hóa.
+ Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
+ Dựa vào dấu hiệu phát sáng và tỏa nhiệt.
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Ghi.
+ Giống: đều là sự oxi hóa. 
Khác: sự cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn.
+ Các chất cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí vì trong không khí có lẫn 1 số chất khí khác đặc biệt là khí N2 nên tốn nhiệt độ để đốt cháy các khí này.
Đọc thông tin
Trả lời câu hỏi
+ Các đồ vật bằng gang, sắt,  dùng lâu ngày trong không khí thường bị gỉ.
+ Là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
+ So sánh: Giống: đều là sự Oxi hóa có tỏa nhiệt.
Khác: sự cháy có phát sáng còn sự oxi hóa chậm thì không.
+ Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm.
1. Sự cháy:	
Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
2. Sự oxi hóa chậm:
Là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy. 14p
- S, P, Fe muốn cháy được cần phải có điều kiện nào? 
ª Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì ?
- Nhận xét.
- Tại sao ở cây xăng, người ta cấm hút thuốc và khuyến khích đừng sử dụng điện thoại di động ?
(HS- K-G)
- Theo em muốn dập tắt sự cháy ta phải làm gì ?
- Ta phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách nào ?
- Em hãy tìm 1 số biện pháp để cách li chất cháy với oxi ?
- Theo em khi muốn dập tắt sự cháy ta có cần phải áp dụng đồng thời cả 2 biện pháp đó không ?
GDMT: Sự cháy gây ô nhiễm không khí tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2 
- Chốt lại vấn đề.
- Theo em muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải chọn biện pháp nào ? Vì sao ?
Nhận xét, kết luận
- S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi.
ª Cung cấp đủ nhiệt độ và Oxi.
- Ghi.
Giải thích
- Muốn dập tắt sự cháy ta phải:
+ Hạ thấp nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với khí O2.
- Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun nước.
- Để cách li chất cháy với oxi ta có thể:
+ Dùng bao dày đã tẩm nước.
+ Dùng cát, đất.
+ Phun khí CO2.
- Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy.
- Ghi.
- Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn.
3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy. 
a. Các điều kiện phát sinh sự cháy:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
b. Các biện pháp để dập tắt sự cháy.
* Muốn dập tắt sự cháy, ta thực hiện đồng thời 1 hoặc cả hai biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với oxi.
4. Củng cố: 3p
Làm bài tập 5, 6 trang 99 
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà : 2p
- Học bài.
- Làm bài tập: 3, 4, 5, 6, 7 SGK/ 99
- Xem trước nội dung bài luyện tập 5.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 09/ 01/ 2019 
Tiết: 44; Tuần: 23
Bài 29: BÀI LUYỆN TẬP 5
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương IV về oxi, không khí. một số khái niệm mới là sự oxi hóa, oxit, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng tính toán theo phương trình hóa học và công thức hóa học, đặc biệt là các công thức, đọc tên oxít, phân loại oxít và phương trình hóa học có liên quan đến tính chất, ứng dụng, điều chế oxi.
 - Tập luyện cho HS vận dụng các khái niệm cơ bản sự oxi hóa, phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp đã học để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương IV.
 3. Thái độ:
 Chăm chỉ ôn tập các kiến thức đã học.
 II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Chuẩn bị đề bài tập 3,4,5,6,7 SGK/ 100, 101
 - Trò: Ôn lại nội dung các bài học trong chương IV.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp.1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
- Thế nào là sự cháy và sự oxi hoá chậm?
- Điều kiện phát sinh và các biện pháp đê dập tắt sự cháy là gì?
 3. Nội dung bài mới. 37p
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hệ thống lại 1 số kiến thức cần nhớ. 10p
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập:
- Tính chất hóa học oxi ?
- Nguyên liệu dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
- Thế nào là sự oxi hóa ?
- Thế nào là oxit ? có mấy loại oxit ?
- Thế nào là phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy ?
- Không khí có thành phần về thể tích như thế nào ?
- Gọi HS trình bày.
- Tổng kết lại các câu trả lời của HS.
- Hoạt động nhóm, để trả lới các câu hỏi.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Ghi.
I. Kiến thức cần nhớ.
- Sự tác dụng của Oxi với một chất gọi là sự oxi hóa.
- Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
- Phản ứng hóa hợp: nhiều chất tham gia tạo ra một sản phẩm gọi là phản ứng hoá hợp.
- Một chất tham gia tạo ra nhiều sản phẩm gọi là phản ứng phân huỷ.
Hoạt động 2: Luyện tập. 27p
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm làm các bài tập: 1, 3, 4, 5, 6, 7 SGK/ 100, 101.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1/100
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4, 5, 6, 7 SGK/ 101.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 8 SGK/ 101.
+ Tìm thể tích khí oxi trong 20 lọ ?
+ Tìm khối lượng KMnO4 theo phương trình phản ứng ?
+ Tìm khối lượng KMnO4 hao hụt 10% ?
+ Khối lượng KMnO4 cần = khối lượng KMnO4 phản ứng + khối lượng KMnO4 hao hụt.
Bài tập nâng cao(dành cho hS khá, giỏi)
Đốt cháy 7,44 gam photpho trong bình chứa6,16 lít khí O2 (đktc) tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng.
Gv nhận xét, kết luận
- Hoạt động nhóm trao đổi thống nhất ý kiến.
Bài 1/100
 to 
C + O2 -> CO2
 to
4P + 5O2 -> 2P2O5
 to
2H2 + O2 -> 2H2O
 to
4Al + O2 -> 2Al2O3
- Bài tập 3: 
+ Oxit bazơ: Na2O, MgO, Fe2O3
+ Oxit axit: CO2, SO2, P2O5 
- Bài tập 4: d
- Bài tập 5: b, c, e.
- Bài tập 6: Phản ứng phân hủy: a, c, d.
Bài tập 7 : a, b phản ứng hoá học xảy ra sự oxi hoá
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Đối chiếu, sửa sai (nếu có).
- Bài tập 8:
+ Thể tích khí oxi trong 20 lọ: 
20.100 = 2000 ml = 2 lít.
a. 2 KMnO4 à K2MnO4 + O2 + MnO2
(cần) = 28,22 + 2,282 = 31g
Hs thảo luận nhóm tìm ra cách giải
Ta có nP 7,44/ 31 = 0,24(mol)
nO = 6,16 / 22,4 = 0,275(mol)
PTPƯ: 
4 P + 5 O2 2 P2O5 
0,24 0,275(mol)
lập tỉ số:
nP /4 = 0,24 / 4 = 0,06
nO / 5 = 0,275 / 5 =0,055
Sau phản ứng thì P dư
Vậy khối lượng P dư là: 
(0,24 - 0,275) x 31 = 0,62 g
II. Bài tập.
Bài tập 1: 
 to 
C + O2 -> CO2
 to
4P + 5O2 -> 2P2O5
 to
2H2 + O2 -> 2H2O
 to
4Al + O2 -> 2Al2O3
Bài tập 3: 
+ Oxit bazơ: Na2O, MgO, Fe2O3
+ Oxit axit: CO2, SO2, P2O5 
Bài tập 4: d
Bài tập 5: b, c, e.
Bài tập 6: Phản ứng phân hủy: a, c, d.
Bài tập 7 : a, b phản ứng hoá học xảy ra sự oxi hoá
Bài tập 8:
+ Thể tích khí oxi trong 20 lọ: 
20.100 = 2000 ml = 2 lít.
a. 2 KMnO4 à K2MnO4 + O2 + MnO2
(cần) = 28,22 + 2,282 = 31g
Bài tập:
Ta có nP 7,44/ 31 = 0,24(mol)
nO = 6,16 / 22,4 = 0,275(mol)
PTPƯ: 
4 P + 5 O2 2 P2O5 
0,24 0,275(mol)
lập tỉ số:
nP /4 = 0,24 / 4 = 0,06
nO / 5 = 0,275 / 5 =0,055
Sau phản ứng thì P dư
Vậy khối lượng P dư là:
(0,24 - 0,275) x 31 = 0,62 g
4. Củng cố: từng phần.
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà : 2p
- Học bài.
- Xem trước nội dung bài thực hành 4
IV. Rút kinh nghiệm:
............................
Tổ trưởng ký duyệt tuần 23
Ngày: / / 2019
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc