Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: Trên mô hình trực quan, trên hình vẽ, trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật đã học, GV giúp HS nhận biết hình lăng trụ đứng, gọi tên đúng các hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy của nó. Nắm được một cách chắc chắn các yếu tố của hình lăng trụ đứng như: Đáy, mặt bên, cạnh bên, đỉnh, chiều cao.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình lăng trụ đứng theo ba bước: Đáy, mặt bên, đáy thứ hai.

- Thái độ: Giáo dục HS quan sát các mô hình thực tế để củng cố kiến thức.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

Năng lực tự học, đọc hiểu: HS biết đọc đề bài, hiểu yêu cầu bài toán, biết cách làm.

- Năng lực tính toán, trình bày: có kỹ năng xác định các yếu tố của hình lăng trụ và vẽ được cách vẽ hình lăng trụ

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Một số mô hình về lăng trụ đứng, dụng cụ vẽ hình.

Bảng phụ Bài 19, 20 trang 108-SGK 

doc 11 trang Khánh Hội 16/05/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 26/3/2019 
Tiết thứ 60 đến tiết thứ 62. Tuần: 33
Tiết 60. §4. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Trên mô hình trực quan, trên hình vẽ, trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật đã học, GV giúp HS nhận biết hình lăng trụ đứng, gọi tên đúng các hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy của nó. Nắm được một cách chắc chắn các yếu tố của hình lăng trụ đứng như: Đáy, mặt bên, cạnh bên, đỉnh, chiều cao.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình lăng trụ đứng theo ba bước: Đáy, mặt bên, đáy thứ hai.
- Thái độ: Giáo dục HS quan sát các mô hình thực tế để củng cố kiến thức.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: HS biết đọc đề bài, hiểu yêu cầu bài toán, biết cách làm.
- Năng lực tính toán, trình bày: có kỹ năng xác định các yếu tố của hình lăng trụ và vẽ được cách vẽ hình lăng trụ
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Một số mô hình về lăng trụ đứng, dụng cụ vẽ hình.
Bảng phụ Bài 19, 20 trang 108-SGK 
Hình
a
b
c
d
Số cạnh đáy
3
4
6
5
Số mặt bên
3
4
6
5
Số đỉnh
6
8
12
10
Số cạnh bên
3
4
6
5
- Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ. 
a) Chỉ ra các mp song song ; các mp vuông góc với mp(ABCD)
b) Cho diện tích một đáy là 12cm2 và V = 60cm3. Tính AM?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động
Thời lượng: 3 phút
Mục đích của hoạt động: Bước đầu có ý niệm về hình lăng trụ đứng thông qua các vật thể quan sát được
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Nêu các vật thể có dạng lăng trụ đứng
Cách thức hoạt động:
- GV giới thiệu chiếc lồng đèn cho ta hình ảnh về lăng trụ đứng
- Cho HS quan sát các mô hình. Mô hình nào trong các mô hình này là hình lăng trụ đứng?
- Hình lăng trụ đứng có các yếu tố nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó
- HS có ý niệm về hình lăng trụ đứng
- Xác định hình lăng trụ đứng trong các mô hình quan sát được
Kết luận của GV: HS hình dung được các vật thể là hình lăng trụ đứng
Hoạt động 2: Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
Hoạt động 2.1: Hình lăng trụ đứng (15 phút)
Mục đích của hoạt động: Xác định được các yếu tố của hình lăng trụ đứng. Gọi tên được các hình lăng trụ đứng.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Chỉ ra được các yếu tố của hình lăng trụ trên mô hình. Làm được ?1
Cách thức hoạt động:
- Giới thiệu hình 93 là hình lăng trụ đứng (mô hình)
- Hình lăng trụ đứng có các yếu tố nào?
+ Đỉnh 
+ Mặt bên? Mặt bên là hình gì?
+ Cạnh bên? Cạnh bên quan hệ thế nào với nhau?
+ Mặt đáy? 
- Chốt lại các yếu tố hình lăng trụ đứng và cách đặt tên của hình lăng trụ đứng.
- YC cả lớp làm ?1
Gợi ý:
+ Dựa vào khái niệm hai mp song song nhau.
+ Dựa vào khái niệm đường thẳng vuông góc với mp.
+ Dựa vào khái niệm mp vuông góc với mp
- GV nhận xét làm rõ quan hệ của các đường thẳng, mp
- Hình lập phương, hình hộp chữ nhật có phải là lăng trụ đứng không? Vì sao? Lấy ví dụ hình lăng trụ đứng trong thực tế.
- Thế nào là hình hộp đứng?
- YCHS làm ?2 (GV đặt mô hình hình 49 theo các cách khác nhau để HS dễ nhận thức)
- GV củng cố các yếu tố của hình lăng trụ đứng
- HS tìm hiểu và quan sát mô hình xác định: đỉnh, mặt bên, cạnh bên, mặt đáy và cách đặt tên hình lăng trụ đứng
- HS thảo luận trả lời theo gợi ý về kiến thức vận dụng
Tb-Y: trả lời ?1, không cần giải thích
HSK: giải thích
- HS nhớ lại khái niệm hình lập phương, hình hộp chữ nhật để trả lời
HSK: nêu câu trả lời – hình lập phương, hình hộp chữ nhật là hình lăng trụ đứng 
- Lớp nhận xét
- HS tìm hiểu sgk trả lời
- HS quan sát hình 94 trả lời ?2
- Lớp nhận xét
1. Hình lăng trụ đứng
- Hình lăng trụ đứng gồm: mặt bên là hình chữ nhật, mặt còn lại là mặt đáy; các cạnh bên song song và bằng nhau
- Hình lăng trụ trong hình 93 được ký hiệu: 
 ABCD.A1B1C1D1
Tên gọi mỗi hình lăng trụ đứng được đặt theo mặt đáy
?1
+ Hai mặt đáy song song.
+ Các cạnh bên vuông góc mặt đáy.
+ Các mặt bên vuông góc mặt đáy.
Kết luận của GV: xác định các yếu tố hình lăng trụ khi đặt đứng cũng như đặt nằm ngang
Hoạt động 3. Luyện tập (10 phút)
Mục đích của hoạt động: xác định các yếu tố của hình lăng trụ và vẽ được hình lăng trụ đó
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Vẽ được hình lăng trụ và xác định các yếu tố của nó
Cách thức hoạt động:
- Hình 95 có tên gọi là hình gì? (với các đỉnh tên khác)
- Xác định mặt bên, mặt đáy, cạnh bên của hình lăng trụ.
- Các mặt bên là hình gì?
- Các mặt đáy có quan hệ thế nào với nhau.
- GV thông qua mô hình làm rõ các yếu tố của hình lăng trụ đứng và chiều cao của hình lăng trụ
- GV hướng dẫn HS thực hiện chú ý sgk
- Quan sát hình 95, nêu cách vẽ hình lăng trụ đứng đó?
- Hướng dẫn HS cách vẽ hình lăng trụ đứng (có thể gọi HSK vẽ hình)
- HS tìm hiểu hình 95
Tb: trả lời.
- Lớp nhận xét
- HS trả lời theo YC
- Chú ý theo dõi
- HS thực hiện các bước vẽ theo hướng dẫn
2. Ví dụ
Chú ý (sgk)
Cách vẽ hình lăng trụ đứng:
- Vẽ đa giác đáy
- Từ các đỉnh đa giác trên vẽ các cạnh bên song song và bằng nhau
- Nối các đầu đoạn thẳng của các cạnh bên 
Kết luận của GV: xác định các yếu tố của hình lăng trụ và vẽ được hình lăng trụ đó
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
Mục đích của hoạt động: Xác định các yếu tố của hình lăng trụ, biết vẽ các canh song song song, vuông góc
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được bài 19, 20 (sgk)
Cách thức hoạt động:
- Nêu bảng phụ bài 19, YCHS xác định các các yếu tố của mỗi hình và trả lời YC bài 19
- Theo dõi, nhận xét và củng cố kiến thức vận dụng
- Nêu bảng phụ hình 97abc
+ Cách vẽ cạnh song song
+ Cách vẽ đường khuất
- YCHS vận dụng vẽ hình 97bc
- Theo dõi, nhận xét và củng cố cách vẽ 
- HS tìm hiểu hình vẽ, xác định các yếu tố của mỗi hình và điền số thích hợp vào ô trống (Tb)
- Lớp nhận xét
- HS tìm hiểu cách vẽ hình 97a 
HSK: lên bảng thực hiện
- Cá nhân vẽ hình và nêu nhận xét bài làm trên bảng
Bài 19 trang 108-sgk 
Bài 20 trang 108-sgk 
Kết luận của GV: cách vẽ đường khuất, cách vẽ các cạnh song song
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
Mục đích: Xác định các yếu tố của hình lăng trụ và accsh vẽ hình lăng trụ
Nội dung: Học thuộc bài và làm bài tập 20cde, 22. HSK làm thêm bài 21/109
Hướng dẫn:
Bài 22. Vẽ hình trên một tấm bìa cứng, có thể gấp lại thành hình lăng trụ đứng, chú ý đến các kích thước ghi trên hình vẽ để gấp lại chính xác, sau đó mang lên lớp học để GV chấm, sử dụng trong tiết sau
Cách thức: HS về nhà làm bài theo hướng dẫn
Sản phẩm: kết quả làm bài của HS
Kết luận: 
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập:
+ Hình lăng trụ có các yếu tố nào? Lấy ví dụ trong thực tế làm rõ các yếu tố đó
+ Cách vẽ hình hình lăng trụ đúng (bài 20)
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 61. §5. DIỆN TÍCH XUNG QUANH
CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Trên mô hình cụ thể và trên hình vẽ, HS chứng minh công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.
- Kỹ năng: Vận dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng trong các bài tập. Củng cố vững chắc các khái niệm đã học trước đó.
- Thái độ: Giáo dục HS quan sát các mô hình thực tế để củng cố kiến thức và biết áp dụng các công thức vào thực tế.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: HS biết đọc đề bài, hiểu yêu cầu bài toán, biết cách làm.
- Năng lực tính toán, trình bày: có kỹ năng xây dựng công thức tính diện tích xung quanh và toàn phần của hình lăng trụ.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Một bảng phụ để làm rõ hơn khái niệm diện tích xung quanh khi khai triển một hình lăng trụ đứng theo cạnh bên của nó.
- Học sinh: Làm đầy đủ bài tập ở nhà, đặc biệt là bài 22 SGK phục vụ trực tiếp cho tiết học này.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
- Tất cả HS đem bài tập 22 làm trên mô hình để GV chấm điểm.
- Dựa vào mô hình xác định các yếu tố của hình lăng trụ
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Mục đích của hoạt động: HS suy nghĩ dùng kiến thức toán học để giải bài toán trong thực tế
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Kết quả trả lời của HS
Cách thức hoạt động:
- Diện tích giấy cần dùng cho các mặt bên của hình lăng trụ? Diện tích này được tính như thế nào?
- Diện tích giấy cần dùng để gấp được hình lăng trụ hình 99? Diện tích này được tính như thế nào?
 - Bài học hôm nay trả lời đực câu hỏi này
- HS thảo luận, nêu câu trả lời
- Lớp nhận xét
Kết luận của GV: Quan sát và có ý thức vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tế 
Hoạt động 2: Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức (15 phút)
Mục đích của hoạt động: Xây dụng công thức tính diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Công thức tính diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng
Cách thức hoạt động:
- Treo bảng phụ hình 100
- YCHS quan sát và trả lời ?
Gợi ý:
- Các cạnh có ký hiệu giống nhau
+ Cách tính diện tích hình chữ nhật
+ Tổng diện tích của cả 3 hình chữ nhật
- Vậy muốn tính diện tích xung quanh của một lăng trụ đứng ta tính như thế nào?
- GV nhắc lại cách tính diện tích xunh quanh của hình lăng trụ: 3.2,7 + 3.1,5 + 3.2 
= 3.(2,7 +1,5 + 2) = 3.6,2 
= 18,6.
+ 2,7 +1,5 + 2 gọi là gì của mặt đáy?
+ 3 là yếu tố nào của hình lăng trụ
+ Diện tích xunh quanh của hình lăng trụ (đứng) được tính như thế nào
- Với p là nửa chu vi của một đáy, h là chiều cao thì Sxq = ?
- Vậy diện tích toàn phần tính như thế nào?
Tb: các cạnh có độ dài là 2,7cm; 1,5cm; 2cm
Tb-Y: 8,1cm2; 4,5cm2; 6cm2
S = S1 + S2 + S3 
 = 8,1 + 4,5 + 6 = 18,6 cm2
 - Diện tích xung quanh của một lăng trụ đứng là diện tích của tất cả các mặt bên.
- HS theo dõi
- Diện tích xung quanh của lăng trụ còn được tính bằng chu vi đáy nhân với chiều cao: Sxq = 2p.h
- Diện tích toàn phần.
 Stp = Sxq + 2.Sđáy.
1. Công thức tính diện tích xung quanh
- Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi một đáy nhân với chiều cao.
 Sxq = 2p.h
(2p : chu vi đáy ; h : chiều cao).
-Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng của diện tích xung quanh với diện tích hai đáy.
 Stp = Sxq + 2.Sđáy
Kết luận của GV: Xây dựng công thức trên kiến thức đã học
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
Mục đích của hoạt động: Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và toàn phần, các kiến thức khác có liên quan
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Tính được diện tích toàn phần hình lăng trụ
Cách thức hoạt động:
A
B
D
E
C
G
- Nêu ví dụ hình 101 với
AC = 3cm, AB = 4cm, AB = 6cm. 
+ Nhắc lại cách tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ?
+ Cần biết thêm yếu tố nào? Cách tính?
+ Cách tích diện tích đáy 
- YCHS làm bài theo gợi ý.
- YCHS hoạt động nhóm 2 HS làm bài
- Nhận xét, củng cố kiến thức vận dụng
- Quan sát hình vẽ tìm hiểu đề
Tb-Y: nhắc lại công thức tính
Tb: Biết thêm cạnh BC. Tính bằng cách vận dụng định lý Pytago
- Nhắc công thức tính diện tích tam giác vuông
- Từng HS làm bài theo gợi ý
HSK: lên bảng trình bày lời giải
- Lớp nhận xét
2. Ví dụ
Bài giải
Có ∆ACD vuông ở C nên:
AD2 = AC2 + CD2 = 9 + 16 
AD2 = 25 AD = 5cm
Sxq= (3 + 4 + 5).6 = 72cm2
Sxq = 3.4 = 12cm2
Stp = 72 + 12 = 84cm2
Kết luận của GV: Cần quan sát hình vẽ xác định đúng các yếu tố đã cho để tìm lời giải
Hoạt động 3: Vận dụng (9 phút)
Mục đích của hoạt động: Vận dụng được công thứ diện tích toàn phần hình trụ đứng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập 23
Cách thức hoạt động:
- Nêu bài 23/111
- Ở mỗi hình xác định
+ Diện tích xung quanh?
+ Công thức tính diện tích toàn phần?
- Theo dõi, nhận xét 
Hướng dẫn HS về nhà giải bài 23b
- Mặt đáy là hình gì? Công thức tính diện tích xung quanh? Cần biết thêm yếu tố nào?
- Chốt lại cách làm 
- HS tìm hiểu đề bài xác định yếu tố đã cho và YC đề bài
- Thảo luận nhóm 2 HS làm câu a
- HS trình bày theo gợi ý (Tb)
- Lớp nhận xét
- HS trả lời theo gợi ý
- Lớp nhận xét
Bài 23/24 (sgk)
23a) Diện tích xung quanh của hình lăng trụ: 
 2(3 + 4).5 = 70cm2
Diện tích 2 đáy của hình lăng trụ: 2.(3.4) = 24cm2
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng: 70 + 24 = 94cm2 
23b) Vì ∆ABC (vuông tại A), theo định lý Pi-ta-go 
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng là: 
 (2 + 3 +).5 ≈ 43cm2
Diên tích 2 đáy của hình lăng trụ: = 6cm2
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng: 
(2 + 3+).5 + 6 ≈ 49(cm2)
Kết luận của GV: Cần quan sát kỹ, xác định các yếu tố đã cho để có cách giải phù hợp
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút 
Mục đích: Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
Nội dung: Bài tập 23b, 24, 25 tr111 SGK 
HSK làm thêm: Tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tam giác vuông có đáy là tam giác vuông, hai cạnh góc vuông bằng 6cm và 8cm. chiều cao bằng 9cm.
Hướng dẫn:
 Vận dụng định lý Py- ta – go và tính chất đường cao của tam giác cân
Cách thức: GV ra bài tập và hướng dẫn. HS thực hiện theo hướng dẫn
Sản phẩm: kết quả làm bài về nhà
Kết luận: HS vận dụng công thức đã học giải toán
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập: Nhắc lại các công thức đã học trong bài
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 62. §5. DIỆN TÍCH XUNG QUANH
CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG (tiết 2)
- BT: 23, 24 SGK
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Hiểu và biết được cách tính diện tích xung quanh của lăng trụ đứng.
- Kỹ năng: Vận dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh của lăng trụ đứng.
- Thái độ: Nhận thức được nhu cầu thực tế của lăng trụ đứng.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: HS biết đọc đề bài, hiểu yêu cầu bài toán, biết cách làm.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Vẽ được cách vẽ hình lăng trụ, vận dụng công thức làm bài
- Năng lực hợp tác nhóm: phát huy ý kiến cá nhân, trao đổi thống nhất cách giải
- Năng lực tính toán, trình bày: cẩn thận, rõ ràng
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Một số mô hình về lăng trụ đứng, một số bảng bìa tập 24, 25
- Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 6 phút
Quan sát hình lăng trụ sau và cho biết:
a) Tên các mặt đáy, mặt bên, cạnh bên.
b) Quan hệ giữa 2 mặt đáy, mặt bên và mặt đáy.
c) Tính diện tích các mặt bên.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục đích của hoạt động: Ôn tập các kiến cũ
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Xác định số đo các yếu tố hình lăng trụ và công thức tính đã học bài 5
Cách thức hoạt động:
- Vẽ hình lăng trụ hình 103
- YCHS xác định các yếu tố của nó
- Viết công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng
- Công thức chu vi của tam giác, hình chữ nhật, định lý Pytago
- Theo dõi, củng cố kiến thức liên quan
- Cá nhân trả lời
- Lớp nhận xét
Hình lăng trụ đứng
- Diện tích xung quanh
Sxq = 2p.h
- Diện tích toàn phần
Stp = Sxq + 2Sđáy
- Định lý Pytago
Kết luận của GV: Phân tích rõ các yếu tố hình lăng trụ đứng để vận dụng chính xác các công thức 
Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)
Mục đích của hoạt động: Vận dụng được kiến thức về hình lăng trụ
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập
Cách thức hoạt động:
- YCHS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và toàn phần ở tiết trước
- Gọi HS lên bảng giải
- GV nhận xét, củng cố kiến thức vận dụng và cách giải.
- YCHS tìm hiểu thông tin trên hình và cho biết a, b, c, h là các yếu tố nào của hình lăng trụ đứng. 
- YCHS thảo luận cách tính các đại lượng còn khuyết.
- Chốt lại cách giải
+ Cđáy = a + b + c
=> a = Cđáy – b – c, ...
+ h = 
- Gọi 4 HS lên bảng giải
Xem hình vẽ và điền vào chỗ trống:
- Cá nhân trả lời
Tb-K: lên bảng giải
- Lớp nhận xét
- HS tìm hiểu và cho biết tên gọi các đại lượng a, b, c, h trên hình
- HS thảo luận tìm cách giải
- HS nêu cách làm
Tb-Y: điền khuyết cột 1
Tb: điền khuyết cột 1
Tb-K:điền khuyết cột 2,3
- Cá nhân làm bài và nhận xét
Bài 1. Bài 23b/111 (sgk)
Vì ∆ABC (), theo định lý Pi-ta-go:
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng là: 
 (2 + 3 +).5 ≈ 43cm2
Diên tích 2 đáy của hình lăng trụ: = 6cm2
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng: 
(2 + 3+).5 + 6 ≈ 49(cm2)
Bài 1. Bài 24/111 (sgk)
a(cm)	5	3	12	7
b(cm)	6	2	15	
c(cm)	6	4	13	6
h(cm)	10	5	2	3
Cđáy 
(cm)	18	9	40	21
Sxq 
(cm2)	180	45	80	63
D
H
C
G
c
B
E
a
b
Kết luận của GV: quan sát và xác định đúng cách yếu tố hình LTĐ
Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)
Mục đích của hoạt động: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập 25/111
Cách thức hoạt động:
- Nêu bảng phụ hình 104, bài 25
- Nêu cách vẽ đường khuất? Cách vẽ các bên của hình lăng trụ đứng
- Tính diện tích miếng bìa liên quan đến công thức nào đã học? Vì sao? Cần biết thêm yếu tố nào?
- Chốt lại cách tính. Gọi HS giải
- HS quan sát mô hình và hình 104 để trả lời
- Cá nhân trả lời
- Từng HS vẽ hình 
Tb: lên bảng giải câu a
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận trả lời: diện tích xq của hình lăng trụ đứng
- HS lên bảng giải. Lớp nhận xét
Bài 2. Bài 25/111(sgk)
B
C
A
C’
B’
A’
15cm
22m
8m
Diện tích miếng bìa dùng để làm lịch chính là 
 S = (8 + 15 + 15).17 = 836cm2
Kết luận của GV: Vận dụng kiến thức học vào thực tế cuộc sống
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 3 phút
Mục đích: Vận dụng công thức giải toán
Nội dung: Vẽ lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy tam giác vuông ABC (tại A), AB = 15cm, BC = 17cm và AA’ = 20cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ.
HSK làm thêm bài 26/112
Hướng dẫn: Thực hiện tương tự bài 23b/111
Cách thức: GV hướng dẫn. HS giải theo hướng dẫn
Sản phẩm: kết quả làm bài của HS
Kết luận: vận dụng kiến thức đã học làm bài
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập: Nhắc lại các yếu tố, công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lăng trụ đứng
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 33
Ngày ................................
Ký duyệt của lãnh đạo tháng ....
Ngày ................................
-Bài 21 trang 96 - SGK 
AA’
BB’
CC’
A’C’
B’C’
A’B’
AC
CB
AB
ACB
//
//
//
A’C’B’
//
//
//
ABB’A’
//

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_33_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_t.doc