Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: HS nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật; hiểu được khái niệm đường thẳng, mặt phẳng trong không gian.

- Kỹ năng: Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật. Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu; làm quen với cách vẽ hình trong không gian

- Thái độ: Cẩn thận; liên hệ kiến thức học được với thực tế cuộc sống.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: biết được số mặt số đỉnh số cạnh của hình hộp chữ nhật

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: tìm được các hình hộp chữ nhật trong thực tế và xác định được các yếu tố của nó

- Năng lực hợp tác nhóm: phân công nhiệm vụ quan sát các vật thể về hình hộp chữ nhật, nhóm thống nhất kết quả thảo luận 

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày rõ ràng, cụ thể

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Thước, bảng phụ (hình vẽ sẵn hình 69, 71a, 73), mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật.

- Học sinh: Dụng cụ học tập.

 

doc 7 trang Khánh Hội 16/05/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 13/3/2019 
Tiết thứ 55 đến tiết thứ 56. Tuần: 31
CHƯƠNG IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU
A- HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
Tiết 55. §1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật; hiểu được khái niệm đường thẳng, mặt phẳng trong không gian.
- Kỹ năng: Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật. Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu; làm quen với cách vẽ hình trong không gian
- Thái độ: Cẩn thận; liên hệ kiến thức học được với thực tế cuộc sống.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: biết được số mặt số đỉnh số cạnh của hình hộp chữ nhật
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: tìm được các hình hộp chữ nhật trong thực tế và xác định được các yếu tố của nó
- Năng lực hợp tác nhóm: phân công nhiệm vụ quan sát các vật thể về hình hộp chữ nhật, nhóm thống nhất kết quả thảo luận 
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày rõ ràng, cụ thể
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Thước, bảng phụ (hình vẽ sẵn hình 69, 71a, 73), mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- Học sinh: Dụng cụ học tập.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 3 phút
Đặt vấn đề: GV đưa ra mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật  giới thiệu. Đó là những hình mà các điểm của chúng có thể không nằm trong cùng một mặt phẳng. Các kiến thức học trong chương.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu Hình hộp chữ nhật (13 phút)
Mục đích của hoạt động: Xác định được các yếu tố của hình hộp chữ nhật
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Chỉ rõ các yếu tố của hình hộp chữ nhật
Cách thức hoạt động:
- YCHS quan sát hình 69 và mô hình hình hộp chữ nhật chỉ rõ:
+ Các mặt ? các mặt đó hình gì?
- Các cạnh đỉnh?
- Các cạnh?
- Quan sát mô hình cho biết hai mặt nào đối diện nhau? Mặt đáy ? Mặt bên của hình hộp chữ nhật
- Đưa tiếp hình lập phương và hỏi: Đây có phải là hình hộp chữ nhật không? Vì sao. Các mặt của nó là hình gì? 
- Tại sao hình lập phương là hình hộp chữ nhật? 
- Lấy VD hình hộp chữ nhật?
Tb: HS q/s hình hộp chữ nhật và xác định được hình hộp chữ nhật: 
+ 6 mặt, mỗi mặt là một hình chữ nhật 
+ 8 đỉnh
+ 12 cạnh
Tb-K: Nêu mặt đối diện – mặt đáy, mặt bên của hình hộp chữ nhật
HSK: Vì hình vuông cũng là hcn nên hình lập phương cũng là hình hộp chữ nhật.
Tb-Y: 6 mặt đều là hình vuông
- HS thảo luận lấy ví dụ
1. Hình hộp chữ nhật 
Hình 69 (sgk)
- Hình hộp chữ nhật có: 
+ 6 mặt là những hình chữ nhật
+ 8 đỉnh và 12 cạnh.
+ Hai mặt đối diện không có cạnh chung được xem là hai mặt đáy; các mặt còn lại gọi là mặt bên. 
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình vuông gọi là hình lập phương.
Ví dụ: Hộp đựng bánh có dạng một hình hộp chữ nhật, ....
Kết luận của GV: Tìm được hình hộp chữ nhật trong thực tế và xác định được các yếu tố của nó
Hoạt động 2: Mặt phẳng và đường thẳng (15 phút)
Mục đích của hoạt động: Xác định mặt phẳng và đường thẳng thông qua hình hộp chữ nhật
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Chỉ rõ mặt phẳng và đường thẳng thông qua hình hộp chữ nhật
Cách thức hoạt động:
- YCHS làm ? tr.96 /SGK. Chỉ rõ đỉnh, cạnh, các mặt của hình hộp chữ nhật. Xác định hai đáy của hình hộp và chỉ ra chiều cao t/ứng.
- YCHS xác định chiều cao của hình hộp chữ nhật 71(b) tr 96.
- GV giới thiệu: điểm, đoạn thẳng, một phần mặt phẳng như SGK
Lưu ý: trong không gian đường thẳng kéo dài vô tận về hai phía, mặt phẳng trải rộng về mọi phía và cho HS biết đường thẳng AB nằm trọn trong mặt phẳng (ABCD) 
- GV hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' trên bảng kẻ ô vuông.
Các bước:
- Vẽ hcn ABCD nhìn phối cảnh thành hbh ABCD.
- Vẽ hcn AA'D'D.
- Vẽ CC' // và bằng DD'. Nối C'D'.
- Vẽ các nét khuất BB' (// và bằng AA'), A'B', B'C'.
- Hãy tìm hình ảnh của mặt phẳng, của đường thẳng? 
Tb-Y: Xác định đỉnh và cạnh
Tb-K: Xác định các mặt
HSK: xác định mặt đáy và chiều cao tương ứng 
- Lớp nhận xét
- HS thực hiện thao tác vẽ hình theo hướng dẫn của GV 
- HS có thể chỉ ra: 
+ Hình ảnh của mặt phẳng như trần nhà, sàn nhà, mặt tường, mặt bàn, 
+ Hình ảnh của đường thẳng như: đường mép bảng, đường giáp giữa hai bức tường
2. Mặt phẳng và đường thẳng
Hình 71 trang 96
? 
Ta có thể xem: 
- Các đỉnh: A, B, C, .... như là các điểm
- Các cạnh: AD, DC, CC’; .... như là các đoạn thẳng
- Các mặt của hình hộp chữ nhật là (ABCD), (A'B'C'D'), (ABB'A'), (BCC'B') .... Mỗi mặt, chẳng hạn mặt ABCD, là một phần của mặt phẳng (ta hình dung mặt phẳng trải rộng về mọi phía).
- Đường thẳng đi qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó (tức là mọi điểm của nó đều thuộc mặt phẳng).
Kết luận của GV: Liên hệ kiến thức học được với thực tế
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
Mục đích: Lấy được các ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế
Sản phẩm hoạt động: Giải được các bài tập về nhà
Cách thức: HS tự giải
- Về nhà cần luyện tập cách vẽ hình hộp chữ nhật ; xác định các mặt bằng nhau , các cạnh bằng nhau.
- Bài tập về nhà: 3, 4 tr 97 sgk.
Hướng dẫn:
+ Bài 3: Vận dụng định lý Pi - ta - go
+ Bài 4: Cát ghép hình theo YC
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 12 phút
- Câu hỏi, bài tập:
Bài 1 trang 96 - SGK 
Những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.QMNP là:
AB = CD = NP = QM.
 BC = AD = MN = PQ.
AQ = BM = DP = CN.
Bài 2 trang 96 - SGK
a) Mặt bên của hình hộp cbữ nhật ABCD.A1B1C1D1 là hình chữ nhật nên BC1 là đường chéo . Do đó O là trung điểm của CB1 thì O cũng là trung điểm của BC1 .
Hay OBC1.
b) K DC nhưng K BB1 
vì K mp(CBB1C1) .
+ Nêu cách vận dụng trường hợp đồng dạng thứ hai để c/m các tam giác đồng dạng
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 56. §2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Nhận biết (qua mô hình) khái niệm về hai đường thẳng song song. Hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian. Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
- Kỹ năng: HS nhận xét được trong thực tế hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song. HS nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích trong hình hộp chữ nhật.
- Thái độ: Cẩn thận; liên hệ kiến thức học được với thực tế cuộc sống
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: qua mô hình biết được các đường thẳng song song và đường thẳng song song với mặt mặt phẳng
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: tìm được các đường thẳng song song thông qua hình vẽ và cả trong thực tế; đường thẳng song song với mặt phẳng
- Năng lực hợp tác nhóm: phân công nhiệm vụ quan sát các vật thể về hình hộp chữ nhật, nhóm thống nhất kết quả thảo luận 
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: cụ thể, rõ ràng
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ vẽ hình, thước thẳng, eke, mô hình hình hộp chữ nhật, que
- Học sinh: Dụng cụ học tập.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Tb-Y: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ cho biết: 
+ Hình hộp chữ nhật có mấy mặt có mấy đỉnh và mấy cạnh? Các mặt là hình gì? kể tên vài mặt. 
Tb-K: AA’ và AB có cùng nằm trong một mp hay không? Có điểm chung hay không?
+ AA’ và BB’ có cùng nằm trong một mp hay không? Có điểm chung hay không?
Đặt vấn đề: Tiết học này chúng ta nghiên cứu một số khái niệm hình học trong không gian, cụ thể như thế nào ta cùng nghiên cứu. 
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hai đường thẳng song song trong không gian (23 phút)
Mục đích của hoạt động: Xác định được hai đường thẳng trong không gian
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Chỉ được hai đường thẳng trong không gian
Cách thức hoạt động:
- YCHS làm ?1
Gợi ý:
- Khi nào đường thẳng nằm trong mặt phẳng?
- GV làm rõ hai đường thẳng không có điểm chung.
- GV thông tin hai đường thẳng AA’ và BB’ thoả mãn ĐK như ?1, ta gọi là hai đường thẳng song song với nhau.
- Thế nào là hai đường thẳng song song song trong không gian
- YCHS chỉ ra vài cặp đường thẳng song song khác trong H.75 
Lưu ý: hai đường thẳng // trong không gian phải thỏa mãn 2 ĐK như định nghĩa
- Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có thể xảy ra các quan hệ nào?
+ Các đường thẳng nào song song, cắt nhau?
+ Các đ.thẳng nào không // cũng không cắt nhau?
- GV chốt lại các quan hệ của hai đ.thẳng trong không gian
Lưu ý: 
- ĐK để 2 đường thẳng // trong không gian
- Phân biệt cho HS đ.thẳng // và đ.thẳng chéo nhau
- Trong hình hộp chữ nhật ở hình 75, các đ.thẳng nào // với đ.thẳng CD? 
- Các đường thẳng đó có // với nhau hay không?
- GV nhắc lại dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng //
- Trong H. 75 hãy chỉ ra các đ.thẳng // với nhau?
- Cá nhân tìm hiểu và trả lời ?1
Tb-Y: Có 6 mặt: (ABCD), (ABB’A’), ....
Tb: BB’ và AA’ cùng nằm trong mp(ABB’A’)
Tb-K: BB’ và AA’ không có điểm chung.
- HS tiếp nhận thông tin
HSK: Tìm hiểu sgk và nêu định nghĩa hai đường thẳng song song trong không gian
- Thảo luận lấy ví dụ về đường thẳng song song (không gian)
- Lớp nhận xét
- HS suy nghĩ
- HS lấy ví dụ trong hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’
- HS trả lời 
- Phát biểu T/c bằng lời
-Cá nhân trả lời và nêu rõ cơ sở lý luận cho các kết luận 
1. Hai đường thẳng song song trong không gian
*Trong không gian, hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau nếu chúng cùng nằm trong cùng một mặt phẳng và không có điểm chung.
Ví dụ: AB // CD vì AB và CD cùng nằm trong mp (ABCD) và không có điểm chung
*Với hai đường thẳng phân biệt trong không gian có thể xảy ra:
+ a // b 
VD: AA’ // DD’, và AA’ và DD’ cùng nằm trong mp(ADD’A’) và không có điểm chung
+ a cắt b 
VD: DC cắt DC’ tại D, chúng cùng nằm trong mp(DCC’D’
+ a và b chéo nhau. 
VD AB và DD’ không cùng nằm trong một mặt phẳng nào và không có điểm chung
*Tính chất bắc cầu
 a // b ; b // c Þ a // c
VD: BC // AD; AD // A’D’ 
 BC // A’D’
Kết luận của GV: liên hệ với thực tế về quan hệ các đường thẳng trong thực tế
Hoạt động 2: Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song (15 phút)
Mục đích của hoạt động: Nhận biết được đường thẳng // với mặt phẳng. Hai mp song song
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Chỉ rõ đường thẳng song song với mặt phẳng thông qua hình hộp chữ nhật, hai mp song song
Cách thức hoạt động:
- Khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng?
- YCHS làm ?2 và củng cố lại đường thẳng // đường thẳng, đường thẳng không nằm trong mp
- GV khẳng định 
AB // mp (A’B’C’D’)
- Khi nào đt a // mp (P)? 
- YCHS làm ?3 
- YCHS tìm hiểu nhận xét sgk về 2 mp song song cần thỏa mãn ĐK gì?
- GV chốt lại ĐK 2 mp //
- YCHS làm ?4
- Nhận xét, củng cố 2 mp//
- GV nêu nhận xét
- HS làm ?2 
+ AB // A’B’ (cạnh đối của hcn ABB’A’)
+ AB mp (A’B’C’D’)
HSK: a // mp (P)
- HS thảo luận, cá nhân trả lời ?3
+ AD // (A'B'C'D')
+ AB // (A'B'C'D')
+ BC // (A'B'C'D')
+ DC // (A'B'C'D')
- Cá nhân tìm hiểu
?4: 
mp (ADD’A’) // mp (IHKL )
mp (BCC’B’) // mp (IHKL )
mp (ADD’A’) // mp (BCC’B’)
mp (AD’C’B’) // mp (ADCB ) 
- Cá nhận trình bày. Lớp nhận xét
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song
a) Đường thẳng song song với mặt phẳng : 
a//mp(P)
Ví dụ: 
BC // mp (ADD’A’)
b) Hai mặt phẳng song song 
mp(P) // mp(Q) khi 
- a // a’; b // b’
- a cắt b; a’cắt b’
- a, b mp(P), a’, b’mp (Q)
Ví dụ: mp(ABCD)//mp(A’B’C’D’)
Ví dụ: SGK – xem hình 78
Nhận xét: SGK
Kết luận của GV: Liên hệ trong thực tế về đường thẳng // với mặt phẳng. 2 mp song song
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
Mục đích: Vận dụng kiến thức học được để giải bài tập
Dự kiến sản phẩm: HS làm được các bài tập về nhà
Cách thức: HS tự giải theo hướng dẫn
Bài tập về nhà: 
- Lấy ví dụ trong thực tế liên quan với các khái niệm vừa học
- Bài 5, 6 tra 100 - Thực hiện tương tự bài học trên lớp.
- Chuẩn bị bài mới: Thể tích hình hộp chữ nhật - Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật 
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập:
+ Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có thể xảy ra các vị tương đối nào?
+ Khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 31
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG
C’
C
A
B
A’
B’
D
D’

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_t.doc